Đề thi cuối kì 2 công dân 7 chân trời sáng tạo (Đề số 14)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 14. Cấu trúc đề thi số 14 học kì 2 môn Công dân 7 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 7 chân trời sáng tạo (bản word)
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với:
A. công dân đủ từ 18 tuổi.
B. một số cá nhân, gia đình.
C. cá nhân, gia đình và xã hội.
D. mọi người trong nhà trường.
Câu 2 (0,25 điểm). Luật Hôn nhân và gia đình quy định vai trò của vợ, chồng trong gia đình là:
A. tùy vào hoàn cảnh.
B. vợ hơn chồng.
C. chồng hơn vợ.
D. ngang nhau.
Câu 3 (0,25 điểm). Phương án nào sau đây không thuộc nội dung hậu quả của tệ nạn xã hội?
A. Gây mất đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
B. Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tinh thần.
C. Gây tổn hại về mặt tinh thần, thậm chí là tính mạng.
D. Tình trạng bạo lực và phá vỡ hạnh phúc của gia đình.
Câu 4 (0,25 điểm). Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi nào sau đây?
A. Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
B. Buôn bán, vận chuyển chất ma túy.
C. Tổ chức buôn bán hàng hóa nông nghiệp.
D. Tham gia xuất khẩu lao động để làm kinh tế.
Câu 5 (0,25 điểm). Để tránh vấp phải tệ nạn xã hội, mỗi chúng ta không nên có hành động nào sau đây?
A. Thử tham gia vào tệ nạn xã hội để biết.
B. Chủ động tìm hiểu thông tin về tệ nạn xã hội.
C. Tham gia tuyên truyền phòng tránh tệ nạn xã hội.
D. Lên án những hành vi lôi kéo, tham gia tệ nạn xã hội.
Câu 6 (0,25 điểm). Quyền nào sau đây không thuộc quyền của trẻ em trong gia đình?
A. Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.
B. Quyền được có cha mẹ nuôi dưỡng.
C. Quyền được quyết định toàn bộ tài sản của gia đình.
D. Quyền được học tập và vui chơi.
Câu 7 (0,25 điểm). V (14 tuổi) rủ M (14 tuổi) đi chơi cùng một nhóm bạn. Trong cuộc trò chuyện với nhóm bạn, T là một thanh niên lớn tuổi nhất trong nhóm có chủ ý muốn nhờ V và M chuyển hộ một gói hàng cấm và hứa sau khi hoàn thành sẽ cho cả hai một khoản tiền hậu hĩnh. V thấy có vẻ hời nên định đồng ý nhưng đã bị M ngăn cản vì cho rằng đó là hành vi nguy hiểm và vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này, chủ thể nào vi phạm pháp luật?
A. Anh T.
B. Bạn V.
C. Bạn V và M
D. Bạn V và anh T.
Câu 8 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội?
A. Không phải tệ nạn xã hội nào cũng vi phạm pháp luật.
B. Nam giới sẽ dính vào tệ nạn xã hội nhiều hơn nữ giới.
C. Chỉ những người nghèo mới dễ lâm vào tệ nạn xã hội.
D. Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội.
Câu 9 (0,25 điểm). Theo Luật Hôn nhân và Gia đình, cha mẹ có trách nhiệm gì đối với con cái?
A. Yêu thương, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ con.
B. Chỉ chu cấp tài chính cho con đến năm 18 tuổi.
C. Chỉ quan tâm nếu con cái sống chung với cha mẹ.
D. Không có trách nhiệm gì nếu con đã trưởng thành.
Câu 10 (0,25 điểm). Pháp luật nước ta không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?
A. Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.
B. Tham gia đăng kí kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật cho phép.
C. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép chất ma tuý.
D. Mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, môi giới mại dâm.
Câu 11 (0,25 điểm). Gia đình không mang ý nghĩa nào sau đây đối với mỗi người?
A. Là mái ấm yêu thương.
B. Là môi trường làm việc hiệu quả.
C. Là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách.
D. Là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên.
Câu 12 (0,25 điểm). Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái không bao gồm nội dung nào sau đây?
A. Ép buộc con cái theo ngành nghề do cha mẹ lựa chọn.
B. Giáo dục con cái trở thành công dân có ích.
C. Nuôi dưỡng, chăm sóc con cái.
D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con cái.
Câu 13 (0,25 điểm). Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về người con hiếu thảo?
A. Sống thì chẳng cho ăn nào/ Chết thì cúng giỗ mâm cao cỗ đầy.
B. Ông sống ăn những cá thèn/ Bây giờ ông chết, trống kèn đưa ông.
C. Công cha, nghĩa mẹ nặng triều/ Ra công báo đáp ít nhiều phận con.
D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày.
Câu 14 (0,25 điểm). Hành vi nào không phải là nghĩa vụ của vợ và chồng theo quy định của pháp luật?
A. Chung thủy, yêu thương, tôn trọng lẫn nhau.
B. Cùng nhau chăm sóc, giáo dục con cái.
C. Hỗ trợ nhau trong đời sống vật chất và tinh thần.
D. Chỉ một người có trách nhiệm kiếm tiền nuôi gia đình.
Câu 15 (0,25 điểm). Hành vi của chủ thể nào sau đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Chị T rủ rê chị M tham gia vào đường dây mại dâm.
B. Ông Z bao che cho con trai mình khi có hành vi trộm cắp.
C. Bà H tổ chức hoạt động “mua thần bán thánh” tại địa phương.
D. Tập thể lớp 7E tham gia lớp học về phòng chống tệ nạn xã hội.
Câu 16 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây không phải là nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình?
A. Quan tâm, yêu thương lẫn nhau.
B. Chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ nhau khi cần thiết.
C. Tôn trọng quyền riêng tư của từng cá nhân.
D. Áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác.
Câu 17 (0,25 điểm). K là nữ sinh lớp 12 nổi tiếng xinh đẹp, một lần trên đường đi học về, một người phụ nữ lạ mặt đã chủ động bắt chuyện với K và còn có ý muốn rủ K đi chơi nhưng lại được cho thêm tiền. Trong trường hợp này, nếu là K em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Đồng ý và đề nghị rủ thêm bạn gái đi cùng.
B. Mắng chửi cho người phụ nữ một trận và bỏ đi.
C. Đồng ý và mang chuyện đi khoe với bạn bè trong lớp.
D. Từ chối và báo với cơ quan công an để có biện pháp hỗ trợ.
Câu 18 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong gia đình?
A. Chia sẻ công việc nhà giữa vợ và chồng.
B. Vợ hoặc chồng có quyền quyết định riêng về tài sản chung.
C. Cùng nhau bàn bạc và quyết định các vấn đề quan trọng trong gia đình.
D. Hỗ trợ nhau trong công việc và cuộc sống.
...........................................
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Tệ nạn xã hội là gì? Hãy nêu nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội.
Câu 2 (1,0 điểm). Đọc tình huống và trả lời câu hỏi:
G là cháu duy nhất trong gia đình nên được ông bà chiều chuộng. Ông bà nói với G: Cháu chỉ cần học giỏi, những việc khác đã có ông bà và bố mẹ cháu lo.
a) Em nhận xét như thế nào về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà đối với G?
b) Nếu là G, em sẽ ứng xử như thế nào với ông bà?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội | 1 | 1 | 3 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 6 | 1 | 4,5 | |
Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội | 1 | 0 | 3 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 6 | 0 | 1,5 | |
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình | 2 | 0 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 12 | 1 | 4,0 | |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 1,0 | 3,0 | 2,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
BÀI 10 | 6 | 1 | ||||
Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội | Nhận biết | - Nhận biết được phạm vi ảnh hưởng của tệ nạn xã hội. - Nêu được khái niệm, nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội. | 1 | 1 | C1 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Biết được nội dung không phải là hậu quả của tệ nạn xã hội. - Biết được hành vi không nên làm để tránh vấp phải tệ nạn xã hội. - Biết được nhận định đúng về vấn đề tệ nạn xã hội. | 3 | C3, C5, C8 | |||
Vận dụng | - Xác định được chủ thể vi phạm pháp luật về vấn đề tệ nạn xã hội. - Ứng xử hợp lí với trường hợp tệ nạn xã hội. | 2 | C7, C17 | |||
Vận dụng cao | ||||||
BÀI 11 | 6 | 0 | ||||
Phòng, chống tệ nạn xã hội | Nhận biết | Biết được hành vi bị pháp luật nghiêm cấm để phòng, chống tệ nạn xã hội. | 1 | C4 | ||
Thông hiểu | - Biết được các hành vi bị nghiêm cấm/ không bị nghiêm cấm liên quan đến phòng, chống tệ nạn xã hội. - Biết được hành vi không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. - Biết được trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội. | 3 | C10, C15, C23 | |||
Vận dụng | - Biết được chủ thể thực hiện đúng pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. - Xử lí được các tình huống cụ thể liên quan đến phòng, chống tệ nạn xã hội. | 2 | C19, C21 | |||
Vận dụng cao | ||||||
BÀI 12 | 12 | 1 | ||||
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình | Nhận biết | - Nhận biết được vai trò của vợ, chồng trong gia đình. - Nhận biết được trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái trong gia đình. | 2 | C2, C9 | ||
Thông hiểu | - Biết được quyền của trẻ em trong gia đình. - Biết được ý nghĩa của gia đình đối với mỗi người. - Biết được quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái. - Biết được hành vi không phải là nghĩa vụ của vợ và chồng theo quy định của pháp luật. - Xác định được hành vi không phải là nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. - Biết được hành vi vi phạm quyền bình đẳng trong gia đình. | 6 | C6, C11, C12, C14, C16, C18 | |||
Vận dụng | - Xác định được câu ca dao, tục ngữ nói về người con hiểu thảo. - Biết được người có quyền quyết định việc nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi vợ chồng ly hôn. - Xử lí, nhận xét được trường hợp cụ thể liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. | 4 | C13, C20, C22, C24 | |||
Vận dụng cao | Xử lí tình huống về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. | 1 | C2 (TL) |