Đề thi giữa kì 2 ngữ văn 9 chân trời sáng tạo (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Giữa kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 2 môn Ngữ văn 9 chân trời này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
1. Ngư tinh
Ở ngoài biển Đông có con cá đã thành tinh, mình như rắn dài hơn năm mươi trượng, chân nhiều như rết, biến hóa thiên hình vạn trạng, linh dị khôn lường, khi đi thì ầm ầm như mưa bão, lại ăn thịt người nên ai cũng sợ...
Có hòn đá Ngư tinh, răng đá lởm chởm cắt ngang bờ bể, ở dưới đá có hang, cá tinh sống ở trong đó. Thuyền dân đi qua chỗ này thường hay bị cả tinh làm hại. Vì sóng gió hiểm trở, không có lối thông, dân muốn mở đường đi khác nhưng đá rắn chắc khó đẽo. Một đêm, có tiên đến đục đá làm cảng để cho người đi dễ dàng qua lại. Cảng sắp làm xong, cả tinh bèn hóa làm con gà trắng gáy ở trên núi. Quần tiên nghe tiếng ngỡ rằng đã rạng đông nên cùng bay lên trời (nay gọi là cảng Phật Đào). Long Quân thương dân bị hại, bèn hóa phép thành một chiếc thuyền lớn, hạ lệnh cho quỷ Dạ Xoa ở dưới thủy phủ cấm thần biển không được nổi sóng, rồi chèo thuyền đến bờ hang đá cá tinh, giả vờ cầm một người sắp ném vào cho nó ăn. Cả tinh há miệng định nuốt, Long Quân cầm một khối sắt nung đỏ ném vào miệng cá. Cá tinh chồm lên quẫy mình quật vào thuyền. Long Quân cắt đứt đuôi cá, lột da phủ lên trên núi nay chỗ đó gọi là Bạch Long Vĩ, còn cái đầu trôi ra ngoài bể biến thành con chó. Long Quân bèn lấy đá ngăn bể rồi chém nó. Nó biến thành cái đầu chó, nay gọi là Núi Đầu Chó (Cầu Đầu Sơn), còn thân mình trôi ra ngoài Mạn Cầu, chỗ đó nay gọi là Cẩu Mạn Cầu.
2. Hồ tinh
Thành Thăng Long xưa còn có tên là Long Biên, hồi thượng cổ không có người ở. Vua Lý Thái Tổ chèo thuyền ở bờ sông Nhị Hà, có hai con rồng dẫn thuyền đi, vì vậy đặt tên là Thăng Long, rồi đóng đô ở đấy, tức là đất kinh thành ngày nay vậy.
Xưa ở phía tây thành có hòn núi đá nhỏ. Trong hang dưới chân núi, có con chồn chín đuôi sống được hơn ngàn năm, có thể hóa thành yêu tinh, biến hóa thiên hình vạn trạng, hoặc thành người hoặc thành quỷ đi khắp nhân gian. Thời đó, dưới chân núi Tản Viên, người mọi chôn gỗ kết cỏ làm nhà. Trên núi có vị thần, người mọi thường thờ phụng. Thần dạy người mọi trồng lúa, dệt vải làm áo trắng mà mặc cho nên gọi là “mọi áo trắng” (Bạch y man). Con chồn chín đuôi biến thành người mọi áo trắng nhập vào giữa đám dân mọi cùng ca hát, dụ bắt trai gái rồi trốn vào trong hang núi đá. Người mọi rất khổ sở. Long Quân bèn ra lệnh cho lục bộ thủy phủ dâng nước lên phá vỡ hang đá, làm thành một đầm nước lớn. Nơi này trở thành một cái vũng sâu gọi là “đầm Xác Chồn” (tức Hồ Tây ngày nay). Rồi cho lập miếu để trấn áp yêu quái (tức chùa La đã ngàn năm). Cánh đồng phía Hồ Tây rất bằng phẳng, dân địa phương trồng trọt làm ăn, nay gọi là “đồng Chồn” (Hồ Đồng). Đất ở đây cao ráo, dân làm nhà mà ở, thường gọi là “thôn Chồn” (Hồ Thôn). Chỗ hang chồn xưa, nay gọi là đầm Lỗ Hồ (Lỗ Hồ Đàm).
(Trích Lĩnh Nam chích quái, Trần Thế Pháp soạn thảo)
Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể thứ mấy để kể lại câu chuyện?
Câu 2 (0.5 điểm). Yếu tố “kinh” trong từ “kinh thành” có phải là yếu tố đồng âm với “kinh” trong “kinh hoàng” và “kinh dị” không? Vì sao?
Câu 3 (1.0 điểm). Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu 4 (1.0 điểm). Theo em, chiến công đánh bại Ngư Tinh và Hồ Tinh phản ánh điều gì trong quan niệm của người xưa về vai trò của người anh hùng trong việc bảo vệ cộng đồng?
Câu 5 (1.0 điểm). Từ nhân vật Lạc Long Quân, em hãy bày tỏ suy nghĩ về sự cần thiết phải biết giúp đỡ và bảo vệ những người yếu đuối, hay những người gặp khó khăn trong cuộc sống. (Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu).
PHẦN II. VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm). Yếu tố kỳ ảo được coi là phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống của truyện truyền kỳ. Qua những chi tiết kỳ ảo, người đọc có thể nhận thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan điểm, thái độ của tác giả. Em hãy nhận xét về yếu tố kỳ ảo trong truyện Ngư Tinh – Hồ Tinh. (Viết đoạn văn khoảng 200 chữ)
Câu 2 (2.0 điểm). Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Ô nhiễm nguồn nước và hành động của chúng ta.
BÀI LÀM
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 3 | 3.0 | ||||
Thực hành tiếng Việt | 0 | 2 | 0 | 2 | 1.0 | ||||||
Viết | 0 | 2 | 0 | 2 | 6.0 | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 7 | 10 |
Điểm số | 0 | 1.0 | 0 | 2.0 | 0 | 6.0 | 0 | 1.0 | 0 | 10 | 10.0 |
Tổng số điểm | 1.0 điểm 10% | 2.0 điểm 20% | 6.0 điểm 60% | 1.0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 2 | 0 | |||||
Nhận biết | - Nhận biết được ngôi kể của đoạn trích. - Phân biệt được ngữ nghĩa của từ “kinh” trong “kinh thành” và “kinh hoàng”, “kinh dị”. | 2 | 0 | C1,C2 | |||
Thông hiểu | - Nắm được nội dung của đoạn trích. - Hiểu được ai trò của người hùng trong việc bảo vệ cộng đồng theo quan niệm của người xưa. | 2 | 0 | C3,C4 | |||
Vận dụng |
| 1 | 0 | C5 | |||
VIẾT | 2 | 0 | |||||
Vận dụng cao |
| 1 | 0 | C1 phần viết | |||
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. * Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Mở bài, Thân bài, Kết bài). - Xác định được kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội (thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp) - Giới thiệu khái quát về vấn đề cần nghị luận. * Thông hiểu - Nêu thực trạng của tình trạng ô nhiễm môi trường. - Nêu nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. - Đưa ra những hậu quả con người phải gánh chịu nếu ô nhiễm môi trường nặng nề hơn. - Đưa ra những giả pháp phù hợp để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích bàn luận về vấn đề. - Khẳng định và mở rộng vấn đề. | 1 | 0 | C2 phần tự luận |