Đề thi giữa kì 1 lịch sử 10 kết nối tri thức (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 10 kết nối tri thức giữa kì 1 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 1 môn lịch sử 10 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

LỊCH SỬ 10  -  KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: ... phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

  1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Ngành công nghiệp văn hóa nào sau đây cần thiết phải sử dụng chất liệu lịch sử trong quá trình phát triển?

  1. xuất bản.
  2. du lịch văn hóa.
  3. quảng cáo.
  4. thủ công mỹ nghệ.

Câu 2. Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho một số ngành công nghiệp văn hóa thông qua

  1. Phương pháp nghiên cứu lịch sử.
  2. Quan điểm lịch sử.
  3. Các nguồn sử liệu.
  4. Phương pháp trình bày lịch sử.

Câu 3. Nội dung nào sau đây là vai trò của các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học?

  1. Quảng bá, lan tỏa rộng rãi những tri thức, giá trị lịch sử dưới nhiều hình thức.
    B. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho sự phát triển của ngành Sử học.
    C. Cung cấp toàn bộ tri thức về quá trình hình thành và phát triển của ngành Sử học.
    D. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất cho công tác nghiên cứu và phục dựng lịch sử.

Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?

  1. Lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa.
  2. Cung cấp mọi kiến thức chuyên môn về ngành.
  3. Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.
  4. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo.

Câu 5. Công nghiệp văn hóa Việt Nam bao gồm ngành nào sau đây?

  1. Công nghệ thông tin.
  2. Sinh học.
  3. Y khoa.
  4. Du lịch văn hóa.

Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

  1. Là cơ sở dẫn tới mọi phát minh khoa học công nghệ hiện đại.
  2. Cung cấp mọi kiến thức chuyên sâu của các ngành khoa học.
  3. Tái hiện toàn diện và đầy đủ lịch sử của từng ngành khoa học.
  4. Là thước đo giá trị của các phát minh khoa học và công nghệ.

Câu 7.  Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn vì những thông tin này

  1. luôn tách biệt với hoạt động của con người.
  2. phản ánh hiện thực cuộc sống trong quá khứ.
  3. góp phần dự đoán tương lai của loài người.
  4. là cơ sở duy nhất để nghiên cứu quá khứ.

Câu 8. Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học sử dụng những tri thức, phương pháp nghiên cứu và thành tựu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn nhằm

Nhận định trên đề cập đến ý nghĩa nào sau đây của tri thức lịch sử?

  1. giúp nhận thức lịch sử trở nên chính xác, đầy đủ và sâu sắc.
  2. thay đổi hiện thực lịch sử theo nhận thức của con người.
  3. chứng tỏ sự lệ thuộc của Sử học vào cách ngành khoa học khác.
  4. chứng minh sự phát triển độc lập của các ngành khoa học xã hội.

Câu 9.  Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mối liên hệ của Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn?

  1. Là tấm gương phản chiến giá trị của các công trình khoa học.
  2. Là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của các ngành khoa học xã hội.
  3. Là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình khoa học.
  4. Là chất liệu của các công trình khoa học xã hội và nhân văn.

Câu 10. “Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên”. Đây là quan điểm

  1. sai, vì tất cả mọi người đều có thể học tập và tìm hiểu lịch sử.
  2. sai, vì học tập và tìm hiểu lịch sử chỉ dành cho các nhà sử học.
  3. đúng, vì đây là môn học bắt buộc ở trường phổ thông và đại học.
  4. đúng, vì chỉ học sinh và sinh viên mới cần học tập lịch sử.

Câu 11.  Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lịch sử của ngôi trường mà em đang học?

  1. Những thế hệ học sinh đầu tiên của trường.
  2. Định hướng phát triển của trường trong tương lai.
  3. Quá trình hình thành và phát triển của nhà trường.
  4. Hiệu trưởng đầu tiên của nhà trường.

Câu 12. Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ như thế nào?

  1. Quan hệ gắn bó và tương tác hai chiều.
  2. Chỉ Sử học tác động đến các ngành khoa học.
  3. Luôn tách rời và không có quan hệ với nhau.
  4. Quan hệ một chiều, không tác động qua lại.

Câu 13. Kết nối lịch sử với cuộc sống chính là

  1. sử dụng những kiến thức trong quá khứ để thay đổi cuộc sống hiện tại.
    B. sử dụng tri thức lịch sử để hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại.
  2. kết nối giữa hiện thực lịch sử với nhận thức lịch sử bằng các nguồn sử liệu.
    D. sưu tầm và sử dụng các nguồn sử liệu để làm sáng tỏ hiện thực lịch sử.

Câu 14. Việc học tập lịch sử suốt đời đem lại lợi ích nào sau đây?

  1. Giúp con người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức.
  2. Giúp con người phát triển toàn diện về mặt thể chất.
  3. Làm phong phú và đa dạng hiện thực lịch sử.
  4. Tách rời lịch sử với cuộc sống của con người.

Câu 15. Yếu tố cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là gì?

  1. Xác định giá trị thực tế của di sản.
  2. Phát huy giá trị của di sản văn hóa.
  3. Đảm bảo tính nguyên trạng của di sản.
  4. Thường xuyên tu bổ và hiện đại hóa di sản.

Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng các nguyên tắc cơ bản của Sử học?

  1. Khách quan, chủ quan, trung thực, nhân văn.
  2. Chủ quan, nhân văn, khách quan, trung thực.
  3. Khách quan, trung thực, nhân văn, tiến bộ.
  4. Trung thực, nhân văn, tiến bộ, chủ quan.

Câu 17. Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của Sử học?

  1. Truyền bá những giá trị truyền thống tốt đẹp.
  2. Cung cấp tri thức khoa học cho con người.
  3. Tái hiện lại những sự kiện trong quá khứ.
  4. Góp phần dự báo về tương lai của nhân loại.

Câu 18. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chức năng của Sử học?

  1. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
  2. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho con người.
  3. Dự báo về tương lai của con người và xã hội loài người.
  4. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.

Câu 19. Đạo Hồi (Ixlam) bắt đầu được truyền bá đến I-ran và Trung Á đã dẫn đến thành lập một vương triều Hồi giáo nữa ở giáp

  1. Nam Ấn Độ.
  2. Tây Bắc Ấn Độ.
  3. Miền Trung Ấn Độ.
  4. Thành phố Bắc Ấn.

Câu 20. Từ thế kỉ XIII, Ấn Độ bị xâm chiếm bởi thế lực nào?

  1. Người Hồi giáo gốc Trung Á.
  2. Người Hồi giáo gốc Thổ ở vùng Trung Á.
  3. Người Hồi giáo gốc Mông Cổ.
  4. Người Hồi giáo gốc Thổ vùng Lưỡng Hà.

Câu 21. Vương triều Hồi giáo Đê-li được thành lập do

  1. Người Hồi giáo từ phương Tây hoàn thành thống nhất các tiểu quốc Ấn Độ.
  2. Sự hợp nhất hai vương quốc Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà và miền Trung Ấn Độ.
    C. Người Hồi giáo gốc Trung Á hoàn thành chinh phục các tiểu quốc Ấn Độ.
    D. Chính sách tích cực của vương triều Hồi giáo ở vùng Tây Bắc Ấn Độ.

Câu 22. Ý nào giải thích đúng nhất lí do Acơba – vị vua thứ tư của vương triều Môgôn được coi là vị vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ?

  1. Ông rất quan tâm phát triển kinh tế.
  2. Ông đã thực hiện hòa hợp dân tộc, hòa hợp tôn giáo.
  3. Ông đã thực hiện chính sách đúng đắn, đưa Ấn Độ phát triển thịnh vượng.
  4. Ông đề ra những chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tác văn hóa, văn nghệ.

Câu 23. Nét đặc sắc của văn hoá Ấn Độ từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI là gì?

  1. Văn hoá Hồi giáo vào Ấn Độ làm thủ tiêu văn hoá truyền thống.
  2. Tổng hợp các loại hình văn hoá của các nước đều có mặt ở Ấn Độ.
  3. Văn hoá truyền thống Ấn Độ đã làm phai mờ văn hoá Hồi giáo.
  4. Song song luôn tồn tại hai nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hin-đu giáo và Hồi giáo.

Câu 24. Nét nổi bật của tình hình văn hóa Ấn Độ dưới vương triều Hồi giáo Đê - li là

  1. Hồi giáo từ Ấn Độ được truyền bá và ảnh hưởng đến nhiều nơi ở Đông Nam Á.
    B. Diễn ra sự giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa Hồi giáo; Hồi giáo được truyền bá sang vùng Đông Nam Á.
  2. Diễn ra sự giao lưu văn hóa Đông (văn hóa Ấn Độ) – Tây (văn hóa Arập Hồi giáo).
    D. Vương triều Đêli là vương triều ngoại tộc nhưng đã nhanh chóng tự biến thành vương triều của người Ấn Độ.
  3. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy phân biệt giữa khái niệm lịch sử và quá khứ. Cho ví dụ minh họa cho mỗi khái niệm.

Câu 2 (2,0 điểm): Liên hệ và cho biết ảnh hưởng của những thành tựu văn minh phương Đông đối với Việt Nam.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay