Đề thi cuối kì 1 vật lí 11 chân trời sáng tạo (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Vật lí 11 chân trời sáng tạo cuối kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 1 môn Vật lí 11 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1

VẬT LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Sóng ngang là sóng

  1. trong đó các phần tử vật chất dao động theo cùng một phương với phương truyền sóng.
  2. trong đó các phần tử vật chất dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
  3. trong đó các phần tử vật chất dao động theo phương nằm ngang.
  4. lan truyền theo phương song song với phương nằm ngang.

Câu 2. Một sóng âm có tần số f lần lượt truyền trong nước, nhôm và không khí với tốc độ tương ứng là v1, v2 và v3. So sánh tốc độ sóng âm trong ba môi trường này thì

  1. v1 > v3 > v2.
  2. v2 > v1 > v3.
  3. v3 > v2 > v1.
  4. v1 > v2 > v3.

Câu 3. Khi mở hé cánh cửa để ánh sáng đi qua khe hẹp như hình vẽ, ta thấy ánh sáng loang ra một khoảng lớn hơn kích thước khe hẹp. Đây là hiện tượng

  1. khúc xạ.
  2. nhiễu xạ.
  3. giao thoa sóng.
  4. truyền sóng.

Câu 4. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm

  1. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha.
  2. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
  3. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
  4. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

Câu 5. Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy nó nhô lên cao 10 lần trong 18s, khoảng cách giữa hai ngọn sóng kề nhau là 2m. Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là:

  1. 2 m/s. B. 3 m/s. C. 1 m/s.                               D. 4 m/s.

Câu 6. Sóng điện từ truyền trong chân không với tốc độ bằng

Câu 7. Một sóng điện từ lần lượt lan truyền trong các môi trường: nước, chân không, thạch anh và thủy tinh. Tốc độ lan truyền của sóng điện từ này lớn nhất trong môi trường

  1. nước. B. thủy tinh. C. chân không.                    D. thạch anh.

Câu 8. Xét hai nguồn kết hợp S1 và S2 trên mặt nước dao động điều hoà với phương trình t. Dao động của một điểm trong vùng giao thoa có tần số góc là

  1. ω/2. B. ω. C. 2ω.                                D. ωt.

Câu 9. Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 50 cm/s, cần rung có tần số 40 Hz. Tính khoảng cách giữa hai điểm cực đại giao thoa cạnh nhau trên đoạn thẳng.

  1. 6,25 cm. B. 0,625 cm. C. 12,5 cm.                         D. 1,25 cm.

Câu 10. Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng

  1. một phần tư bước sóng.
  2. một bước sóng.
  3. một số nguyên lần bước sóng.
  4. một nửa bước sóng.

Câu 11. Chọn câu sai khi nói về sóng dừng xảy ra trên sợi dây

  1. Hai điểm đối xứng với nhau qua điểm nút luôn dao động cùng pha.
  2. Khi xảy ra sóng dừng không có sự truyền năng lượng.
  3. Khoảng cách giữa điểm nút và điểm bụng liền kề là một phần tư bước sóng.
  4. Khoảng thời gian giữa hai lần sợi dây duỗi thẳng là nửa chu kì.

Câu 12. Một sợi dây AB dài 100 cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40 Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20 m/s. Kể cả A và B, trên dây có

  1. 3 nút và 2 bụng.
  2. 7 nút và 6 bụng.
  3. 9 nút và 8 bụng.
  4. 5 nút và 4 bụng.

Câu 13. Đâu không phải dụng cụ thí nghiệm trong thí nghiệm đo tần số của sóng âm

  1. nguồn âm (loa điện động, âm thoa, búa).
  2. micro.
  3. máy phát tần số.
  4. dao động kí điện tử.

Câu 14. Khoảng cách giữa vị trí liên tiếp của pit-tông mà âm thanh to nhất cho biết

  1. khoảng cách giữa hai điểm sóng dừng có biên độ cực đại.
  2. khoảng cách giữa hai điểm sóng dừng có biên độ cực tiểu.
  3. khoảng cách giữa một bước sóng.
  4. khoảng cách giữa hai lần bước sóng.

Câu 15. Trong thí nghiệm đo tần số của sóng âm, một học sinh xác định được chu kì của sóng âm trong 3 lần đo lần lượt là 0,02 s; 0,019 s; 0,021 s. Tính tần số của sóng âm.

Câu 16. Trong thí nghiệm đo tốc độ truyền âm trong không khí, một học sinh đo được bước sóng của sóng âm là (82,5 ± 1,0) cm, tần số dao động của âm thoa là (400 ± 10) Hz. Tốc độ truyền âm trong không khí tại nơi làm thí nghiệm là

  1. (330 ± 11) m/s.
  2. (330 ± 12) cm/s.
  3. (330 ± 12) m/s.
  4. (330 ± 11) cm/s.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (2,5 điểm).

  1. a) Quá trình truyền sóng là gì? Nêu khái niệm sóng dọc. Sóng dọc truyền được trong môi trường nào?
  2. b) Một nguồn O phát sóng cơ có tần số 10 Hz truyền theo mặt nước theo đường thẳng với v = 60cm/s. Gọi M và N là điểm trên phương truyền sóng cách O lần lượt 20cm và 45cm. Trên đoạn MN có bao nhiêu điểm dao động lệch pha với nguồn O gó?

Câu 2. (1,5 điểm) Một trạm không gian đo được cường độ của bức xạ điện từ một ngôi sao bằng 5 Cho biết công suất bức xạ trung bình của ngôi sao này bằng 2,5.10. Giả sử ngôi sao này phát bức xạ đẳng hướng, tính khoảng cách từ ngôi sao này đến trạm không gian.

Câu 3. (1 điểm) Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng trong khoảng từ 400 nm đến 760 nm. Biết khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2,00 m. Tính khoảng cách từ vân sáng bậc một màu đỏ đến vân sáng bậc một màu tím ở cùng phía so với vân trung tâm. Khoảng cách giữa hai vân sáng này có màu gì?

Câu 4. (1 điểm) Một dây đàn hồi AB, chiều dài 100 cm, hai đầu cố định. Tạo ra sóng dừng trên dây thì thấy có 4 bụng sóng, và khoảng thời gian giữa hai lần dây duỗi thẳng liên tiếp là 25.10s. Tốc độ truyền sóng trên dây là bao nhiêu?

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: VẬT LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

2. Sóng

2.1. Sóng và sự truyền sóng

1

1

1

 

1

 

 

 

3

1

1,75

2.2. Các đặc trưng vật lí của sóng

1

 

1

 

 

1

 

 

2

1

2

2.3. Sóng điện từ

1

 

1

1

 

 

 

 

2

1

2

2.4. Giao thoa sóng

1

 

1

 

 

 

 

1

2

1

1,5

2.5. Sóng dừng

2

1

 

 

1

 

 

 

3

1

1,75

2.6. Thực hành đo tần số của sóng âm và tốc độ truyền âm

2

 

2

 

 

 

 

 

4

0

1

Tổng số câu TN/TL

8

2

6

1

2

1

0

1

16

5

 

Điểm số

2

2

1,5

1,5

0,5

1,5

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100%

10 điểm

TRƯỜNG THPT.........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: VẬT LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

Sóng

5

16

 

 

1. Sóng và sự truyền sóng

Nhận biết

- Phát biểu được khái niệm sóng.

- Trình bày được quá trình truyền năng lượng của sóng.

- Nêu được khái niệm sóng dọc, sóng ngang.

1

1

C1a

C1

Thông hiểu

 

- So sánh được sóng dọc và sóng ngang.

 

1

 

C2

Vận dụng

- Sử dụng mô hình sóng để giải thích một số tính chất của sóng.

 

1

 

C3

2. Các đặc trưng vật lí của sóng  

Nhận biết

 

- Mô tả sóng qua các khái niệm bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ và cường độ sóng.

 

1

 

C4

Thông hiểu

 

- Từ định nghĩa của vận tốc, tần số và bước sóng, rút ra được biểu thức v = λf.

 

1

 

C5

Vận dụng

- Vận dụng được biểu thức v = λf.

- Vận dụng được phương trình sóng để tính các đại lượng liên quan.

1

 

C1b

 

3. Sóng điện từ  

Nhận biết

 

- Nêu được trong chân không, tất cả các sóng điện từ đều truyền cùng tốc độ.

 

1

 

C6

Thông hiểu

 

- Liệt kê được bậc độ lớn bước sóng của các bức xạ chủ yếu trong thang sóng điện tử.

1

1

C2

C7

4. Giao thoa sóng  

Nhận biết

 

- Nêu được các điều kiện cần thiết để quan sát được hệ vân giao thoa.

 

1

 

C8

Thông hiểu

 

- Trình bày được các biểu thức xác định vị trí khoảng vân và vị trí vân giao thoa trên màn.

 

1

 

C9

Vận dụng

- Vận dụng được biểu thức:

1

 

C3

 

5. Sóng dừng

Nhận biết

- Giải thích được sự hình thành sóng dừng.

- Rút ra điều kiện hình thành sóng dừng trên dây trong hai trường hợp: dây có hai đầu cố định và dây có một đầu cố định, một đầu tự do.

1

2

C4

C10,11

Vận dụng

- Xác định được vị trí nút và bụng của sóng dừng.

 

1

 

C12

6. Thực hành đo tần số của sóng âm và tốc độ truyền âm

Nhận biết

- Thiết kế phương án và đo tần số của sóng.

- Thiết kế phương án và đo tốc độ truyền âm trong không khí.

 

2

 

C13,14

Thông hiểu

- Nêu nguyên nhân gây sai số trong thí nghiệm đo tần số của sóng, đo tốc độ truyền âm trong không khí.

- Tính được sai số thí nghiệm.

 

2

 

C15,16

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi vật lí 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay