Đề thi giữa kì 2 vật lí 11 chân trời sáng tạo (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Vật lí 11 chân trời sáng tạo giữa kì 2 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 2 môn Vật lí 11 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

VẬT LÍ 11– CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Công thức nào dưới đây xác định độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm q1, q2 đặt cách nhau một khoảng r trong chân không, với k = 9.109 Nm2/C2là hằng số Coulomb?

A. .

B. .

C. .

D. .

Câu 2. Thông thường sau khi dùng khăn lông để lau mắt kính ta thấy sẽ có một vài mảnh vụn của lông tơ còn bám lại trên kính, đó là hiện tượng nhiễm điện do

A. hưởng ứng.                                                            B. tiếp xúc.                       

C. cọ xát.                                                                   D. khác cấu tạo vật chất.

Câu 3. Vật A được treo lơ lửng gần một bức tường trung hòa thì bị hút vào tường. Nếu đưa vật A lại gần vật B mang điện dương thì vật A bị vật B hút. Phát biểu nào sau đây đúng về vật A?

A. Vật A không mang điện.

B. Vật A mang điện âm.

C. Vật A mang điện dương.

D. Vật A có thể mang điện hoặc trung hòa.

Câu 4. Hai điện tích điểm giống nhau có độ lớn 2.10-6 C, đặt trong chân không cách nhau 20 cm thì lực tương tác giữa chúng

A. là lực đẩy, có độ lớn 9.10-5 N

B. là lực hút, có độ lớn 0,9 N

C. là lực hút, có độ lớn 9.10-5 N

D. là lực đẩy có độ lớn 0,9 N

Câu 5. Vectơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều:

A. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.

B. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó.

C. phụ thuộc độ lớn điện tích thử.

D. phụ thuộc nhiệt độ môi trường.

Câu 6. Cường độ điện trường do hai điện tích dương gây ra tại một điểm M lần lượt có độ lớn là 9 V/m và 12 V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp tại M có thể nhận giá trị nào sau đây?

A. 23 V/m.                        B. 2 V/m.                          C. 10 V/m.                       D. 30 V/m.

Câu 7.Cho đường sức điện của hệ hai điện tích như hình vẽ. Xác định dấu các điện tích.

 

A. Hai điện tích khác dấu.

B. Hai điện tích dương.

C. Hai điện tích âm.

D. Chưa đủ dữ kiện kết luận.                

Câu 8.Một electron được thả cho chuyển động trong một điện trường đều từ trạng thái nghỉ. Sau khi đi được một đoạn xác định trong điện trường thì

A. thế năng điện của điện trường tăng.

B. thế năng điện của điện trường giảm.

C. thế năng điện của điện trường giữ nguyên,

D. thế năng điện của electron tăng.

Câu 9. Đặt vào hai bản kim loại phẳng song song một hiệu điện thế U = 100 V. Một hạt bụi mịn có điện tích q = +3,2.10-19 C lọt vào chính giữa khoảng điện trường đều giữa hai bản phẳng. Coi tốc độ hạt bụi khi bắt đầu vào điện trường đều bằng 0, bỏ qua lực cản của môi trường. Động năng của hạt bụi khi va chạm với bản nhiễm điện âm bằng

A. Wđ = 6,4.10-17 J.

B. Wđ = 3,2.10-17J.

C. Wđ = 1,6.10-17J.

D. Wđ = 0.

Câu 10. Trong các thiết bị sau, thiết bị nào không sử dụng tụ điện?

A. Máy khử rung tim.

B. Khối tách sóng trong máy thu thanh AM.

C. Pin dự phòng.

D. Tuabin nước.

Câu 11. Trong phòng thí nghiệm chỉ có một số tụ điện giống nhau với cùng điện dung C, muốn thiết kế một bộ tụ điện có điện dung nhỏ hơn C thì:

A. chắc chắn phải ghép song song các tự điện.

B. chắc chắn phải ghép nối tiếp các tụ điện.

C. chắc chắn phải kết hợp cả ghép song song và nối tiếp.

D. không thể thiết kế được bộ tự điện như vậy.

Câu 12. Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 10 (μF), C2 = 15 (μF), C3 = 30 (μF) mắc nối tiếp với nhau. Điện dung của bộ tụ điện là:

A. Cb = 5 (μF).

B. Cb = 10 (μF).

C. Cb = 15 (μF).

D. Cb = 55 (μF).

Câu 13. Ba tụ điện được mắc thành bộ theo sơ đồ như trên. Cho C1 = 3μF, C2 = C3 = 4μF. Nối hai điểm M, N với một nguồn điện có hiệu điện thế U = 10 V. Hãy tính điện dung và điện tích của bộ tụ điện đó.

 

A. C = 5μF; Q = 5.10-5 C.      

B. C = 4μF; Q = 5.10-5 C.

C. C = 5μF; Q = 5.10-6 C.      

D. C = 4μF; Q = 5.10-6 C.

Câu 14. Năng lượng của tụ điện bằng

A. công để tích điện cho tụ điện.

B. điện thế của các điện tích trên các bản tụ điện.

C. tổng điện thế của các bản tụ điện.

D. khả năng tích điện của tụ điện.

Câu 15. Một tụ điện gồm hai bản mỏng song song với nhau, một bản có diện tích bằng hai lần bản kia. Nối hai bản tụ với hai cực của một bộ pin. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Bản lớn có điện tích lớn hơn bản nhỏ.

B. Bản lớn có ít điện tích hơn bản nhỏ.

C. Các bản có điện tích bằng nhau nhưng ngược dấu.

D. Bản lớn có điện tích bằng hai lần bản nhỏ.

Câu 16. Một máy kích thích tim được sạc đầy chứa 1,2 kJ năng lượng trong tụ điện của máy. Biết điện dung của tụ điện là 1,1.10-4F. Tính hiệu điện thế cần thiết giữa hai bản tụ điện để lưu trữ 1,2 kJ.

A. 4,67.103 V.

B. 4,67 V.

C. 4,67.102V.

D. 4,67.10-2 V.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm).

a) Nối hai bản của tụ điện 1 với hai cực của một nguồn điện không đổi thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ là U và điện tích của tụ là Q. Ngắt tụ điện 1 khỏi nguồn, sau đó nối hai bản của tụ điện 1 với hai bản của tụ điện 2 giống hệt tụ điện 1. Hãy cho biết hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện 1 thay đổi như thế nào nếu ban đầu tụ điện 2 không tích điện.

b) Đối với một tụ điện xác định, năng lượng của tụ điện phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu của tụ điện?

Câu 2 (1,5 điểm). Một hạt bụi mang điện tích q = 1 μC có khối lượng m nằm cân bằng trong một điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng nằm ngang, tích điện trái dấu và cách nhau 1,5 cm. Khi đó các đường sức điện hướng theo phương thẳng đứng. Biết hiệu điện thế giữa hai bản là 100 V, lấy g = 9,8 m/s2. Xác định khối lượng của hạt bụi.

Câu 3 (1,5 điểm). Một điện tích thử dương q= 2,0.10-9 C được đặt ở một vị trí trong một điện trường. Lực do điện trường tác dụng lên nó có độ lớn là F = 4,0.10-9 N.

a) Tính độ lớn cường độ điện trường tại vị trí đặt điện tích thử theo đơn vị N/C.

b) Thay điện tích thử bằng một điện tích q = 9,0.10-6 C. Tính độ lớn điện tích của tụ điện và độ lớn của lực do điện trường tác dụng lên điện tích này.

Câu 4 (1 điểm). Ba điện tích được đặt ở ba đỉnh của một hình vuông có cạnh là 20 cm. Tìm hợp lực điện tích -3,0 μC và điện tích 5,0 μC tác dụng lên điện tích 4,0 μC.

 

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

    

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: VẬT LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện

2

 

1

 

1

 

 

1

4

1

2

2. Điện trường

1

 

2

 

 

1

 

 

3

1

2,25

3. Điện thế và thế năng điện

1

 

1

1

 

 

 

 

2

1

2

4. Tụ điện

2

1

2

 

 

 

 

 

4

1

2

5. Năng lượng và ứng dụng của tụ điện

2

1

 

 

1

 

 

 

3

1

1,75

Tổng số câu TN/TL

8

2

6

1

2

1

0

1

16

5

 

Điểm số

2

2

1,5

1,5

0,5

1,5

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4điểm

40%

3điểm

30%

2điểm

20%

1điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

 

 

TRƯỜNG THPT.........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: VẬT LÍ 11– CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

ĐIỆN TRƯỜNG

5

16

 

 

1. Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện

Nhận biết

- Phát biểu được định luật Coulomb (Cu-lông) và nêu được đơn vị đo điện tích.

- Mô tả được cách làm nhiễm điện một vật.

 

2

 

C1,2

Thông hiểu

 

- Mô tả được sự hút (hoặc đẩy) giữa hai điện tích.

 

1

 

C3

Vận dụng

- Vận dụng được biểu thức của định luật Coulomb.

 

1

 

C4

Vận dụng cao

- Sử dụng được biểu thức của định luật Coulomb, tính và mô tả được lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không (hoặc trong không khí).

1

 

C4

 

2. Điện trường

Nhận biết

 

- Nhận biết được khái niệm điện trường là trường lực được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích.

- Nêu được ý nghĩa của cường độ điện trường và định nghĩa được cường độ điện trường tại một điểm.

- Nêu được đơn vị đo cường độ điện trường.

 

1

 

C5

Thông hiểu

 

- Nêu được đặc điểm của điện trường đều.

- Nhận biết được từ phổ của một số điện trường đơn giản.

- Sử dụng biểu thức  tính và mô tả được cường độ điện trường do một điện tích điểm Q đặt trong chân không hoặc trong không khí gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r.

 

2

 

C6,7

Vận dụng

- Vận dụng được biểu thức .

1

 

C3

 

3. Điện thế và thế năng điện

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm thế năng điện và điện thế.

- Mô tả được tác dụng của điện trường đều lên chuyển động của điện tích bay vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức.

 

1

 

C8

Thông hiểu

- Sử dụng biểu thức , tính được cường độ của điện trường đều giữa hai bản phẳng nhiễm điện đặt song song, xác định được lực tác dụng lên điện tích đặt trong điện trường đều.

1

1

C2

C9

4. Tụ điện

Nhận biết

 

- Nêu được khái niệm điện dung và đơn vị đo điện dụng (fara).

- Nêu được biểu thức tính điện dung của tụ điện.

1

2

C1a

C10,11

Thông hiểu

 

- Tính được điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp, ghép song song.

 

2

 

C12,13

5. Năng lượng và ứng dụng của tụ điện

Nhận biết

 

- Nhận biết được ứng dụng của tụ điện trong cuộc sống.

- Nhận biết được biểu thức tính năng lượng tụ điện.

1

2

C1b

C14,15

Vận dụng

- Vận dụng được biểu thức tính năng lượng tụ điện.

 

1

 

C16

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi vật lí 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay