Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo kì 2 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 2 môn lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

BẢNG MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 7 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM HỌC 2022 - 2023

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

TT

Chương / chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phân môn Địa lí

1

Châu Đại Dương

Thiên nhiên châu Đại Dương

1

(0,25)

 

1

(0,25)

 

 

 

 

 

Đặc điểm dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a

1

(0,25)

 

 

 

1

(0,25)

 

 

 

Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

1

(0,25)

 

1

(0,25)

 

 

 

 

 

2

Châu Nam Cực

Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

1

(0,25)

 

1

(0,25)

 

 

1

(2,0)

 

 

Thiên nhiên châu Nam Cực

1

(0,25)

 

 

 

1

(0,25)

 

 

 

3

Chủ đề chung

Đô thị: Lịch sử và hiện tại

1

(0,25)

 

1

(0,25)

 

 

 

 

 

Tổng số câu hỏi

6

(1,5)

 

4

(1,0)

 

2

(0,5)

1

(2,0)

0

0

Tỉ lệ

15%

10%

25%

0%

Phân môn Lịch sử

1

Chương 5. Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

2

(0,5)

    

1/2

(1,5)

 

1/2

(0,5)

Bài 20. Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)

2

(0,5)

 

3

(0,75)

     

Bài 21. Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

2

(0,5)

 

3

(0,75)

     
  

 

 

 

 

     

Tổng số câu hỏi

6

(1,5)

0

6

(1,5)

0

0

1/2

(1,5)

0

1/2

(0,5)

Tỉ lệ

15%

15%

10%

10%

Tổng hợp chung

30%

25%

35%

10%

Phòng Giáo dục và Đào tạo ....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2 - Năm học 2022 – 2023

Môn: Lịch sử và Địa lí 7 Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 2)

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

  1. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Đường xích đạo chạy qua nơi nào sau đây ở châu Đại Dương?

  1. Lục địa Ô-xtrây-li-a.
  2. Quần đảo Niu Di-len.
  3. Chuỗi đảo Mê-la-nê-di.
  4. Chuỗi đảo Mi-crô-nê-di.

Câu 2. Cảnh quan phổ biến ở các đảo thuộc châu Đại Dương là

  1. Rừng xích đạo xanh quanh năm và xavan, cây bụi lá cứng.
  2. Rừng mưa mùa nhiệt đới, rừng lá kim ôn đới, thảo nguyên.
  3. Rừng xích đạo xanh quanh năm và rừng mưa mùa nhiệt đới.
  4. Thảo nguyên, rừng lá rộn ôn đới và rừng mưa mùa nhiệt đới.

Câu 3. Người nhập cư gốc Âu sống tập trung nhiều ở

  1. Pa-pua Niu Ghi-nê và Niu Di-len.
  2. Niu Di-len và Ô-xtrây-li-a.
  3. Ô-xtrây-li-a và Va-nu-a-tu.
  4. Va-nu-a-tu và Pa-pua Niu Ghi-nê.

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với Ô-xtrây-li-a?

  1. Quốc gia có nền văn hoá đa dạng.
  2. Dùng duy nhất chỉ một ngôn ngữ.
  3. Có tôn giáo các châu lục khác đến.
  4. Có cả văn hoá bản địa và nhập cư.

Câu 5. Các nước nổi tiếng về xuất khẩu thịt cừu ở châu Đại Dương là

  1. Pa-pua Niu Ghi-nê và Niu Di-len.
  2. Niu Di-len và Ô-xtrây-li-a.
  3. Ô-xtrây-li-a và Va-nu-a-tu.
  4. Va-nu-a-tu và Pa-pua Niu Ghi-nê.

Câu 6. Ô-xtrây-li-a phát triển mạnh ngành chăn nuôi

  1. Bò, cừu.
  2. Lợn, cừu.
  3. Lợn, gà.
  4. Bò, trâu.

Câu 7. Đại bộ phận lãnh thổ châu Nam Cực nằm

  1. Phía bắc lục địa Phi.
  2. Trong vòng cực Bắc.
  3. Trong vòng cực Nam.
  4. Phía tây châu Mĩ.

Câu 8. Hiện nay, ở châu Nam Cực có

  1. Mạng lưới dân cư và đô thị khá dày đặc.
  2. Mạng lưới các trạm nghiên cứu khoa học.
  3. Mạng lưới sông ngòi, hồ đầm khá nhiều.
  4. Nhiều cao nguyên băng, động vật hoang.

Câu 9. Địa hình ở Nam Cực phổ biến là các

  1. Cao nguyên băng.
  2. Đảo băng lớn.
  3. Các bán đảo băng.
  4. Quần đảo băng.

Câu 10. Ở Nam Cực không có loài động vật nào sau đây?

  1. Hải cẩu.
  2. Chim biển.
  3. Hải báo.
  4. Gấu nâu.

Câu 11. U-rúc là đô thị của

  1. Lưỡng Hà cổ đại.
  2. Tây Âu trung đại.
  3. Ấn Độ cổ đại.
  4. Hy Lạp cổ đại.

Câu 12. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân phương Đông cổ đại là

  1. Buôn bán đường biển.
  2. Đánh bắt hải sản.
  3. Canh tác nông nghiệp.
  4. Chăn nuôi du mục.
  5. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Chứng minh châu Nam Cực có vị trí địa lí đặc biệt. Giải thích tại sao châu Nam Cực là hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có những loài động vật sinh sống?

 

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

  1. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa (1418 - 1423), nghĩa quân Lam Sơn đã

  1. Giành được nhiều thắng lợi quan trọng.
  2. Liên tục mở rộng phạm vi chiếm đóng.
  3. Mở nhiều đợt tấn công lớn vào căn cứ địch.
  4. Phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách.

Câu 2. Chiến thắng nào của nghĩa quân Lam Sơn có ý nghĩa quyết định, buộc quân Minh phải chấm dứt chiến tranh?

  1. Chi Lăng - Xương Giang.
  2. Ngọc Hồi - Đống Đa.
  3. Tốt Động - Chúc Động.
  4. Rạch Gầm - Xoài Mút.

Câu 3. Bộ Quốc triều hình luật được biên soạn và ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông còn có tên gọi khác là

  1. Luật Hồng Đức.
  2. Luật Gia Long.
  3. Hình thư.
  4. Hình luật.

Câu 4. Tác phẩm sử học tiêu biểu do Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê biên soạn có nhan đề là

  1. Đại Nam thực lục.
  2. Lam Sơn thực lục.
  3. Đại Việt sử kí.
  4. Đại Việt sử kí toàn thư.

Câu 5. Đọc đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi:

Tư liệu. Vua Lê Thánh Tông từng căn dặn Thái bảo Lê Cảnh Huy: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ?... Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di”.

Câu hỏi. Theo em, lời căn dặn trên của vua Lê Thánh Tông phản ánh điều gì?

  1. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê.
  2. Quyết tâm gìn giữ nền độc lập dân tộc của nhà Lê.
  3. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của triều Lê sơ.
  4. Chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà Lê sơ.

Câu 6. Để xây dựng lực lượng quân đội mạnh, nhà Lý - Trần - Lê sơ đều thi hành chính sách

  1. “Ngụ binh ư nông”.
  2. “Khoan thư sức dân”.
  3. Chỉ phát triển thủy quân.
  4. Chỉ phát triển bộ binh.

Câu 7. Biểu hiện nào dưới đây cho thấy nhà Lê sơ rất quan tâm đến việc phát triển giáo dục - khoa cử?

  1. Dựng Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long để thờ Khổng Tử.
  2. Khắc tên những người đỗ đạt cao lên văn bia ở Văn Miếu.
  3. Nhà nước lần đầu tiên tổ chức thi cử để tuyển chọn nhân tài.
  4. Lập Sùng Chính Viện để dịch sách từ chữ Hán sang chữ Nôm.

Câu 8. Năm 1306, vua Chế Mân của Chăm-pa đã dùng hai châu nào để làm sính lễ kết hôn với công chúa Huyền Trân của Đại Việt?

  1. Địa Lý, Ma Linh.
  2. Chiêm Động, Cổ Lũy.
  3. Châu Ô, châu Rí.
  4. Bố Chính, châu Ô.

Câu 9. Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, trên danh nghĩa, vùng đất Nam Bộ thuộc quyền quản lí của vương quốc nào?

  1. Chân Lạp.
  2. Phù Nam.
  3. Chăm-pa.
  4. Đại Việt.

Câu 10. Nội dung nào sau đây không đúng về tình hình kinh tế của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?

  1. Dân cư vùng ven biển còn buôn bán sản vật, trao đổi hàng hóa với nước ngoài.
  2. Óc Eo là trung tâm trên tuyến đường thương mại qua vùng biển Đông Nam Á.
  3. Các nghề thủ công truyền thống tiếp tục được duy trì và phát triển.
  4. Nghề trồng lúa vẫn tiếp tục nuôi sống cư dân Chăm và Việt di cư vào.

Câu 11. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thái độ của người Việt đối với tín ngưỡng của người Chăm khi đến cư trú tại những vùng đất mới ở phía nam?

  1. Bài trừ tuyệt đối các tín ngưỡng, phong tục của người Chăm.
  2. Tôn trọng nhưng không tiếp thu tín ngưỡng của người Chăm.
  3. Không có sự giao lưu văn hóa với cộng đồng người Chăm.
  4. Tôn trọng và tiếp thu những tín ngưỡng của người Chăm.

Câu 12. Khi di cư vào vùng đất phía Nam, cùng sinh sống với người Chăm, đời sống của người Việt diễn ra như thế nào?

  1. Xảy ra nhiều xung đột, mâu thuẫn.
  2. Đời sống nhiều khó khăn do chiến tranh.
  3. Yên bình, hòa thuận, hòa nhập về văn hóa.
  4. Gặp khó khăn do khác biệt phong tục tập quán.
  5. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

  1. Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
  2. Từ sự thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, em rút ra được bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay