Đề thi cuối kì 2 KHTN 9 Hoá học Kết nối tri thức (Đề số 8)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 8. Cấu trúc đề thi số 8 học kì 2 môn KHTN 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
HÓA HỌC 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 8. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Loại chất nào dưới đây là đối tượng nghiên cứu của ngành hóa học hữu cơ?
A. Kim loại và phi kim.
B. Hydrocarbon và dẫn xuất hydrocarbon.
C. Oxide và hydroxide.
D. Oxygen, hydrogen và nước.
Câu 2. Dầu mỏ có tính chất vật lí là:
A. Chất lỏng, dễ tan trong nước, nhẹ hơn nước.
B. Chất lỏng, không tan trong nước, nặng hơn nước.
C. Chất lỏng, không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
D. Chất rắn, không tan trong nước nhẹ hơn nước.
Câu 3. Trong số các loại hạt ngô, đậu xanh, lạc (đậu phộng), gạo, loại chứa nhiều chất béo nhất là
A. ngô.
B. đậu xanh.
C. gạo.
D. lạc.
Câu 4. Trong cơ thể con người, protein có chức năng
A. dự trữ năng lượng.
B. là nguồn vitamin chính.
C. tạo ra nguồn carbohydrate.
D. xây dựng và sửa chữa các tế bào.
Câu 5. Hàm lượng cellulose chiếm tỉ lệ % lớn nhất trong mẫu chất nào sau đây?
A. Tre, nứa.
B. Sợi đay.
C. Bông vải.
D. Gỗ.
Câu 6. Saccharose có CTPT là
A. C6H12O6.
B. C12H22O11.
C. C6H12O11.
D. C12H24O12.
Câu 7. Trung hòa 200 mL dung dịch acetic acid 0,1 M bằng dung dịch NaOH 0,2 M. Thể tích dung dịch NaOH cần dùng là:
A. 100 mL.
B. 200 mL.
C. 300 mL.
D. 400 mL.
...........................................
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Trong mỗi ý a), b), c), d), thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai trong các phát biểu sau đây?
a) Polymer tổng hợp luôn có công thức hóa học xác định, còn polymer thiên nhiên không có công thức hóa học cụ thể.
b) Các nhà máy sản xuất gang thép được xây dựng gần các nơi có mỏ quặng sắt vì lí do để giảm chi phí sản xuất và thuận tiện cho quá trình vận chuyển.
c) Thạch anh (SiO2 gần nguyên chất) được sử dụng trong máy phát siêu âm, dụng cụ quang học, sản phẩm thủy tinh chịu nhiệt, sợi cáp quang,…
d) Để hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, người ta thực hiện các hoạt động: Tăng cường đi lại bằng xe bus; Sử dụng điện gió, điện mặt trời; Thay xe chạy xăng bằng xe chạy dầu.
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2.
Câu 1. Tính thể tích khí carbon dioxide (lít) thu được khi đốt cháy hoàn toàn 7,437 lít methane, biết các khí đều đo ở điều kiện chuẩn.
...........................................
BÀI LÀM
……….…………………………………………………………………………………………
……….…………………………………………………………………………………………
……….…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .............
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: HÓA HỌC 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN 1 | PHẦN 2 | PHẦN 3 | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
1. Nhận thức hóa học | 4 | 1 | |||||||
2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học | 2 | 2 | 1 | ||||||
3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 2 | 1 | 1 | ||||||
TỔNG | 8 | 1 | 2 | 1 | 1 | 1 |
TRƯỜNG THCS .............
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: HÓA HỌC 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Nhận thức hóa học | Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án | TN đúng sai | TN ngắn | TN nhiều đáp án | TN đúng sai | TN ngắn | ||
CHƯƠNG VII. GIỚI THIỆU VỀ CHẤT HỮU CƠ. HYDROCARBON VÀ NGUỒN NHIÊN LIỆU | ||||||||||
Bài 22. Giới thiệu về hợp chất hữu cơ | Nhận biết | Trình bày được sự phân loại sơ bộ hợp chất hữu cơ. | 1 | C1 | ||||||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 23. Alkane | Nhận biết | |||||||||
Thông hiểu | Tính thể tích khí carbon dioxide thu được khi đốt cháy methane. | 1 | C1 | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 24. Alkene | Nhận biết | |||||||||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | Vận dụng được tính chất hóa học của ethylene. | 1 | C2 | |||||||
Bài 25. Nguồn nhiên liệu | Nhận biết | Nêu được tính chất vật lí của dầu mỏ. | 1 | C2 | ||||||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | ||||||||||
CHƯƠNG VIII. ETHYLIC ALCOHOL VÀ ACETIC ACID | ||||||||||
Bài 26. Ethylic alcohol | Nhận biết | Trình bày được tính chất hóa học của ethylic alcohol. | 1 | C8 | ||||||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 27. Acetic acid | Nhận biết | Trình bày được tính chất hóa học của acetic acid. | 1 | C7 | ||||||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | ||||||||||
CHƯƠNG IX. LIPID. CARBOHYDRATE. PROTEIN. POLYMER | ||||||||||
Bài 28. Lipid | Nhận biết | Trình bày được tính chất vật lí của chất béo. | 1 | C3 | ||||||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 29. Carbohydrate. Glucose và saccharose | Nhận biết | Nêu được CTPT của saccharose. | 1 | C6 | ||||||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 30. Tinh bột và cellulose | Nhận biết | Nêu được trạng thái tự nhiên của cellulose. | 1 | C5 | ||||||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 31. Protein | Nhận biết | Nêu được đặc điểm cấu tạo phân tử và khối lượng phân tử của protein. | 1 | C4 | ||||||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 32. Polymer | Nhận biết | |||||||||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | Liên hệ về nguồn gốc polymer với công thức hóa học. | 1 | Ca | |||||||
CHƯƠNG X. KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TỪ VỎ TRÁI ĐẤT | ||||||||||
Bài 33. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất | Nhận biết | Nêu được lợi ích cơ bản về kinh tế, xã hội từ việc khai thác vỏ Trái Đất. | 1 | Cb | ||||||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 34. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate | Nhận biết | |||||||||
Thông hiểu | Trình bày được ứng dụng của hợp chất chứa silicon. | 1 | Cc | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 35. Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu | Nhận biết | |||||||||
Thông hiểu | Nêu được một số giải pháp hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. | 1 | Cd | |||||||
Vận dụng |