Đề thi cuối kì 2 tin học 7 cánh diều (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra tin học 7 cánh diều kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 kì 2 môn tin học 7 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: TIN HỌC 7 – CÁNH DIỀU

Chủ đề

Nội dung kiến thức/ kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng số câu

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề E. Ứng dụng tin học

1. Công thức tính toán dùng địa chỉ các ô dữ liệu

2

 

 

 

 

 

 

 

2

0

5% (0,5đ)

2. Sử dụng một số hàm có sẵn

2

1

 

 

 

 

 

 

2

1

15% (1,5đ)

3. Định dạng trang tính và in

1

  

 

 

 

 

 

1

0

2,5% (0,25đ)

4. Tạo bài trình chiếu

1

 

  

 

 

 

 

1

0

2,5% (0,25đ)

5. Định dạng cho trang chiếu

1

 

 

 

 

 

 

 

1

0

2,5% (0,25đ)

6. Thêm hiệu ứng cho trang trình chiếu

1

 

 

1

 

 

 

 

1

1

22,5% (2,25đ)

Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

7. Tìm kiếm tuần tự

1

 

1

 

 

1

 

 

2

1

25% (2,5đ)

8. Tìm kiếm nhị phân

1

 

1

 

 

 

 

 

2

0

5% (0,5đ)

9. Sắp xếp chọn

1

 

1

 

 

 

 

 

2

0

5% (0,5đ)

10. Sắp xếp nối bọt

1

 

1

 

 

 

 

1

2

1

15% (1,5đ)

Tổng

12

1

4

1

0

1

0

1

16

4

100% (10 điểm)

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

40%

60%

Tỉ lệ chung

70%

30%

100%

 

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: TIN HỌC 7 – CÁNH DIỀU

I. Phần trắc nghiệm (4,0 điểm)

Câu 1. Ô chứa một công thức được bắt đầu bằng dấu gì?

A. #

B. @

C. %

D. =

Câu 2. Kí hiệu các phép toán số học trong Excel nào đúng?

A. Cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia(:)

B. Cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia(/)

C. Cộng (+), trừ (-), nhân (×), chia(/)

D. Cộng (+), trừ (-), nhân (×), chia(:)

Câu 3. Quy tắc chung viết một hàm trong công thức là?

A. Sau tên cột là danh sách đầu vào trong cặp dấu ngoặc đơn.

B. Sau tên hàng là danh sách đầu vào trong cặp dấu ngoặc đơn.

C. Sau tên hàm là danh sách đầu vào trong cặp dấu ngoặc đơn.

D. Sau tên hằng là danh sách đầu vào trong cặp dấu ngoặc đơn.

Câu 4. Hàm AVERAGE dùng để:

A. Tính tổng

B. Tính trung bình cộng

C. Xác định giá trị lớn nhất

D. Xác định giá trị nhỏ nhất

Câu 5. Chọn phát biểu đúng?

A. Có thể điều chỉnh độ rộng của cột, không điều chỉnh được chiều cao của hàng.

B. Có thể điều chỉnh chiều cao của hàng, không điều chỉnh được độ rộng của cột.

C. Có thể điều chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàng.

D. Không thể điều chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàng.

Câu 6. Trang tiêu đề là gì?

A. Là trang thứ hai của bài trình chiếu.

B. Là trang thứ ba của bài trình chiếu.

C. Là trang đầu tiên của bài trình chiếu, có tên bài trình bày và tác giả.

D. Là trang thứ tư của bài trình chiếu.

Câu 7. Để chọn sẵn các mẫu (Themes) bài trình chiếu trong phần mềm trình chiếu PowerPoint thì em chọn dải lệnh nào?

A. Home

B. Insert

C. Design

D. Silde Show

Câu 8. Dải lệnh nào cung cấp hiệu ứng chuyển trang chiếu?

A. Home

B. Animations

C. Transitions.

D. Design

Câu 9. Khi nào thì việc tìm kiếm tuần tự được kết thúc giữa chừng của dãy?

A. Khi đã tìm thấy số ở đó.

B. Khi chưa tìm thấy số ở đó.

C. Khi thuật toán kết thúc.

D. Khi thuật toán tạm dừng

Câu 10. Trong thuật toán tìm kiếm tuần tự thao tác được lặp đi lặp lại là:

A. Thao tác so sánh.

B. Thao tác thông báo.

C. Thao tác đếm số lần lặp.

D. Tất cả đều sai.

Câu 11. Cho dãy số 0, 1, 2, 4, 6, 8, 9. Bài toán “Tìm vị trí của số 8 trong dãy” bằng thuật toán tìm kiếm nhị phân có phần tử giữa ở lần chia đôi đầu tiên là số nào?

A. 4

B. 2

C. 6

D. 8

Câu 12. Trong bài toán tìm kiếm nhị phân, đối với dãy đã sắp xếp tăng dần khi nào phạm vi tìm kiếm nằm ở nửa đầu của dãy:

A. Khi số cần tìm lớn hơn phần tử giữa của phạm vi tìm kiếm.

B. Khi số cần tìm nhỏ hơn phần tử giữa của phạm vi tìm kiếm.

C. Khi số cần tìm lớn hơn phần tử đầu tiên của dãy.

D. Khi số cần tìm nhỏ hơn phần tử cuối cùng của dãy.

Câu 13. Trong bài toán sắp xếp giảm dần dãy số 11, 70, 20, 39, 80, 52, 41, 5. Ở bước thứ ba của sắp xếp chọn ta cần đổi chỗ phần tử 52 cho phần tử:

A. 11

B. 20

C. 41

D. 39

Câu 14. Đâu là bài toán sắp xếp trong thực tế?

A. Tính tổng thu nhập bình quân của các hộ dân theo thứ tự giảm dần.

B. Sắp xếp chiều cao của các bạn trong lớp theo thứ tự giảm dần.

C. Tính điểm trung bình môn Tin của từng bạn trong lớp.

D. Tính chi tiêu trong một tháng của một hộ gia đình.

Câu 15. Cho dãy 2, 4, 3, 8, 9. Để sắp xếp dãy tăng dần theo thuật toán sắp xếp nổi bọt, phần tử 9 có bao nhiêu lần đổi chỗ?

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 16. Khẳng định nào sau đây là sai:

A. Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt khi có cặp phần tử trái thứ tự mong muốn thì đổi chỗ cho nhau, trái lại thì không cần làm gì.

B. Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt lặp khi: Dãy chưa sắp xếp xong=sai.

C. Số lần đổi chỗ của các phần tử liền kề trong thuật toán sắp xếp nổi bọt phụ thuộc vào số cặp phần tử liền kề nằm trái với thứ tự mong muốn

D. Thuật toán sắp xếp nổi bọt kết thúc khi các phần tử đã nằm đúng thứ tự mong muốn trong dãy, không còn bất kì cặp liền kề nào trái thứ tự mong muốn, tức là không còn xảy ra đổi chỗ lần nào nữa.

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Hãy cho biết chức năng của các hàm sau:

- Hàm SUM

- Hàm AVERAGE

- Hàm MAX

- Hàm MIN

- Hàm COUNT

Câu 2. (2 điểm) Em hãy nêu các bước tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu?Câu 3 (2 điểm). Em hãy mô phỏng bằng bảng các bước tìm kiếm tuần tự cho bài toán: Tìm số cuối cùng trong dãy bằng 44 với dãy đầu vào là {18, 94, 42, 44, 06, 44, 55, 67}?

Câu 4 (1 điểm). Hãy trình bày diễn biến từng bước của thuật toán sắp xếp nổi bọt áp dụng cho dãy số {15, 8, 45, 21, 11} để được dãy số tăng dần?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tin học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay