Đề thi giữa kì 2 ngữ văn 9 chân trời sáng tạo (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Giữa kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 2 môn Ngữ văn 9 chân trời này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: ………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Nào lối dạo vườn hoa năm ngoái,
Đóa hồng đào hái buổi còn xanh
Trên gác phượng, dưới lầu oanh,
Gối Du-tiên hãy rành rành, song song.
Bây giờ đã ra lòng rẻ rúng
Để thân này cỏ úng tơ mành,
Đông quân sao khéo bất tình,
Cành hoa tàn nguyệt, bực mình hoài xuân.
Nào lúc tựa lầu Tần hôm nọ,
Cành liễu mành bẻ thủa đương tơ
Khi trưởng ngọc, lúc rèm ngà,
Mảnh xuân y hãy sờ sờ dấu phong.
Bây giờ đã ra lòng ruồng rẫy,
Để thân này nước chảy hoa trôi!
Hóa công sao khéo trêu ngươi?
Bóng đèn tà nguyệt, nhử mùi ký sinh!
(Trích Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều)
Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì?
Câu 2 (0.5 điểm). Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
“Hóa công sao khéo trêu ngươi?
Bóng đèn tà nguyệt nhử mùi ký sinh”
Câu 3 (1.0 điểm). Em hãy nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?
Câu 4 (1.0 điểm). Em có ấn tượng nhất với điều gì ở đoạn trích? Vì sao?
Câu 5 (1.0 điểm). Từ hình ảnh người cung nữ trong đoạn trích, hãy trình bày suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm). Em hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) về lòng khoan dung.
Câu 2 (4.0 điểm). Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích đoạn trích “Cung oán ngâm khúc” của tác giả Nguyễn Gia Thiều (trích dẫn trong phần đọc hiểu).
BÀI LÀM
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 3 | 3.0 | ||||
Thực hành tiếng Việt | 0 | 2 | 0 | 2 | 1.0 | ||||||
Viết | 0 | 2 | 0 | 2 | 6.0 | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 7 | 10 |
Điểm số | 0 | 1.0 | 0 | 2.0 | 0 | 6.0 | 0 | 1.0 | 0 | 10 | 10.0 |
Tổng số điểm | 1.0 điểm 10% | 2.0 điểm 20% | 6.0 điểm 60% | 1.0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 2 | 0 | |||||
Nhận biết | - Nhận biết được thể thơ của đoạn trích. - Nhận biết được biện pháp tu từ trong hai câu thơ và nêu tác dụng của nó. | 2 | 0 | C1,C2 | |||
Thông hiểu | - Nắm được nội dung chính của đoạn thơ. - Nhận biết được điều ấn tượng nhất ở đoạn trích. Giải thích được lí do tại sao em ấn tượng với điều đó. | 2 | 0 | C3,C4 | |||
Vận dụng |
| 1 | 0 | C5 | |||
VIẾT | 2 | 0 | |||||
Vận dụng cao |
| 1 | 0 | C1 phần viết | |||
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học. * Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn phân tích một tác phẩm văn học (Mở bài, Thân bài, Kết bài). - Xác định được kiểu bài phân tích một tác phẩm thơ (giải thích, biểu hiện, vai trò, bàn luận). - Giới thiệu bài thơ cần phân tích. * Thông hiểu - Giải thích ý nghĩa cụm từ “khoan dung” - Nêu biểu hiện của lòng khoan dung trong cuộc sống. - Bàn luận về lòng khoan dung. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích bàn luận về vấn đề. - Khẳng định và nâng cao vấn đề. | 1 | 0 | C2 phần tự luận |