Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 12 cánh diều (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục kinh tế pháp luật 12 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 2 môn Kinh tế pháp luật 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. “Các quốc gia phải thực hiện một cách tự nguyện, trung thực và đầy đủ các nghĩa vụ theo điều ước quốc tế mà mình là thành viên” là nội dung của nguyên tắc nào dưới đây?
A. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền các quốc gia.
B. Nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.
C. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế.
D. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác.
Câu 2. “Hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các quốc gia và chủ thể khác thỏa thuận xây dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các quốc gia trong các mối quan hệ quốc tế” là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Điều ước quốc tế. | B. Tập quán quốc tế. |
C. Quan hệ quốc tế. | D. Pháp luật quốc tế. |
Câu 3. Đâu là một trong những vai trò quan trọng của pháp luật quốc tế trong đời sống quốc tế?
A. Cơ sở để bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới.
B. Cơ sở để xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
C. Cơ sở để thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.
D. Cơ sở để thúc đẩy tinh thần đoàn kết dân tộc.
Câu 4. Pháp luật quốc tế được thể hiện qua những văn bản nào dưới đây?
A. Kết luận của các hội nghị quốc tế khu vực quan trọng.
B. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế.
C. Biên bản các phiên họp của Liên hợp quốc.
D. Hiến chương, hiệp định, hiệp ước, công ước, nghị định thư.
Câu 5. Hành vi nào sau đây vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Bạn N đã cùng các bạn trong lớp tham gia chương trình “Đổi rác tái chế lấy cây”.
B. Anh B dùng xe tải chở rác từ khu dân cư về nơi tập kết nhưng không có bạt che chắn, để rơi vãi rác ra đường.
C. Công ty H tiêu hủy hóa chất hết hạn sử dụng bằng công nghệ phù hợp theo quy đinh.
D. Cơ sở sản xuất nước nắm của gia đình bà P luôn xử lí nước thải trước khi xả thải ra môi trường.
Câu 6. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Giúp môi trường trong lành và cân bằng hệ sinh thái.
B. Là nhân tố duy nhất thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.
C. Đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành.
D. Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Câu 7. Trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, công dân có quyền nào sau đây?
A. Được sống trong môi trường trong lành, không bị ô nhiễm.
B. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.
C. Đóng góp nghĩa vụ tài chính.
D. Tố cáo các hành vi vi phạm.
Câu 8. Pháp luật nước ta quy định, trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
công dân có nghĩa vụ:
A. Khiếu nại các hành vi vi phạm việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
B. Đóng góp nghĩa vụ tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
C. Tìm hiểu, tiếp cận các thông tin về bảo vệ môi trường.
D. Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí của địa phương.
Câu 9. “Các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, …” là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Môi trường. | B. Thiên nhiên. |
C. Văn hóa. | D. Xã hội. |
Câu 10. Để bảo vệ môi trường, hành vi nào dưới đây của công dân bị nghiêm cấm?
A. Bồi thường thiệt hại theo quy định.
B. Trồng cây phủ xanh đất trồng.
C. Xử lí rác thải nơi tập kết.
D. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia?
A. Luật quốc gia tạo cơ sở hình thành và góp phần thúc đẩy pháp luật quốc tế phát triển.
B. Pháp luật quốc tế và luật quốc gia tồn tại độc lập, không liên quan gì đến nhau.
C. Pháp luật quốc tế là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện quy định của luật quốc gia.
D. Pháp luật quốc tế và luật quốc gia có quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau.
Câu 12. Đâu không phải là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế?
A. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong các quan hệ quốc tế.
B. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hào bình.
C. Nguyên tắc can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
D. Nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.
Câu 13. Các bên chủ thể giao kết hợp đồng được quyết định mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng, không có cá nhân hay tổ chức nào được can thiệp vào việc giải quyết– đó là nội dung của nguyên tắc nào trong giao kết hợp đồng thương mại quốc tế?
A. Thiện chí, trung thực.
B. Tự do hóa thương mại.
C. Tự do giao kết hợp đồng.
D. Tuân thủ hợp đồng đã giao kết.
Câu 14. Các quốc gia thành viên được cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau, hạn chế tác động của các biện pháp trợ giá, bán phá giá, cấm vận, hạn ngạch – đó là nội dung nguyên tắc nào của WTO?
A. Tự do hóa thương mại.
B. Cạnh tranh công bằng.
C. Thương mại không phân biệt đối xử.
D. Minh bạch, ổn định trong thương mại.
Câu 15. Các bên giao kết hợp đồng có nghĩa vụ thực thi các cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng – đó là nội dung của nguyên tắc nào trong giao kết hợp đồng thương mại quốc tế?
A. Thiện chí, trung thực.
B. Tự do hóa thương mại.
C. Tự do giao kết hợp đồng.
D. Tuân thủ hợp đồng đã giao kết.
Câu 16. Nguyên tắc này nhằm tạo sự bình đẳng về cơ hội cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, kinh doanh nước ngoài với nhà sản xuất kinh doanh trong nước – nằm trong nguyên tắc nào nào dưới đây của WTO?
A. Nguyên tắc tự do hóa thương mại.
B. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng.
C. Nguyên tắc minh bạch.
D. Nguyên tắc không phân biệt đối xử.
Câu 17. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển được thực hiện trong vùng đặc quyền kinh tế?
A. Thăm dò, khai thác và quản lí các tài nguyên thiên nhiên.
B. Nghiên cứu khoa học và gìn giữ môi trường biển.
C. Lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, công trình trên biển.
D. Thi hành sự kiểm soát cần thiết đối với tàu thuyền nước ngoài.
Câu 18. Viên chức ngoại giao không có quyền nào sau đây?
A. Quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, tài liệu, thư tín và tương tiện đi lại.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Quyền được phép biết bí mật quốc gia của nước tiếp nhận.
D. Quyền tự do đi lại trong phạm vi mà pháp luật của nước sở tại quy định, trừ những vùng lãnh thổ có quy định riêng vì lí do an ninh và bí mật quốc gia.
..................................
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau đây:
Công ty H có trụ sở tại Malaysia kí hợp đồng vận chuyển hàng hóa với công ty D có trụ sở tại Pakistan. Theo hợp đồng, công ty H có nghĩa vụ vận chuyển hàng nông sản từ Indonesia đến Pakistan theo đường biển; công ty D có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền đầy đủ sau khi nhận hàng 1 ngày. Tuy nhiên, viện lí do gặp khó khăn đột xuất nên sau khi nhận hàng 1 ngày công ty D mới chỉ thanh toán cho công ty H 60% số tiền phải thanh toán; số tiền còn lại, công ty D đề nghị hoãn thanh toán sau 15 ngày. Công ty H không chấp nhận, đưa vụ việc lên Trọng tài thương mại giải quyết.
a. Công ty D có quyền tự ý hoãn thanh toán số tiền còn lại mà không cần sự đồng ý của công ty H.
b. Công ty D vi phạm nguyên tắc tuân thủ hợp đồng trong giao kết thương mại với công ty H.
c. Công ty D áp dụng đúng nguyên tắc tự do trong giao kết hợp đồng thương mại với công ty H.
d. Trọng tài thương mại sẽ không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này vì đây là tranh chấp giữa hai công ty của hai quốc gia khác nhau.
Câu 2. Đọc các thông tin sau:
Tàu X là tàu thương mại của nước Y đi qua lãnh hải của nước P không phải xin phép, trên cơ sở quyền qua lại vô hại. Đang đi theo tuyến hành lang mà nước P ấn định cho tàu thuyền nước ngoài, tàu X bỗng thay đổi hành trình, không đi theo tuyến đường ấn định nữa. Tại một khu vực khác trong lãnh hải nước P, tàu X dừng lại, chuyển xăng dầu buôn lậu từ tàu của mình sang hai tàu khác. Lực lượng cảnh sát biển nước P đã đuổi theo, bắt giữ tàu X cùng toàn bộ thủy thủ trên tàu. Tàu X được đưa vào bờ biển nước P để xử lí vi phạm.
a. Cảnh sát biển nước P có thẩm quyền tài phán đối với tàu X của nước Y.
b. Việc tàu X thay đổi hành trình và không đi theo tuyến đường được ấn định là vi phạm quyền qua lại vô hại.
c. Nước P không có quyền can thiệp vào hoạt động của tàu X vì tàu này đang thực hiện quyền qua lại vô hại.
d. Việc vi phạm quyền qua lại vô hại có thể gây căng thẳng trong quan hệ giữa các quốc gia, ảnh hưởng đến hình ảnh của quốc gia sở hữu tàu.
Câu 3. Đọc đoan thông tin sau đây:
Nước X và nước Y kí kết với nhau hiệp định đầu tư, theo đó nhà đầu tư của nước X và nước Y được hưởng những quyền lợi, ưu đãi và thực hiện những nghĩa vụ trên lãnh thổ của nhau như các nhà đầu tư trong nước mình, không có sự phân biệt đối xử nào. Tuy nhiên, nước X sau đó ban hành luật trái với hiệp định đã kí kết, trong đó hạn chế một số ưu đãi của nhà đầu tư nước Y trên lãnh thổ của mình.
a. Nước X đã vi phạm nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia.
b. Việc nước X ban hành luật hạn chế ưu đãi cho nhà đầu tư nước Y là hành vi vi phạm pháp luật.
c. Nước X có quyền tự do ban hành luật pháp trên lãnh thổ của mình, bất kể có vi phạm hiệp định quốc tế hay không.
d. Nhà đầu tư nước Y có quyền khiếu nại nước X lên một tổ chức quốc tế có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp.
..................................
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CÁNH DIỀU
..................................
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – CÁNH DIỀU
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Điều chỉnh hành vi | 02 | 01 | 03 | |||
Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội | 14 | 06 | 01 | 06 | 03 | |
Giải quyết vấn đề và sáng tạo | 04 | |||||
TỔNG | 16 | 6 | 2 | 0 | 6 | 10 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Điều chỉnh hành vi | Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội | Giải quyết vấn đề và sáng tạo | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHỦ ĐỀ 8. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ VĂN HÓA, XÃ HỘI | 24 | 16 | 24 | 16 | ||||
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Nhận biết | Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân và nhận biết tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. | 4 | C7, C8, C9, C10 | ||||
Thông hiểu | Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. | 1 | 1 | C6 | C4a | |||
Vận dụng | Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. | 1 | 3 | C5 | C4b, C4c, C4d | |||
Bài 15. Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế | Nhận biết | Nêu được khái niệm, vai trò, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. | 4 | C1, C2, C3, C4 | ||||
Thông hiểu | Nêu được mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. | Phân tích, đánh giá các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế. | 2 | 1 | C11, C12 | C1b | ||
Vận dụng | Tự giác chấp hành nghiêm túc các yêu cầu chung của pháp luật quốc tế. | 3 | C1a, C1c, C1d | |||||
Bài 16. Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, luật biển quốc tế | Nhận biết | Nhận biết được nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia. | 4 | C19, C20, C21, C22 | ||||
Thông hiểu | Phân tích, đánh giá được một số hành vi vi phạm pháp luật | 1 | 2 | C17 | C3a, C3b | |||
Vận dụng | Tự giác thực hiện nghiêm túc Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, luật biển quốc tế. | 1 | 2 | C18 | C3c, C3d | |||
Bài 17. Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và Hợp đồng thương mại quốc tế | Nhận biết | Nêu được các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế. | 4 | C13, C14, C15, C16 | ||||
Thông hiểu | Phân tích, đánh giá được một số hành vi vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế. | 2 | 2 | C23, C24 | C1b, C1c | |||
Vận dụng | Tự giác thực hiện các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế. | 1 | 2 | C24 | C1a, C1d |