Đề thi cuối kì 1 vật lí 8 kết nối tri thức (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) kết nối tri thức cuối kì 1 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 cuối kì 1 môn Vật lí 8 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1

KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Hai thỏi chì có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Archimedes nhỏ hơn? Vì sao?

  1. Thỏi chì ở trong dầu chịu lực đẩy Archimedes nhỏ hơn vì trọng lượng riêng của dầu lớn hơn trọng lượng riêng của nước.
  2. Thỏi chì ở trong dầu chịu lực đẩy Archimedes nhỏ hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.
  3. Thỏi chì ở trong nước chịu lực đẩy Archimedes nhỏ hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.
  4. Lực đẩy Archimedes tác dụng lên hai thỏi như nhau vì cả hai thỏi cùng chiếm trong chất lỏng một thể tích như nhau.

Câu 2. Lực đẩy Archimedes được tính bằng công thức: FA = d.V, trong đó V là

  1. thể tích của vật.
  2. thể tích của chất lỏng.
  3. thể tích phần chất lỏng không bị chìm
  4. thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu 3. Trục quay của cái kéo khi dùng để cắt là:

  1. mũi kéo. B. lưỡi kéo.                       C. đinh ốc gắn lưỡi kéo.      D. tay cầm.  

Câu 4. Mômen lực xuất hiện khi:

  1. Lực làm biến dạng vật.
  2. Lực làm thay đổi vận tốc của vật.
  3. Lực làm vật quay tại một điểm cố định.
  4. Lực làm vật.

Câu 5. Moment của lực F1 và moment của lực F2 có độ lớn như thế nào?

  1. Moment của lực F1 bằng moment của lực F2.
  2. Moment của lực F1 nhỏ hơn moment của lực F2.
  3. Moment của lực F1 lớn hơn moment của lực F2.
  4. Moment của lực F1 khác moment của lực F2.

Câu 6. Khi ốc quá chặt, người thợ thường dùng thêm một đoạn ống thép để nối dài thêm cán của cờ-lê. Vì sao?

  1. Vì khoảng cánh từ trục quay đến giá của lực giảm nên tác dụng làm quay của lực tăng nên dễ dàng vặn được ốc.
  2. Vì khoảng cánh từ trục quay đến giá của lực giảm nên tác dụng làm quay của lực giảm nên dễ dàng vặn được ốc.
  3. Vì khoảng cánh từ trục quay đến giá của lực tăng nên tác dụng làm quay của lực giảm nên dễ dàng vặn được ốc.
  4. Vì khoảng cánh từ trục quay đến giá của lực tăng nên tác dụng làm quay của lực tăng nên dễ dàng vặn được ốc.

Câu 7. Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?

  1. Cái cầu thang gác. B. Mái chèo. C. Vòi nước.                      D. Cái cưa.

Câu 8. Muốn nâng một vật nặng lên ta cần đặt điểm tựa của đòn bẩy ở vị trí

  1. gần vị trí đặt vật.
  2. vị trí trung điểm của khoảng cách từ vị trí tác dụng lực đến vật.
  3. gần vị trí tác dụng lực.
  4. bất kì.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Thả một vật bằng kim loại vào bình đo thể tích có vạch chia độ thì nước trong bình từ vạch 180 cm3 tăng đến vạch 265 cm3. Nếu treo vật vào một lực kế trong điều kiện vật vẫn nhúng hoàn toàn trong nước thấy lực kế chỉ 7,8 N.

  1. a) Tính lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật.
  2. b) Xác định khối lượng riêng của chất làm vật.

Câu 2. (1,5 điểm) Để gắn đai ốc vào bu lông, lúc đầu người thợ có thể vặn tay. Sau đó để siết chặt ốc, người thợ phải dùng một chiếc cờ-lê.

  1. a) Chỉ ra vật chịu tác dụng làm quay và lực làm quay vật khi người thợ dùng cờ-lê.
  2. b) Hãy giải thích cách làm trên của người thợ.

Câu 3. (1 điểm) Sử dụng đòn bẩy như hình vẽ có thể làm đổi hướng tác dụng lực như thế nào?

Câu 4. (1,5 điểm) Cho hệ thống như hình vẽ. Vật 1 treo ở A có trọng lượng 10 N, có thể tích 0,1 dm3 nhúng chìm trong nước. Vật 2 treo ở B phải có trọng lượng là bao nhiêu để thanh cân bằng. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 và 3OA = 4OB.

  1. a) Tìm moment các lực tác dụng lên đòn bẩy.
  2. b) Vật treo ở B phải có trọng lượng là bao nhiêu để thanh cân bằng.

BÀI LÀM

      

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

1. Lực đẩy Archimedes

2

1

 

1

 

 

 

 

2

2

3

điểm

TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC. MOMENT LỰC

2. Tác dụng làm quay của lực. Moment lực

2

 

 

2

 

 

1

 

1

4

2

3,5 điểm

3. Đòn bẩy và ứng dụng

2

 

 

1

 

 

1

 

1

 

2

3

3,5 điểm

Tổng số câu TN/TL

6

1

2

2

0

2

0

2

8

7

15

Điểm số

3

1

1

2

0

2

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

TRƯỜNG THCS.........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (VẬT LÍ) – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

Khối lượng riêng và áp suất

7

8

 

 

1. Lực đẩy Archimedes

Nhận biết

- Lấy được ví dụ về sự tồn tại của lực đẩy Archimedes.

1

2

C1a

C1,2

Thông hiểu

 

- Nêu được điều kiện vật nổi (hoặc vật chìm) là do khối lượng riêng của chúng nhỏ hơn hoặc lớn hơn lực đẩy Archimedes.

1

 

 

C1b

 

 

Vận dụng

- Giải thích được tại sao con người chỉ lặn xuống nước ở một độ sâu nhất định.

 

 

 

 

Vận dụng cao

- Thiết kế được phương án chứng minh được áp suất chất lỏng phụ thuộc vào độ cao của cột chất lỏng

 

 

 

 

Tác dụng làm quay của lực

 

 

 

 

2. Tác dụng làm quay của lực. Moment lực  

Nhận biết

 

- Lấy được ví dụ về chuyển động quay của một vật rắn quanh một trục cố định.

 

2

 

C3,4

Thông hiểu

 

- Nêu được đặc điểm của ngẫu lực.

- Giải thích được cách vặn ốc.

1

2

 

C5,6

Vận dụng

- Vận dụng được tác dụng làm quay của lực để giải thích một số ứng dụng trong đời sống lao động (cách uốn, nắn một thanh kim loại để chúng thẳng hoặc tạo thành hình dạng khác nhau).

1

 

C2a

 

Vận dụng cao

- Thiết kế phương án để uốn một thanh kim loại hình trụ nhỏ thành hình chữ O, L, U hoặc một vật dụng bất kì để sử dụng trong sinh hoạt.

1

 

C2b

 

3. Đòn bẩy và ứng dụng  

Nhận biết

 

- Mô tả được cấu tạo của đòn bẩy.

- Nêu được khi sử dụng đòn bẩy sẽ làm thay đổi lực tác dụng lên vật.

 

2

 

C7,8

Thông hiểu

 

- Lấy được ví dụ thực tế trong lao động sản xuất trong việc sử dụng đòn bẩy và chỉ ra được nguyên nhân sử dụng đòn bẩy đúng cách sẽ giúp giảm sức người và ngược lại.

- Nêu được tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng moment lực.

1

 

 

C3

 

Vận dụng

- Sử dụng đòn bẩy để giải quyết một số vấn đề thực tiễn.

1

 

C4a

 

Vận dụng cao

- Thiết kế một vật dụng sinh hoạt cá nhân có sử dụng nguyên tắc đòn bẩy.

1

 

C4b

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi vật lí 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay