Đề thi giữa kì 1 ngữ văn 9 chân trời sáng tạo (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Giữa kì 1 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 1 môn Ngữ văn 9 chân trời này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
“Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
Câu 1 (0.5 điểm): Dấu hai chấm cuối dòng thơ thứ ba của khổ thơ trên có tác dụng gì?
Câu 2 (1.0 điểm): Câu thơ cuối của khổ thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Có thể hiểu như thế nào?
Câu 3 (0.5 điểm): Nêu ý nghĩa của hình ảnh "trái tim" trong việc thể hiện vẻ đẹp người lính lái xe.
Câu 4 (2.0 điểm): Phân tích biện pháp tu từ của khổ thơ trên.
PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ phát biểu cảm nhận của anh chị về tinh thần yêu nước được thể hiện trong đoạn thơ trên.
Câu 2 (4.0 điểm): Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”
Hãy viết bài văn khoảng 600 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về quan niệm “vay”, “trả”, “cho đi” – “nhận lại” trong cuộc sống.
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 2 | 0 | 2 | 3.5 | ||||||
Thực hành tiếng Việt | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0.5 | ||||
Viết | 0 | 2 | 0 | 2 | 6.0 | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 6 | 10 |
Điểm số | 0 | 0.5 | 0 | 3.0 | 0 | 6.0 | 0 | 0.5 | 0 | 10 | 10.0 |
Tổng số điểm | 0.5 điểm 5% | 3.0 điểm 30% | 6.0 điểm 60% | 0.5 điểm 5% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 4 | 0 | |||||
Thông hiểu | - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. | 1 | 0 | C1 | |||
Nhận biết | - Nhận biết được câu chủ đề đồng thời triển khai dựa trên câu chủ đề đã cho sẵn. - Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. | 2 | 0 | C2,4 | |||
Vận dụng cao |
| 1 | 0 | C3 | |||
VIẾT | 2 | 0 | |||||
Vận dụng |
| 1 | 0 | C1 phần viết | |||
Viết văn bản nghị luận về một quan điểm sống. *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận về một quan niệm sống. - Xác định được kiểu bài phân tích, về một vấn đề trong cuộc sống (bàn luận mặt đúng sai của vấn đề, liên hệ thực tế). - Giới thiệu vấn đề. *Thông hiểu - Những mặt tích cực, tiêu cực của quan điểm. - Những biểu hiện của lối sống cống hiến. - Phân tích cụ thể tác động của lối sống đó đến con người, xã hội. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích bàn luận về vấn đề. - Mở rộng vấn đề. | 1 | 0 | C2 phần tự luận |