Đề thi cuối kì 1 ngữ văn 9 chân trời sáng tạo (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Cuối kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 1 môn Ngữ văn 9 chân trời này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
TÔI TỰ HỌC
(Nguyễn Duy Cần)
Mục đích của sự học là gì? Học để mưu cầu hạnh phúc, nghĩa là làm cho mình ngày càng mới, càng cao, càng rộng,... Học là để gia tăng sự hiểu biết của mình, mở rộng tâm hồn của mình bằng cách thu nhận sự hiểu biết cùng những kinh nghiệm của người khác. Cũng giống như một đứa trẻ mới sinh nặng chưa đầy ba kí, thế mà ngày càng lớn đến năm, sáu chục kí trong khoảng vài mươi năm sau, phải chăng nhờ rút lấy không khí, đồ ăn, đồ uống,... mà tiến từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh, nghĩa là càng ngày càng mới, càng cao, càng lớn. Bởi vậy tôi cho rằng học cũng như ăn.
Ăn mà không tiêu thì có hại cho sức khỏe. Học mà không hóa thì có hại cho tinh thần. Cỏ con cừu ăn mà được tiêu, sẽ không còn là cỏ nữa mà là bộ lông mướt đẹp của nó. Dâu con tằm ăn mà được tiêu, sẽ không còn là dâu nữa mà là sợi tơ mịn màng tươi tốt của nó. Người có học thức là người đã thần hóa những cái học của mình. Bởi vậy dường như họ không biết gì cả mà không có cái gì là không biết.
Học mà đến mức quên hết cả sách vở của mình đã học thì cái học ấy mới là “nhập diệu”. Một điều gì học mà mình còn cố nhớ là nó chưa được nhập vào tâm. Chỉ khi nào mình không cần nhớ mà nó vẫn tự nhiên hiển hiện trong tâm trí thì cái học ấy mới gọi là đã được tiêu hóa. Người học đánh máy chữ mà còn để ý tìm từng con chữ, cố nhớ vị trí của từng con chữ là người đánh máy chưa tinh. Người học đi xe đạp mà còn cố để ý đến bàn đạp, cách đạp là người đi xe đạp chưa thạo. Tôi nhớ lúc còn nhỏ, gần đến ngày thi, tôi băn khoăn nói với cha: “Sao con học nhiều thế mà nay dường như không còn nhớ gì cả. Lòng con như quên hết, không biết lúc thi có nhớ được gì không? Con sợ quá!”. Cha tôi cười bảo: “Đấy là con học đã chín muồi rồi. Quên tức là nhớ nhiều rồi đó. Con hãy yên tâm...”. Thật đúng như lời cha, đến ngày thi, giám khảo hỏi đâu, tôi trả lời liền đó một cách rõ ràng hết sức.
Và Herriot cũng từng nói: “Học thức là cái còn lại khi mình đã quên tất cả”. Đó chính là cái diệu pháp của phép học.
(Trích, Tôi tự học, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2022, tr.29-30)
Câu 1 (0.5 điểm): Văn bản bàn về vấn đề gì?
Câu 2 (0.5 điểm): Từ “diệu pháp” trong câu cuối của văn bản có nghĩa là gì?
Câu 3 (1.0 điểm): Các câu sau có mối liên hệ như thế nào với luận điểm của văn bản?
“Cỏ con cừu ăn mà được tiêu, sẽ không còn là cỏ nữa mà là bộ lông mướt đẹp của nó. Dâu con tằm ăn mà được tiêu, sẽ không còn là dâu nữa mà là sợi tơ mịn màng tươi tốt của nó.”
Câu 4 (1.0 điểm): Một số yếu tố miêu tả (một đứa trẻ mới sinh, bộ lông của cừu, sợi tơ của tằm,...) và tự sự (cuộc trò chuyện với người cha) được sử dụng trong văn bản có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện nội dung nghị luận của văn bản?
Câu 5 (1.0 điểm): Anh/chị tâm đắc nhất với mục đích nào của sự học mà tác giả đề cập ở phần đầu văn bản? Vì sao?
PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ cảm xúc của chủ thể trữ tình trong văn bản sau:
Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh
Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây
Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh
Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây
Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn.
(Nhớ, Nguyễn Đình Thi, Tuyển tác phẩm văn học, Nhà in Bộ LĐTBXH, 2001)
Câu 2 (4.0 điểm): Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, kết hợp những hiểu biết của bản thân, hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) bàn về ý nghĩa của việc tự học.
BÀI LÀM:
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 4 | 3.5 |
Thực hành tiếng Việt | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0.5 |
Viết | 0 | 2 | 0 | 2 | 6.0 | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 7 | 10 |
Điểm số | 0 | 1.0 | 0 | 2.0 | 0 | 6.0 | 0 | 1.0 | 0 | 10 | 10.0 |
Tổng số điểm | 1.0 điểm 10 % | 2.0 điểm 20% | 6.0 điểm 60% | 1.0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL | TN | |||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | ||||||
Nhận biết | - Nhận biết được vấn đề được đề cập đến văn bản. - Giải thích ý nghĩa từ “diệu pháp”. | 2 | 0 | C1,C2 | ||
Thông hiểu | - Xác định được mối liên hệ giữa câu văn và luận điểm của văn bản. - Phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả. | 2 | 0 | C3,C4 | ||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao |
| 1 | 0 | C5 | ||
VIẾT | 2 | 0 | ||||
Vận dụng | Phân tích cảm xúc của chủ thể trữ tình trong đoạn thơ. | 1 | 0 | C1 phần viết | ||
Viết văn bản nghị luận về vai trò của việc tự học. *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận về tự học. - Xác định được kiểu bài phân tích (bàn luận mặt đúng sai của vấn đề, liên hệ thực tế). - Giới thiệu vấn đề. *Thông hiểu - Giải thích khái niệm tự học. - Phân tích vai trò của việc tự học. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích bàn luận về vấn đề. - Mở rộng vấn đề. | 1 | 0 | C2 phần tự luận |