Đề thi giữa kì 1 lịch sử 10 kết nối tri thức (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 10 kết nối tri thức giữa kì 1 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 1 môn lịch sử 10 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức (bản word)

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

LỊCH SỬ 10  -  KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: ... phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

  1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Lịch sử được hiểu là?

  1. những gì đang diễn ra ở hiện tại.
  2. những gì đã diễn ra trong quá khứ.
  3. những gì sẽ xảy ra trong tương lai.
  4. ngành khoa học dự đoán về tương lai.

Câu 2. Hiện thực lịch sử được hiểu là?

  1. Toàn bộ những hiểu biết của con người về quá khứ.
  2. Quá trình con người tái hiện lại quá khứ.
  3. Tất cả những gì diễn ra trong quá khứ.
  4. Những nghiên cứu của con người về quá khứ.

Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử?

  1. Tồn tại khách quan.
  2. Phụ thuộc vào ý nghĩ của con người.
  3. Nhận thức của con người về quá khứ.
  4. Có thể thay đổi theo thời gian.

Câu 4. Đâu là yếu tố khác nhau giữa nhận thức lịch sử và hiện thực lịch sử?

  1. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử.
  2. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
  3. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử.
  4. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử.

Câu 5. Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử?

  1. Học trên lớp.
  2. Tham quan, điền dã.
  3. Xem phim tài liệu, lịch sử.
  4. Học trong phòng thí nghiệm.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là cách mà con người lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, truyền thống và tri thức?

  1. Gửi gắm trong sử thi.
  2. Khắc họa trên vách đá.
  3. Dựng các bộ phim khoa học viễn tưởng.
  4. Thực hành nghi lễ truyền thống.

Câu 7.  Cần phải học tập và khám phá lịch sử vì học lịch sử giúp chúng ta?

  1. dự đoán được quy luật phát triển của vạn vật trên Trái Đất.
  2. hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, quê hương.
  3. thay đổi được những sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá khứ.
  4. sáng tạo và làm phong phú thêm hiện thực lịch sử.

Câu 8. “Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.

(Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 101)

Nhận định trên đề cập đến ý nghĩa nào sau đây của tri thức lịch sử?

  1. Giúp con người đúc kết bài học kinh nghiệm từ quá khứ cho hiện tại.
  2. Góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
  3. Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, bản sắc của dân tộc.
  4. Giúp con người dự báo chính xác về những sự kiện trong tương lai.

Câu 9. Nội dung nào sau đây là một trong những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?

  1. Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thay đổi.
  2. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử hiện nay còn là bí ẩn.
  3. Lịch sử chỉ xuất hiện một lần và không lặp lại.
  4. Nhận thức lịch sử luôn trùng khớp hiện thực lịch sử.

Câu 10. Nội dung nào sau đây là một trong những nhân tố chứng minh Sử học là môn khoa học liên ngành?

  1. Sử học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ trên tất cả các lĩnh vực.
    B. Sử học do con người sáng tạo ra trên cơ sở nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng trong quá khứ.
    C. Sử học là ngành khoa học xã hội, gắn liền với đời sống hiện tại của con người.
    D. Sử học là ngành khoa học tự nhiên, gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người.

Câu 11. Nội dung nào sau đây là mục đích của các nhà sử học khi vận dụng tri thức của các ?

  1. Chứng minh tính xác thực của các nguồn tư liệu lịch sử.
  2. Hiểu đúng và ngày càng đầy đủ hơn về quá khứ của loài người.
  3. Chứng tỏ mối quan hệ giữa các ngành khoa học với đời sống.
  4. Chứng minh quan hệ giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

Câu 12. Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ như thế nào?

  1. Quan hệ gắn bó và tương tác hai chiều.
  2. Chỉ Sử học tác động đến các ngành khoa học.
  3. Luôn tách rời và không có quan hệ với nhau.
  4. Quan hệ một chiều, không tác động qua lại.

Câu 13. Ngành nào sau đây là thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn?

  1. Vật lí học.
  2. Văn học.
  3. Sinh học.
  4. Khảo cổ học.

Câu 14. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn?

  1. Là nguồn cảm hứng đưa tới sự ra đời của các công trình khoa học.
  2. Luôn biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
  3. Cung cấp toàn diện kiến thức chuyên ngành của các ngành khoa học.
  4. Là cơ sở dẫn tới sự ra đời của mọi ngành khoa học xã hội và nhân văn.

Câu 15. Yếu tố cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là gì?

  1. Xác định giá trị thực tế của di sản.
  2. Phát huy giá trị của di sản văn hóa.
  3. Đảm bảo tính nguyên trạng của di sản.
  4. Thường xuyên tu bổ và hiện đại hóa di sản.

Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản?

  1. Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
  2. Sử học giúp cho giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền vững.
    C. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở khoa học để xác định giá trị của di sản.
    D. Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn di sản.

Câu 17. Nội dung nào sau đây là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể?

  1. Góp phần lưu trữ và thực hành di sản từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  2. Góp phần phát triển đa dạng sinh học và làm tăng giá trị của di sản.
  3. Hạn chế tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người đến di sản.
  4. Tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của các di sản.

Câu 18. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa với ngành du lịch?

  1. Chỉ có lịch sử tác động lên ngành du lịch.
  2. Tồn tại độc lập, không liên quan đến nhau.
  3. Có mối quan hệ tương tác hai chiều.
  4. Chỉ ngành du lịch mới tác động đến lịch sử.

Câu 19. Sử học là gì?

  1. Khoa học nghiên cứu về lịch sử hình thành sinh vật.
  2. Khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.
  3. Tất cả những gì diễn ra trong quá khứ.
  4. Tất cả những gì diễn ra trong hiện tại.

Câu 20. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo nào dưới đây?

  1. Phật giáo và Hin-đu giáo.
  2. Đạo giáo và Nho giáo.
  3. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.
  4. Bà La Môn giáo và Nho giáo.

Câu 21. Đối tượng nghiên cứu của sử học là?

  1. Các hành tinh trong hệ mặt trời.
  2. Toàn bộ hệ sinh vật trái đất.
  3. Toàn bộ quá khứ của loài người.
  4. Qúa trình hình thành địa cầu.

Câu 22. Tục ướp xác của cư dân Ai Cập cổ đại xuất phát từ

  1. sự mách bảo của thần Mặt Trời (Ra).
  2. lễ nghi bắt buộc trong Tô-tem giáo.
  3. niềm tin vào sự bất tử của linh hồn.
  4. mệnh lệnh của các Pha-ra-ông.

Câu 23. Ngành công nghiệp văn hóa nào sau đây cần thiết phải sử dụng chất liệu lịch sử trong quá trình phát triển?

  1. Xuất bản.
  2. Quảng cáo.
  3. Thủ công, đan lát.
  4. Du lịch văn hóa

Câu 24. Công nghiệp văn hóa Việt Nam bao gồm ngành nào sau đây

  1. Y khoa.
  2. Du lịch văn hóa.
  3. Sinh học.
  4. Công nghệ thông tin.
  5. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức lịch sử của con người và yếu tố nào ảnh hưởng đến nhận thức của em.

Câu 2 (2,0 điểm): Liên hệ và cho biết ảnh hưởng của những thành tựu văn minh phương Đông đối với thế giới.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay