Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 2 môn lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

BẢNG MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 7 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM HỌC 2022 - 2023

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

TT

Chương / chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phân môn Địa lí

1

Châu Đại Dương

Thiên nhiên châu Đại Dương

1

(0,25)

 

1

(0,25)

 

 

 

 

 

Đặc điểm dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a

1

(0,25)

 

 

 

1

(0,25)

 

 

 

Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

1

(0,25)

 

1

(0,25)

 

 

 

 

 

2

Châu Nam Cực

Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

1

(0,25)

 

1

(0,25)

 

 

1

(2,0)

 

 

Thiên nhiên châu Nam Cực

1

(0,25)

 

 

 

1

(0,25)

 

 

 

3

Chủ đề chung

Đô thị: Lịch sử và hiện tại

1

(0,25)

 

1

(0,25)

 

 

 

 

 

Tổng số câu hỏi

6

(1,5)

 

4

(1,0)

 

2

(0,5)

1

(2,0)

0

0

Tỉ lệ

15%

10%

25%

0%

Phân môn Lịch sử

1

Chương 5. Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

2

(0,5)

    

1/2

(1,5)

 

1/2

(0,5)

Bài 20. Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)

2

(0,5)

 

3

(0,75)

     

Bài 21. Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

2

(0,5)

 

3

(0,75)

     
  

 

 

 

 

     

Tổng số câu hỏi

6

(1,5)

0

6

(1,5)

0

0

1/2

(1,5)

0

1/2

(0,5)

Tỉ lệ

15%

15%

10%

10%

Tổng hợp chung

30%

25%

35%

10%

Phòng Giáo dục và Đào tạo ....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2 - Năm học 2022 – 2023

Môn: Lịch sử và Địa lí 7 Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 1)

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

  1. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Lục địa Ô-xtrây-li-a có diện tích khoảng

  1. 7,3 triệu km2.
  2. 7,4 triệu km2.
  3. 7,5 triệu km2.
  4. 7,7 triệu km2.

Câu 2. Loại đất màu mỡ nhất ở châu Đại Dương là

  1. Đất núi lửa trên các đảo.
  2. Đất phù sa ở đồng bằng.
  3. Đất feralit đá vôi ven biển.
  4. Đất xám khu vực bồn địa.

Câu 3. Quốc gia nào sau đây của châu Đại Dương có tỉ lệ dân thành thị cao nhất?

  1. Ô-xtrây-li-a.
  2. Pa-pua Niu Ghi-nê.
  3. Va-nu-a-tu.
  4. Niu Di-len.

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với dân cư Ô-xtrây-li-a?

  1. Mật độ dân số thấp nhất thế giới.
  2. Dân ở đô thị đông hơn nông thôn.
  3. Có dân bản địa và người nhập cư.
  4. Hầu hết sống tập trung ở đảo nhỏ.

Câu 5. Các nước ở châu Đại Dương có ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển mạnh là

  1. Pa-pua Niu Ghi-nê và Niu Di-len.
  2. Niu Di-len và Ô-xtrây-li-a.
  3. Ô-xtrây-li-a và Va-nu-a-tu.
  4. Va-nu-a-tu và Pa-pua Niu Ghi-nê.

Câu 6. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các nước đang phát triển ở châu Đại Dương là

  1. Khí đốt, thịt lợn, chuối, ca cao.
  2. Than nâu, lúa mì, chuối, cá ngừ.
  3. Bôxit, sắt, hàng điện tử, cà phê.
  4. Phốt phát, ca cao, cá ngừ, ngô.

Câu 7. Châu lục nào sau đây biết đến muộn nhất?

  1. Châu Nam Cực.
  2. Châu Mĩ.
  3. Châu Phi.
  4. Châu Âu.

Câu 8. Châu Nam Cực bao gồm những bộ phận nào dưới đây?

  1. Lục địa Nam Cực và các cao nguyên băng khổng lồ.
  2. Lục địa Nam Cực và các đảo, quần đảo ven lục địa.
  3. Châu Nam Cực và các quần đảo lớn nhỏ ven lục địa.
  4. Một khối băng khổng lồ thống nhất,các đảo ven bờ.

Câu 9. Vùng Nam Cực là nơi có gió

  1. Thổi ngược nhau theo mùa.
  2. Thổi từ trung tâm ra ngoài.
  3. Thổi từ các bên vào ở giữa.
  4. Thổi từ đại dương vào đảo.

Câu 10. Người dân vùng cực thắp sáng bằng sản phẩm nào sau đây?

  1. Dầu hỏa.
  2. Xăng.
  3. Mỡ động vật.
  4. Khí đốt.

Câu 11. Nội dung nào sau đây là một trong những điều kiện lịch sử dẫn đến sự hình thành các đô thị ở phương Đông thời cổ đại?

  1. Sự phát triển của sản xuất.
  2. Sự suy tàn của lãnh địa.
  3. Sự ra đời của công nghiệp.
  4. Sự suy giảm về dân số.

Câu 12. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của đô thị đối với các nền văn minh cổ đại phương Đông?

  1. Là công trường thủ công nghiệp của các quốc gia.
  2. Là cơ sở sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước.
  3. Là điển hình của thể chế dân chủ cộng hòa cổ đại.
  4. Là trung tâm hành chính của các quốc gia cổ đại.
  5. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày đặc điểm địa hình, khoáng sản của lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở châu Đại Dương.

 

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

  1. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng tiến trình của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

  1. Lê Lợi xưng Bình Định vương, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa.
  2. Hội thề Đông Quan được tổ chức. Chiến tranh chấm dứt, quân Minh rút về nước.
  3. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang,
  4. Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động.
  5. Nghĩa quân Lam Sơn chuyển hướng tấn công vào Nghệ An

Sắp xếp theo trình tự thời gian:

  1. 1 - 5 - 4 - 3 - 2.
  2. 1 - 4 - 2 - 3 - 5.
  3. 5 - 2 - 3 - 4 - 1.
  4. 2 - 4 - 5 - 3 - 1

Câu 2. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dưới đây:

“Ai người khởi nghĩa Lam Sơn,

Nm gai nếm mật không sờn quyết tâm,

Kiên cường chống giặc mười năm,

Nước nhà thoát ách ngoại xâm hung tàn?”

  1. Nguyễn Phi Khanh.
  2. Nguyễn Phúc Ánh.
  3. Lê Lợi.
  4. Lê Hoàn.

Câu 3. Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, cả nước Đại Việt được chia thành

  1. 13 tỉnh và phủ Trung Đô.
  2. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
  3. 13 Đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
  4. 12 Đạo thừa tuyên và phủ Thừa Thiên.

Câu 4. Dưới thời Lê sơ, hệ tư tưởng nào chiếm vị trí độc tôn?

  1. Phật giáo.
  2. Đạo giáo.
  3. Công giáo.
  4. Nho giáo.

Câu 5. Vì sao dưới thời Lê sơ, tầng lớp nô tì giảm dần?

  1. Nhà nước hạn chế nghiêm ngặt việc mua bán nô tì.
  2. Vua Lê Thánh Tông ban hành chính sách hạn nô.
  3. Nhà nước quy định rõ số lượng nô tì của quý tộc.
  4. Nhà nước nghiêm cấm gia đình quan lại sử dụng nô tì.

Câu 6. Điểm tương đồng giữa nhà Lý, Trần với Lê sơ trong việc tổ chức lực lượng quân đội là gì?

  1. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
  2. Thực hiện chính sách “khoan thư sức dân”.
  3. Chỉ tập trung phát triển lực lượng thủy quân.
  4. Chỉ tập trung phát triển lực lượng bộ binh.

Câu 7. Nhà Lê sơ cho dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu để

  1. Ghi chép các sự kiện quan trọng của đất nước.
  2. Tôn vinh những người đỗ đạt cao trong các kì thi.
  3. Ca ngợi tài năng, công đức cai trị của các vị vua.
  4. Phổ biến các thông tin cho quần chúng nhân dân.

Câu 8. Năm 1069, ba châu nào của Chăm-pa được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt?

  1. Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh.
  2. Nghệ An, Thuận Hóa, Bố Chính.
  3. châu Thuận, châu Hóa, Ma Linh.
  4. Bố Chính, Địa Lý, Thuận Hóa.

Câu 9. Thế kỉ VII, Vương quốc Phù Nam

  1. Bước vào thời kì phát triển đỉnh cao.
  2. Suy yếu, bị Chân Lạp thôn tính.
  3. Bước đầu ổn định và phát triển.
  4. Được thành lập.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình khu vực Nam Bộ từ thế kỉ X đến thế kỉ XV?

  1. Đặt dưới sự quản lí của Vương quốc Phù Nam.
  2. Phát triển rất mạnh mẽ, dân cư tập trung đông đúc.
  3. Là trung tâm giao thương của khu vực Đông Nam Á.
  4. Dân cư thưa vắng, gần như không có dấu chân người.

Câu 11. Nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình văn hóa của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?

  1. Không có sự giao lưu, hòa nhập văn hóa giữa người Việt và Chăm.
  2. Người Việt và người Chăm sinh sống hòa thuận, hòa nhập về văn hóa.
  3. Người Việt tôn trọng và tiếp thu tín ngưỡng, phung tục của người Chăm.
  4. Nhiều phong tục độc đáo hòa nhập giữa văn hóa Chăm và Việt xuất hiện.

Câu 12. Đời sống của người Việt khi di cư vào vùng đất phía Nam cùng sinh sống với người Chăm diễn ra như thế nào?

  1. Xảy ra nhiều xung đột, mâu thuẫn.
  2. Đời sống nhiều khó khăn do chiến tranh.
  3. Yên bình, hòa thuận, hòa nhập về văn hóa.
  4. Gặp khó khăn do khác biệt phong tục tập quán.
  5. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

  1. Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
  2. Từ sự thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, em rút ra được bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay