Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 12 cánh diều (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục kinh tế pháp luật 12 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 2 môn Kinh tế pháp luật 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, công dân có quyền nào sau đây?

A. Tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.

B. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.

C. Đóng góp nghĩa vụ tài chính.

D. Tố cáo các hành vi vi phạm.

Câu 2. Để bảo vệ môi trường, hành vi nào dưới đây của công dân bị nghiêm cấm?

A. Bồi thường thiệt hại theo quy định.

B. Trồng cây phủ xanh đất trồng.

C. Xử lí rác thải nơi tập kết.

D. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ.

Câu 3. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong pháp luật Việt Nam?

A. Sử dụng các nguồn năng lượng sạch.

B. Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

C. Đổ chất thải, chất độc hại ra môi trường.

D. Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy – hải sản.

Câu 4. Pháp luật nước ta quy định, trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên công dân có nghĩa vụ:

A. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

B. Khiếu nại các hành vi vi phạm việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

C. Tìm hiểu, tiếp cận các thông tin về bảo vệ môi trường.

D. Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí của địa phương.

Câu 5. Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

A. Sử dụng tiết kiệm điện, nước, khoáng sản, … 

B. Săn bắn, buôn bán động vật quý hiếm.

C. Dùng mìn, kích điện để đánh bắt cá.

D. Phá rừng nguyên sinh để trồng cà phê.

Câu 6. Luật Tài nguyên nước năm 2012 nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại vào nguồn nước. 

B. Bảo vệ các công trình thủy lợi, đê, bờ kè thoát lũ.

C. Tố cáo hành vi đổ chất thải chưa qua xử lí ra sông.

D. Xử lí nước thải đúng quy trình và tiêu chuẩn kĩ thuật.

Câu 7. Pháp luật quốc tế được thể hiện qua những văn bản nào dưới đây?

A. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế.

B. Hiến chương, hiệp định, hiệp ước, công ước, nghị định thư.

C. Biên bản các phiên họp của Liên hợp quốc.

D. Kết luận của các hội nghị quốc tế khu vực quan trọng.

Câu 8. “Mọi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện sự thiện chí các nghĩa vụ của mình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, theo những nguyên tắc và quy phạm được quốc tế thừa nhận chung và trong những thảo thuận có hiệu lực theo nhữg nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế” là của nguyên tắc nào dưới đây?

A. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền các quốc gia.

B. Nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.

C. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế.

D. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác.

Câu 9. Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy luật của pháp luật

A. do các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên.

B. do các quốc gia và các chủ thể pháp luật thỏa thuận xây dựng nên.

C. do các chủ thể của các ngành luật thỏa thuận xây dựng nên.

D. do các quốc gia cùng nhau quy định áp dụng.

Câu 10. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có quan hệ như thế nào?

A. Có quan hệ song phương.

B. Có quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau.

C. Có cấu trúc khác nhau.

D. Có quan hệ biện chứng, cấu trúc khác nhau.

Câu 11. Ý nào sau đây không phải là vai trò của pháp luật quốc tế?

A. Là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trên các lĩnh vực của đời sống quốc tế.

B. Là cơ sở để chấm dứt chiến tranh, xung đột sắc tộc và tôn giáo. 

C. Là cơ sở để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế.

D. Điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia hoặc giữa các chủ thể khác của pháp luật quốc tế phát sinh trong các lĩnh vực.

Câu 12. Đâu không phải là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế?

A. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong các quan hệ quốc tế.

B. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

C. Nguyên tắc can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.

D. Nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.

Câu 13. Trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, quốc gia ven biển đều có quyền tài phán nào sau đây?

A. Nghiên cứu khoa học và gìn giữ môi trường biển.

B. Thi hành sự kiểm soát cần thiết đối với tàu thuyền nước ngoài.

C. Thăm dò, khai thác và quản lí các tài nguyên thiên nhiên.

D. Xử lí các tàu thuyền khi có hành vi vi phạm pháp luật quốc gia.

Câu 14.Mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời – được gọi là

A. Biên giới quốc gia trên biển.

B. Biên giới quốc gia trong lòng đất.

C. Biên giới quốc gia trên bộ.

D. Biên giới quốc gia trên không.

Câu 15. Vùng biển nằm ngoài và tiếp liền nội thủy, có chiều rộng không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển là vùng biển nào dưới đây?

A. Biển quốc gia.

B. Vùng tiếp giáp nội thủy.

C. Lãnh hải.

D. Biển quốc tế.

Câu 16. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia bao gồm

A. vùng nội thủy và lãnh hải.

B. vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.

C. vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

D. vùng lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải.

Câu 17. Đâu không phải là chế độ pháp lí dành cho người nước ngoài?

A. Gồm chế độ đãi ngộ quốc gia áp dụng trong các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa.

B. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc chủ yếu được áp dụng trong lĩnh vực thương mại và hàng hải.

C. Chế độ đãi ngộ đặc biệt được áp dụng đối với các cơ quan, nhân viên ngoại giao và lãnh sự ở nước ngoài.

D. Bao gồm các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp hoặc luật cơ bản của Nhà nước.

Câu 18. Đối tượng cư dân nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau đây?

Địa vị pháp lí ở nước sở tại rất thấp, họ không được hưởng các quyền dân sự và lao động mà người nước ngoài được hưởng; họ cũng không được hưởng sự bảo hộ ngoại giao của bất kì nước nào.

A. Công dân nước sở tại.

B. Người không quốc tịch.

C. Người lao động nước ngoài.

D. Công dân nước ngoài.

..................................

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau đây:  

      Cạnh gia đình nơi ông S đang sinh sống có xưởng sản xuất gỗ do ông T làm chủ đang hoạt động. Gần đây tiếng ồn lớn từ máy cưa, máy đục và máy bào của xưởng gỗ đã ảnh hưởng đến giấc ngủ của người dân. Dù ông T đã sử dụng một số phương tiện phục vụ việc che chắn nhưng mùi sơn và bụi gỗ của xưởng vẫn phát tán ra không khí xung quanh. Mặc dù ông S và các hộ gia đình đã có ý kiến phản hồi nhưng ông T vẫn tiếp tục để xưởng gỗ hoạt động bình thường.  

a. Việc xả thải bụi gỗ và mùi sơn ra môi trường xung quanh là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. 

b. Gia đình ông S và các hộ gia đình không có quyền khiếu nại xưởng sản xuất gỗ của gia đình ông T. 

c. Ông T có quyền tự do sản xuất gỗ mà không cần phải che chắn xưởng gỗ. 

d. Ông T cần di dời xưởng sản xuất gỗ sang một khu vực khác để không gây ảnh hưởng tới đời sống của người dân xung quanh. 

Câu 2. Đọc các thông tin sau:  

       Nước X và nước Y kí kết với nhau hiệp định đầu tư, theo đó nhà đầu tư của nước X và nước Y được hưởng những quyền lợi, ưu đãi và thực hiện những nghĩa vụ trên lãnh thổ của nhau như các nhà đầu tư trong nước mình, không có sự phân biệt đối xử nào. Tuy nhiên, nước X sau đó ban hành luật trái với hiệp định đã kí kết, trong đó hạn chế một số ưu đãi của nhà đầu tư nước Y trên lãnh thổ của mình.   

a. Nước X đã vi phạm nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia.  

b. Việc nước X ban hành luật hạn chế ưu đãi cho nhà đầu tư nước Y là hành vi vi phạm pháp luật. 

c. Nước X có quyền tự do ban hành luật pháp trên lãnh thổ của mình, bất kể có vi phạm hiệp định quốc tế hay không. 

d. Nhà đầu tư nước Y có quyền khiếu nại nước X lên một tổ chức quốc tế có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp.  

Câu 3. Đọc đoan thông tin sau đây: 

     Nước E nằm bên bờ biển Đen, có cảng biển quốc tế, tàu thuyền nước ngoài thường xuyên ra vào cảng, trong đó có tàu thương mại nước ngoài và tàu dân sự nước ngoài phi thương mại. Nước E cho phép tàu thương mại nước ngoài được ra vào cảng biển nước mình mà không phải xin phép. Cùng với tàu thương mại, vẫn thường có tàu nhà nước nước ngoài phi thương mại qua lại trong nội thủy, đôi khi đi vào cảng, phải xin phép nước E. Khi đi lại trong nội thủy của nước E, một số tàu thuyền của nước ngoài đã có hành vi buôn bán, bốc dỡ hàng trong nội thủy của nước E.  

a. Tàu nhà nước nước ngoài phi thương mại được tự do hoạt động trong nội thủy của nước E như tàu thương mại.

b. Tàu thương mại và tàu nhà nước có cùng một chế độ pháp lý khi hoạt động trong nội thủy của một quốc gia. 

c. Nước E không có quyền ngăn chặn các hành vi buôn bán, bốc dỡ hàng trái phép của tàu thuyền nước ngoài trong nội thủy của mình. 

d. Việc một số tàu thuyền nước ngoài buôn bán, bốc dỡ hàng trong nội thủy của nước E là hành vi vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển  và pháp luật của nước E.

..................................

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA  HỌC KÌ II (2024 – 2025)

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12  –  CÁNH DIỀU

..................................

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – CÁNH DIỀU

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Điều chỉnh hành vi 

02

01

03

Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội 

14

06

01

06

03

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

04

TỔNG

16

6

2

0

6

10

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – CÁNH DIỀU

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Điều chỉnh hành vi 

Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội 

Giải quyết vấn đề và sáng tạo 

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHỦ ĐỀ 8. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ VĂN HÓA, XÃ HỘI 

24

16

24

16

Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên  

Nhận biết 

Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân và nhận biết tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm  trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.  

4

C1, C2, C3, C4

Thông hiểu 

Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 

2

1

C5, C6

C1a

Vận dụng

Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 

3

C1b, C1c, C1d

Bài 15. Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế 

Nhận biết

Nêu được khái niệm, vai trò, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. 

4

C7, C8, C9, C10

Thông hiểu 

Nêu được mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. 

Phân tích, đánh giá các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế. 

2

1

C11, C12

C2a

Vận dụng

Tự giác chấp hành nghiêm túc các yêu cầu chung của pháp luật quốc tế. 

3

C2b, C2c, C2d

Bài 16. Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, luật biển quốc tế 

Nhận biết 

Nhận biết được nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia. 

4

C13, C14, C15, C16

Thông hiểu 

Phân tích, đánh giá được một số hành vi vi phạm pháp luật 
Việt Nam và pháp luật quốc tế đơn giản. 

1

2

C17

C3a, C3b

Vận dụng 

Tự giác thực hiện nghiêm túc Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, luật biển quốc tế. 

1

2

C18

C3c, C3d

Bài 17. Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và Hợp đồng thương mại quốc tế 

Nhận biết 

Nêu được các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế.

4

C19, C20, C21, C22

Thông hiểu 

Phân tích, đánh giá được một số hành vi vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế.

1

2

C23

C4b, C4c

Vận dụng 

Tự giác thực hiện các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế. 

1

2

C24

C4a, C4d

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay