Đề thi cuối kì 2 vật lí 8 kết nối tri thức (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn Vật lí 8 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. |
Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. |
Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 8 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. |
Mã phách |
✂
Điểm bằng số |
Điểm bằng chữ |
Chữ ký của GK1 |
Chữ ký của GK2 |
Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là đúng?
- Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
- Chỉ những vật chuyển động mới có nhiệt năng.
- Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
- Mọi vật đều có nhiệt năng.
Câu 2. Khi đun sôi một lượng nước ở nhiệt độ phòng, cần cung cấp một năng lượng nhiệt là 30 040 J. Để đun sôi một lượng nước cũng ở nhiệt độ phòng nhưng có khối lượng gấp đôi thì cần một lượng nhiệt có giá trị gần đúng nào sau đây?
- 15 000 J.
- 30 000 J.
- 60 000 J.
- 120 000 J.
Câu 3. Chảo thép không gỉ thường có đáy bằng đồng, bạch kim (platinum) vì
- đồng, bạch kim giúp chảo bền hơn.
- những chiếc chảo như vậy xuất hiện nhiều màu sắc.
- đồng, bạch kim dẫn nhiệt tốt hơn thép không gỉ.
- đồng, bạch kim dễ làm sạch hơn thép không gỉ.
Câu 4. Người ta thường sưởi ấm dưới ánh sáng đèn halogen trong phòng tắm vào mùa rét là cách truyền nhiệt do
- dẫn nhiệt.
- bức xạ nhiệt.
- đối lưu.
- dẫn nhiệt và đối lưu.
Câu 5. Khi đóng đồ uống vào chai hoặc lon, người ta phải để mặt thoáng của đồ uống thấp hơn miệng chai hoặc miệng lon vì
- để khi mở nút chai hoặc bật nắp lon, chất lỏng không bị tràn ra ngoài.
- để chất lỏng không chạm nút chai hoặc nắp lon.
- để khi vận chuyển, chất lỏng không bị sóng sánh rớt ra ngoài.
- để khi nhiệt độ tăng, chất lỏng nở ra không làm bật nút chai hoặc nắp lon.
Câu 6. Khi làm lạnh một lượng chất lỏng thì đại lượng nào sau đây của chất lỏng tăng?
- Khối lượng.
- Khối lượng riêng.
- Thể tích.
- Trọng lượng.
Câu 7. Tại sao khi đun nước, từ khi bắt đầu đun tới khi nước bắt đầu sôi thì nhiệt độ của nước tăng dần?
- Phân tử nước chuyển động không ngừng nên nhiệt độ của nước tăng dần.
- Do các phân tử nước va chạm vào thành bình làm vật nóng lên và nhiệt độ của nước tăng dần.
- Nước nhận nhiệt năng từ ngọn lửa truyền cho nên nhiệt độ của nước tăng dần.
- Giữa các phân tử, nguyên tử có lực hút và lực đẩy nên nhiệt độ của nước tăng dần.
Câu 8. Bức xạ nhiệt không phải là hình thức truyền nhiệt năng từ
- đầu một thanh đồng được hơ nóng sang đầu kia.
- Mặt Trời đến Trái Đất.
- bếp lửa đến người đứng gần bếp.
- dây tốc bóng đèn đến vỏ bóng đèn.
- PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). a) Nội năng là gì? Sự tăng, giảm nội năng diễn ra như thế nào?
- b) Trong trường hợp nào nước trong cốc có nội năng lớn hơn: Khi để lâu trong ngăn mát của tụ lạnh hay khi để lâu ở không khí trong phòng? Vì sao? Hãy đề xuất phương án thí nghiệm kiểm chứng với việc sử dụng một ít hạt thuốc tím.
Câu 2 (2 điểm). Những nguyên nhân nào làm tăng nhanh hàm lượng CO2 trong khí quyển và những biện pháp nào có thể làm giảm sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển?
Câu 3 (2 điểm). Tại sao khi rót nước ra khỏi phích (bình thủy) nếu đậy nít lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng trên?