Đề thi cuối kì 2 lịch sử 10 kết nối tri thức (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 10 kết nối tri thức kì 2 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 2 môn lịch sử 10 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức (bản word)
BẢNG MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ LỚP 10
KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN: LỊCH SỬ - BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC
TT | Chương / chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |||
1 | Chương 6. Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) | Bài 12. Văn minh Đại Việt | 4 (1,0) |
| 4 (1,0) |
|
|
|
| 1 (2,0) |
2 | Chủ đề 7. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam | Bài 13. Đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc Việt Nam | 2 (0,5) |
| 2 (0,5) |
|
| 1 (2,0) |
|
|
Bài 14. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam | 6 (1,5) |
| 6 (1,5) |
|
|
|
|
| ||
Tổng số câu hỏi | 12 (3,0) | 0 | 12 (3,0) | 0 | 0 | 1 (2,0) | 0 | 1 (2,0) | ||
Tỉ lệ | 30% | 30% | 20% | 20% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2 - Năm học 2022 – 2023
Môn: Lịch sử 10 Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Học kì 2 Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 2)
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
(6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Khoảng thế kỉ XVI, tôn giáo nào được du nhập vào Đại Việt?
- Phật giáo.
- Hồi giáo.
- Hin-đu giáo.
- Công giáo.
Câu 2. Loại hình nhà ở truyền thống của người Kinh là
- nhà nửa sàn, nửa trệt.
- nhà nhiều tầng, dựng bằng gỗ.
- nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.
- nhà trệt xây bằng gạch hoặc đắp bằng đất.
Câu 3. Tín ngưỡng dân gian nào của người Việt được đưa vào cung đình từ thời Lý, được triều đình bảo trợ và phát triển dưới hình thức một nghi lễ nhằm giữ đạo trung hiếu với vua và quốc gia?
- Thờ cúng tổ tiên.
- Thờ đức Chúa Trời.
- Thờ thần Đồng Cổ.
- Thờ Thành hoàng làng.
Câu 4. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (năm 1930), khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam
- được hình thành.
- ngày càng bị thu hẹp.
- bộc lộ những dấu hiệu rạn nứt, chia rẽ.
- ngày càng được củng cố, mở rộng, phát triển.
Câu 5. Một trong những tác phẩm văn hóa chữ Nôm tiêu biểu của người Việt là
- Thượng kinh kí sự.
- Bạch Đằng giang phú.
- Đoạn trường tân thanh.
- Bình Ngô đại cáo.
Câu 6. Ở Việt Nam, ngày 18/11 hằng năm là
- Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo.
- Ngày gia đình Việt Nam.
- Ngày báo chí cách mạng Việt Nam.
Câu 7. Bộ luật nào dưới đây được ban hành dưới triều Nguyễn?
- Hình thư.
- Hình luật.
- Hoàng Việt luật lệ.
- Quốc triều hình luật.
Câu 8. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam trong chính sách dân tộc về an ninh - quốc phòng?
- Giải quyết tốt quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người.
- Củng cố và mở rộng lãnh thổ trên đất liền và trên biển.
- Giữ gìn và củng cố mối quan hệ với các nước láng giềng.
- Tôn vinh những giá trị truyền thống của các dân tộc.
Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên tắc của Đảng và nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc?
- Đoàn kết.
- Bình đẳng.
- Tôn trọng sự khác biệt.
- Tương trợ nhau phát triển.
Câu 10. Chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam trong chính sách dân tộc trên lĩnh vực kinh tế là gì?
- Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng dân tộc, vùng miền.
- Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Phát triển nền kinh tế nhiều ngành, quy mô, trình độ công nghệ.
- Phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.
Câu 11. Hiện nay, 54 dân tộc ở Việt Nam được chia thành mấy nhóm ngữ hệ?
- 2 nhóm ngữ hệ.
- 3 nhóm ngữ hệ.
- 4 nhóm ngữ hệ.
- 5 nhóm ngữ hệ.
Câu 12. Đảng và nhà nước Việt Nam có chủ trương gì trong chính sách dân tộc trên lĩnh vực văn hóa?
- Tiếp thu mọi giá trị văn hóa du nhập từ bên ngoài vào.
- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.
- Chỉ tiếp thu văn hóa của các quốc gia đồng văn, đồng chủng.
- Xây dựng văn hóa bản địa, không tiếp thu văn hóa bên ngoài.
Câu 13. Nhà nước phong kiến Đại Việt dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu không nhằm mục đích nào sau đây?
- Khuyến khích, cổ vũ tinh thần học tập của nhân dân.
- Vinh danh những người tài giỏi, đỗ đạt cao trong các kì thi.
- Tạo nên các công trình kiến trúc độc đáo, làm phong phú văn hóa Đại Việt.
- Răn đe quan lại phải có trách nhiệm với nước, với dân để xứng với bảng vàng.
Câu 14. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay có điểm gì nổi bật?
- Tính tổng thể.
- Tính dung hoà.
- Tính toàn diện.
- Thiếu trọng điểm.
Câu 15. Việc người Việt sáng tạo ra chữ Nôm không phản ánh ý nghĩa nào dưới đây?
- Cho thấy tinh thần dân tộc và sự phát triển cao về tư duy của cư dân.
- Phản ánh tính khép kín trong quan hệ với các nền văn minh bên ngoài.
- Chữ viết là phương tiện để ghi chép, lưu trữ nhiều thành tựu văn minh khác.
- Là minh chứng cho sự tiếp thu có sáng tạo các thành tựu văn minh bên ngoài.
Câu 16. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt?
- Góp phần tạo dựng nên bản lĩnh, bản sắc của con người Việt Nam.
- Chứng tỏ nền văn hóa ngoại lai hoàn toàn lấn át nền văn hóa truyền thống.
- Tạo nên sức mạnh dân tộc trong những cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc.
- Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân.
Câu 17. Lễ hội của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam không có đặc điểm nào sau đây?
- Quy mô lễ hội khá đa dạng.
- Mang đậm tính truyền thống.
- Lễ hội chỉ diễn ra vào mùa xuân.
- Hệ thống lễ hội đa dạng và phong phú.
Câu 18. Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay?
- Là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc.
- Là công việc cần phải được nhà nước quan tâm chú ý.
- Là sách lược quan trọng cần được vận dụng linh hoạt.
- Là cơ sở để hoàn thành thống nhất đất nước về nhà nước.
Câu 19. Truyền thuyết nào dưới đây giải thích về nguồn gốc, tổ tiên của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam?
- Đẻ đất đẻ nước.
- An Dương Vương.
- Con Rồng cháu Tiên.
- Chử Đồng Tử - Tiên Dung.
Câu 20. So với dân tộc Kinh, trang phục của các dân tộc thiểu số có điểm gì khác biệt?
- Được may bằng nhiều loại vải có chất liệu tự nhiên.
- Trang phục thường có hoa văn trang trí sặc sỡ.
- Trang phục chủ yếu là áo và quần váy.
- Ưa thích dùng đồ trang sức.
Câu 21. Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, một trong những nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công là
- truyền thống đoàn kết.
- sự viện trợ của bên ngoài.
- vũ khí chiến đấu hiện đại.
- thành lũy, công sự kiên cố.
Câu 22. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam?
- Nhu cầu đoàn kết lực lượng để đấu tranh chống ngoại xâm.
- Nhu cầu mở rộng giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.
- Các chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể của nhà nước.
- Yêu cầu liên kết để làm thủy lợi, phục sụ sản xuất nông nghiệp.
Câu 23. Văn minh Đại Việt không được hình thành trên cơ sở nào sau đây?
- Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.
- Ảnh hưởng sâu sắc từ các nền văn minh Tây Á và Bắc Phi.
- Cội nguồn từ những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
- Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu các nền văn minh bên ngoài.
Câu 24. Ở Việt Nam, việc xây dựng các trường Thổ thông Dân tộc nội trú, miễn giảm học phí cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số là biểu hiện cụ thể của chính sách dân tộc trên lĩnh vực nào?
- Kinh tế.
- Y tế.
- An ninh - quốc phòng.
- Văn hóa - giáo dục.
TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Kỉ nguyên văn minh Đại Việt là kỉ nguyên văn minh thứ hai trong lịch sử Việt Nam với những thành tựu rực rỡ trong phát triển kinh tế, chấn hưng văn hoá và những vũ công hào hùng trong chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước..." (Phan Huy Lê, Di sản văn hoá Việt Nam dưới góc nhìn lịch sử, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2014, tr. 409). Anh/ chị có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao?
Câu 2 (2,0 điểm): Chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong hoạt động kinh tế của người Kinh và các dân tộc thiểu số.