Đề thi cuối kì 2 lịch sử 11 cánh diều (Đề số 7)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 11 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 học kì 2 môn Lịch sử 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 11 cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: ………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Việt Nam tiếp giáo với Biển Đông ở những phía nào?
A. đông, nam và tây nam. | B. nam, bắc và đông bắc. |
C. nam, tây và tây bắc. | D. đông, bắc và đông nam. |
Câu 2. Quốc gia nào sau đây tiếp giáp với Biển Đông?
A. Lào. | B. Ấn Độ. | C. Mi-an-ma. | D. Pháp. |
Câu 3. Ý nào sau đây thể hiện tầm quan trọng chiến lược về quốc phòng, an ninh của hệ thống đảo và quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông?
A. Góp phần quan trọng vào việc phát triển công nghiệp quốc phòng.
B. Là căn cứ để Việt Nam khai thác tài nguyên biển, đảo.
C. Là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.
D. Là địa bàn có nguồn tài nguyên phong phú.
Câu 4. Biển Đông là một trong những biển lớn và là đường vận chuyển huyết mạch của khu vực
A. châu Á - Thái Bình Dương. | B. Bắc Mĩ và eo biển Đan Mạch. |
C. châu Âu và mũi Hảo Vọng. | D. châu Phi và châu Nam Cực. |
Câu 5. Các chúa Nguyễn thực hiện các hoạt động quản lí, khai thác liên tục ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua các đội
A. Hoàng Sa và Bắc Hải. | B. Trường Sa và Bắc Hải. |
C. Hoàng Sa và Trường Sa. | D. Hoàng Sa. |
Câu 6. Ở Biển Đông, nguồn tài nguyên thiên nhiên nào sau đây có trữ lượng vào loại lớn nhất thế giới?
A. Muối biển. | B. Dầu khí. | C. Băng cháy. | D. Quặng sắt. |
Câu 7. Dưới thời kì nhà Nguyễn, một trong những biện pháp của Nhà nước nhằm xác lập chủ quyền và quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là
A. xây dựng trạm vô tuyến điện. | B. khảo sát đo vẽ bản đồ. |
C. thành lập các huyện đảo. | D. xây dựng ngọn hải đăng. |
Câu 8. Biển Đông là cầu nối giữa hai đại dương nào sau đây?
A. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
B. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
C. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Câu 9. Một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất, đem lại lợi ích kinh tế to lớn ở thềm lục địa Việt Nam là
A. dầu khí. | B. nham thạch. | C. vàng. | D. bạc. |
Câu 10. Eo biển nào sau đây ở Biển Đông có vai trò quan trọng với nhiều quốc gia và nền kinh tế trên thế giới?
A. Ma-lắc-ca. | B. Ba-si. |
C. Ma-ca-xa. | D. Xun-đa. |
Câu 11. Việt Nam đã thực hiện việc xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vào thời gian nào sau đây?
A. thế kỉ XV. | B. thế kỉ XVI. |
C. thế kỉ XVII. | D. thế kỉ XIX. |
Câu 12. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của quốc gia nào sau đây?
A. Trung Quốc. | B. Hàn Quốc. | C. Việt Nam. | D. Nhật Bản. |
Câu 13. Ý nào dưới đây không phải là chủ trương của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông?
A. Ban hành các văn bản pháp lí khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
B. Tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS).
C. Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông.
D. Ban hành lệnh cấm đánh bắt hải sản trên Biển Đông.
Câu 14. Các quốc gia và vùng lãnh thổ ven Biển Đông là nơi
A. xuất hiện quá trình giao thoa giữa các nền văn minh lớn trong lịch sử thế giới.
B. tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của thế giới.
C. điều tiết giao thông đường biển quan trọng nhất của thế giới.
D. có vị trí trung tâm trên con đường Tơ lụa trên biển.
Câu 15. Ở Việt Nam, những cảng lớn nào sau đây được xây dựng dọc bờ biển, giữ vai trò đầu mối vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế?
A. Cảng Đồng Nai, cảng Đà Nẵng, cảng Long An.
B. Cảng Vũng Áng, cảng Hà Nội, cảng Hội An.
C. Cảng Long Bình, cảng Hưng Yên, cảng Cam Ranh.
D. Cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn.
Câu 16. Biển Đông trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của các nước lớn trên thế giới vì đây là
A. địa bàn chiến lược quan trọng, nơi tập trung nhiều mô hình chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa đa dạng của thế giới.
B. nơi giao thoa của tất cả các nền văn minh nhân loại, kinh tế phát triển mạnh hàng đầu thế giới.
C. khu vực giao thoa của các nền văn hóa lớn trên thế giới, kinh tế tất cả các nước đều phát triển mạnh hàng đầu thế giới.
D. khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản quý giá của thế giới.
…………………………………..
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Đại Nam nhất thống toàn đồ là bản đồ Việt Nam dưới thời Nguyễn, được vẽ vào khoảng năm 1838, ghi rõ “Hoàng Sa”, “Vạn Lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam, phía ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam thuộc lãnh thổ Việt Nam. Trong bài “Địa lý Vương quốc Cô – chin – chi – na” (Tạp chí Hội Địa lí Hoàng gia Luân Đôn, Tập 19, 1849, tr.93) của Gút – láp, có đoạn ghi rõ Pa – ra – xeo (tức Hoàng Sa) thuộc lãnh thổ Việt Nam và chú thích cả tên Việt Nam là “Cát Vàng””.
(Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.86)
a. Đại Nam nhất thống toàn đồ là bản đồ Việt Nam dưới thời Nguyễn, được vẽ vào thế kỉ XVIII.
b. Đại Nam nhất thống toàn đồ là một tài liệu, căn cứ để khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa trong lịch sử thuộc chủ quyền của Việt Nam.
c. Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa còn được ghi chép trong các tài liệu của người nước ngoài.
d. Đại Nam nhất thống toàn đồ là tấm bản đồ duy nhất của Việt Nam hiện nay thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Quần đảo Hoàng Sa (trực thuộc huyện đảo Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng) bao gồm hai nhóm đảo chính: nhóm phía tây (nhóm Lưỡi Liềm hay Trăng Khuyết) gồm một số đảo như Hoàng Sa, Tri Tôn, Hữu Nhật, Duy Mộng,…; nhóm phía đông (nhóm An Vĩnh) gồm các đảo tương đối lớn như Phú Lâm, Đa Cây, Linh Côn và các bãi ngầm, trong đó lớn nhất là đảo Phú Lâm.
Quần đảo Trường Sa (trực thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) được chia thành 8 cụm là Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm (An Bang) và Bình Nguyên”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ cánh diều, tr.81)
a. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về tiềm năng phát triển du lịch của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
b. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lần lượt trực thuộc thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
c. Đảo Phú Lâm là một trong những đảo lớn nhất thuộc nhóm phía đông của quần đảo Hoàng Sa.
d. Nhóm đảo Loại Ta là 1 trong 8 cụm thuộc quần đảo Trường Sa.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Với chủ trương nhất quán giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên biển bằng biện pháp hòa bình, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng có hiệu quả Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 để giải quyết các tranh chấp về phân định biển với các nước láng giềng. Việt Nam đã chủ động cùng các quốc gia có liên quan đàm phán, phân định các vùng biển chồng lấn theo quy định của Công ước, góp phần tạo môi trường ổn định, hòa bình, hợp tác và phát triển, như kí thỏa thuận hợp tác cùng phát triển dầu khí với Ma – lai – xi – a (1992), phân định biển với Thái Lan (1997), phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc (2000), phân định thềm lục địa với In – đô – nê – xi – a (2003)”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.89)
a. Việt Nam chủ trương nhất quán giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình, thương lượng.
b. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển là một văn bản pháp lý quan trọng giúp Việt Nam có thể giải quyết các tranh chấp trên biển thông qua luật pháp quốc tế.
c. Việt Nam đã chủ động đàm phán và kí kết thỏa thuận với nhiều quốc gia có chung Biển Đông nhằm đảm bảo hòa bình, an ninh trên biển.
d. In – đô – nê – xi – a và Việt Nam đã đàm phán và cùng đi đến thỏa thuận hợp tác phát triển dầu khí trên biển năm 2003.
……………………………………..
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU
……………………………………..
TRƯỜNG THPT.........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu lịch sử | 8 | 2 | 1 | 1 | 1 | |
Nhận thức và tư duy lịch sử | 4 | 4 | 4 | 5 | 2 | |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 2 | 4 | 2 | |||
TỔNG | 12 | 8 | 4 | 5 | 6 | 5 |
24 | 16 |
TRƯỜNG THPT.........
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Tìm hiểu lịch sử | Nhận thức và tư duy lịch sử | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số câu) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số câu) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG | 24 | 16 | 24 | 16 | ||||
Bài 12. Ví trí và tầm quan trọng của Biển Đông | Nhận biết | Xác định được vị trí địa lí của Biển Đông và vị trí của các đảo, quần đảo ở Biển Đông trên bản đồ. | Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông về giao thông biển, vị trí chiến lược, nguồn tài nguyên thiên nhiên biển. | 6 | 3 | C2, C4, C6, C8, C10, C12 | C2a, C4a, C4d | |
Thông hiểu | Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo ở Biển Đông. | 4 | 4 | C14, C16, C18, C20 | C2c, C2d, C4b, C4c | |||
Vận dụng | Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, đề xuất các biện pháp để khai thác hiệu quả, bền vững vị trí và tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông. | 2 | 1 | C22, C24 | C2b | |||
Bài 13. Việt Nam và Biển Đông | Nhận biết | Nêu được Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong lịch sử. | 6 | 2 | C1, C3, C5, C7, C9, C11 | C1a, C1b | ||
Thông hiểu | Nêu được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối Với Việt Nam về quốc phòng, an ninh, và phát triển các ngành kinh tế trọng điểm. | Trình bày được những nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. | 4 | 2 | C13, C15, C17, C19 | C1c, C3b | ||
Vận dụng | Nêu được chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. | Trân trọng những thành quả đấu tranh, bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông trong lịch sử. | Sẵn sàng tham gia đóng góp vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước Việt Nam. | 2 | 4 | C21, C23 | C1d, C3a, C3c, C3d |