Đề thi cuối kì 1 vật lí 11 chân trời sáng tạo (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Vật lí 11 chân trời sáng tạo cuối kì 1 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 1 môn Vật lí 11 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1

VẬT LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Sóng là

  1. dao động lan truyền trong không gian theo thời gian.
  2. phần tử môi trường lan truyền đi theo phương truyền sóng.
  3. dao động lan truyền trong chân không.
  4. lan truyền trong một môi trường.

Câu 2. Sóng ngang truyền được trong môi trường

  1. cả trong chất rắn, lỏng và khí.
  2. chỉ trong chất rắn.
  3. chất lỏng và chất khí.
  4. chất rắn và trên bề mặt chất lỏng.

Câu 3. Khi sóng truyền từ một môi trường đến mặt phân cách với một môi trường khác, một phần của sóng tới được truyền ngược lại vào môi trường ban đầu. Đây là hiện tượng

  1. khúc xạ.
  2. nhiễu xạ.
  3. giao thoa sóng.
  4. phản xạ sóng.

Câu 4. Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi?

  1. Tần số của sóng.
  2. Tốc độ truyền sóng.
  3. Biên độ sóng.
  4. Bước sóng.

Câu 5. Một sóng cơ hình sin truyền theo trục Ox. Công thức liên hệ giữa tốc độ truyền sóng v, bước sóng và chu kỳ T của sóng là

  1.                     D. .

Câu 6. Sóng điện từ và sóng cơ không có cùng tính chất nào dưới đây?

  1. Mang năng lượng.
  2. Tuân theo quy luật giao thoa.
  3. Tuân theo quy luật phản xạ.
  4. Truyền được trong chân không.

Câu 7. Trong chân không, các bức xạ có bước sóng tăng dần theo thứ tự đúng là

  1. ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma; sóng vô tuyến và tia hồng ngoại.
  2. sóng vô tuyến; tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X và tia gamma.
  3. tia gamma; tia X; tia tử ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia hồng ngoại và sóng vô tuyến.
  4. tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma và sóng vô tuyến.

Câu 8. Trên mặt nước có hai nguồn dao động cùng phương với phương trình u1 = cm. Hiện tượng giao thoa chỉ xảy ra khi

Câu 9. Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Trên đoạn thẳng AB, khoảng cách giữa hai cực đại giao thoa liên tiếp là 2 cm. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng là

  1. 2 cm. B. 8 cm. C. 4 cm.                                D. 1 cm.

Câu 10. Sóng dừng trên sợi dây hai đầu cố định, bước sóng bằng:

  1. Độ dài của dây.
  2. khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng.
  3. Hai lần độ dài của dây.
  4. Hai lần khoảng cách giữa hai nút liên tiếp hoặc hai bụng liên tiếp.

Câu 11. Các tần số có thể tạo sóng dừng trên sợi dây hai đầu cố định theo thứ tự tăng dần là f1, f2, f3, f4,...Tỉ số hai tần số liên tiếp bằng tỉ số

  1. hai số nguyên liên tiếp.
  2. tỉ số hai số nguyên lẻ liên tiếp.
  3. tỉ số hai nguyên chẵn liên tiếp.
  4. tỉ số hai số nguyên tố liên tiếp.

Câu 12. Sóng dừng trên sợi dây có chiều dài l, bước sóng  = 16cm. Xét điểm O trùng với một nút sóng, các điểm M, N, P, Q nằm về một phía của điểm O cách O những đoạn tương ứng là: 59 cm, 87 cm, 106 cm, 143 cm. Pha dao động của các điểm trên có tính chất gì?

  1. M và N đồng pha với nhau và ngược pha với các điểm P và Q.
  2. M và P đồng pha với nhau và ngược pha với các điểm N và Q.
  3. M, N, P và Q đồng pha với nhau.
  4. M, N và P đồng pha với nhau và ngược pha với Q.

Câu 13. Đâu không phải dụng cụ thí nghiệm trong thí nghiệm đo tốc độ truyền âm trong không khí

  1. ống cộng hưởng trong suốt bằng nhựa dài.
  2. dao động kí điện tử.
  3. pit-tông bằng kim loại bọc nhựa.
  4. loa điện động.

Câu 14. Để thu được giá trị chu kì của sóng âm trongg thí nghiệm đo tần số của sóng âm ta cần làm gì?

  1. Đọc giá trị chu kì hiển thị ở góc màn hình dao động kí.
  2. Chu kì tương ứng với thời gian bật loa điện động.
  3. Đếm số ô khoảng cách giữa hai đỉnh liên tiếp rồi nhân với thang đo tương ứng trên dao động kí.
  4. Dùng đồng hồ bấm giờ để xác định chu kì.

Câu 15. Đâu không là nguyên nhân gây ra sai số trong thí nghiệm đo tần số sóng âm?

  1. Tín hiệu đầu vào bị nhiễu do yếu tố ngoại cảnh.
  2. Sai số do các dụng cụ thí nghiệm.
  3. Thao tác của người làm thí nghiệm.
  4. Nhiệt độ phòng.

Câu 16. Trong thí nghiệm đo tốc độ truyền âm, khi nối máy phát tần số với loa, bật công tắc nguồn của máy phát tần số, điều chỉnh biên độ và tần số để nghe rõ âm, đồng thời dịch chuyển dần pit-tông ra xa loa. Khi pit-tông di chuyển, độ to của âm thanh nghe được thay đổi như thế nào?

  1. Có những vị trí âm to nhất và vị trí không nghe thấy âm.
  2. Không thay đổi.
  3. Âm thanh to dần.
  4. Âm thanh bé dần.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (2,5 điểm).

  1. a) Năng lượng sóng là gì? Nêu khái niệm sóng dọc và đưa ra một ví dụ về sóng dọc?
  2. b) Ở mặt nước, một nguồn sóng đặt tại điểm O dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng 5 cm. M và N là hai điểm trên mặt nước mà phần tử nước ở đó dao động cùng pha với nguồn. Trên các đoạn OM, ON và MN có số điểm mà phần tử nước ở đó dao động ngược pha với nguồn lần lượt là 5, 3 và 3. Tìm độ dài đoạn MN.

Câu 2. (1,5 điểm) Sóng vô tuyến ngắn có thể được sử dụng để đo khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng, bằng cách phát một tín hiệu từ Trái Đất tới Mặt Trăng và thu tín hiệu trở lại, đo khoảng thời gian từ khi phát đến khi nhận tín hiệu. Khoảng thời gian từ khi phát tới khi nhận được tín hiệu trở lại là 2,5 s. Biết tốc độ của sóng vô tuyến này là 3.108 m/s và có tần số 107 Hz. Tính:

  1. a) Khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất.
  2. b) Bước sóng của sóng vô tuyến đã sử dụng.

Câu 3. (1 điểm) Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm. Người ta đo được khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp bằng bao nhiêu?

Câu 4. (1 điểm) Một sợi dây dài AB = 60cm, phát ra một âm có tần số 100Hz.Quan sát dây đàn thấy có 3 nút và 2 bụng sóng (kể cả nút ở hai đầu dây). Tìm biên độ dao động tại hai điểm M và N lần lượt cách A một đoạn 30cm và 45cm.

BÀI LÀM

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: VẬT LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

2. Sóng

2.1. Sóng và sự truyền sóng

1

1

1

 

1

 

 

 

3

1

1,75

2.2. Các đặc trưng vật lí của sóng

1

 

1

 

 

1

 

 

2

1

2

2.3. Sóng điện từ

1

 

1

1

 

 

 

 

2

1

2

2.4. Giao thoa sóng

1

 

1

 

 

 

 

1

2

1

1,5

2.5. Sóng dừng

2

1

 

 

1

 

 

 

3

1

1,75

2.6. Thực hành đo tần số của sóng âm và tốc độ truyền âm

2

 

2

 

 

 

 

 

4

0

1

Tổng số câu TN/TL

8

2

6

1

2

1

0

1

16

5

 

Điểm số

2

2

1,5

1,5

0,5

1,5

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100%

10 điểm

TRƯỜNG THPT.........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: VẬT LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

Sóng

5

16

 

 

1. Sóng và sự truyền sóng

Nhận biết

- Phát biểu được khái niệm sóng.

- Trình bày được quá trình truyền năng lượng của sóng.

- Nêu được khái niệm sóng dọc, sóng ngang.

1

1

C1a

C1

Thông hiểu

 

- So sánh được sóng dọc và sóng ngang.

 

1

 

C2

Vận dụng

- Sử dụng mô hình sóng để giải thích một số tính chất của sóng.

 

1

 

C3

2. Các đặc trưng vật lí của sóng  

Nhận biết

 

- Mô tả sóng qua các khái niệm bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ và cường độ sóng.

 

1

 

C4

Thông hiểu

 

- Từ định nghĩa của vận tốc, tần số và bước sóng, rút ra được biểu thức v = λf.

 

1

 

C5

Vận dụng

- Vận dụng được biểu thức v = λf.

- Vận dụng được phương trình sóng để tính các đại lượng liên quan.

1

 

C1b

 

3. Sóng điện từ  

Nhận biết

 

- Nêu được trong chân không, tất cả các sóng điện từ đều truyền cùng tốc độ.

 

1

 

C6

Thông hiểu

 

- Liệt kê được bậc độ lớn bước sóng của các bức xạ chủ yếu trong thang sóng điện tử.

1

1

C2

C7

4. Giao thoa sóng  

Nhận biết

 

- Nêu được các điều kiện cần thiết để quan sát được hệ vân giao thoa.

 

1

 

C8

Thông hiểu

 

- Trình bày được các biểu thức xác định vị trí khoảng vân và vị trí vân giao thoa trên màn.

 

1

 

C9

Vận dụng

- Vận dụng được biểu thức:

1

 

C3

 

5. Sóng dừng

Nhận biết

- Giải thích được sự hình thành sóng dừng.

- Rút ra điều kiện hình thành sóng dừng trên dây trong hai trường hợp: dây có hai đầu cố định và dây có một đầu cố định, một đầu tự do.

1

2

C4

C10,11

Vận dụng

- Xác định được vị trí nút và bụng của sóng dừng.

 

1

 

C12

6. Thực hành đo tần số của sóng âm và tốc độ truyền âm

Nhận biết

- Thiết kế phương án và đo tần số của sóng.

- Thiết kế phương án và đo tốc độ truyền âm trong không khí.

 

2

 

C13,14

Thông hiểu

- Nêu nguyên nhân gây sai số trong thí nghiệm đo tần số của sóng, đo tốc độ truyền âm trong không khí.

- Tính được sai số thí nghiệm.

 

2

 

C15,16

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi vật lí 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay