Đề thi giữa kì 1 vật lí 8 kết nối tri thức (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) kết nối tri thức giữa kì 1 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 1 môn Vật lí 8 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Khối lượng riêng của một chất cho ta biết

  1. khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
  2. trọng lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
  3. khối lượng của một đơn vị diện tích chất đó.
  4. trọng lượng của một đơn vị diện tích chất đó.

Câu 2. Đơn vị thường dùng đo khối lượng riêng là

  1. g/m2. B. kg/m3. C. cm3/g.                         D. N/m3.

Câu 3. Muốn xác định khối lượng riêng của một lượng nước, người ta cần dùng dụng cụ gì?

  1. cân điện tử và thước đo độ dài có độ chia nhỏ nhất tới mm.
  2. cân điện tử và lực kế.
  3. cân điện tử và bình chia độ.
  4. bình chia độ và thước đo độ dài có độ chia nhỏ nhất tới mm.

Câu 4. Cho biết 13,5kg nhôm có thể tích là 5dm³. Khối lượng riêng của nhôm bằng bao nhiêu?

A.2700kg/dm³.                B.2700kg/m³.                  C.270kg/m³.                    D.260kg/m³.

Câu 5. Vì sao khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào?

  1. Đóng mũi đinh vào tường để tăng áp lực tác dụng nên đinh dễ vào hơn.
  2. Mũi đinh có diện tích nhỏ nên với cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dễ vào hơn.
  3. Mũ đinh có diện tích lớn nên áp lực nhỏ vì vậy đinh khó vào hơn.
  4. Đóng mũi đinh vào tường là do thói quen.

Câu 6. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

  1. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
  2. Thổi hơi vào quả bóng nay, quả bóng bay sẽ phồng lên.
  3. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
  4. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.

Câu 7. Bộ phận nào trong tai có nhiệm vụ điều hòa và cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ?

  1. Vành tai. B. Ống tai. C. Vòi tai.                       D. Ốc tai.

Câu 8. Một bình thông nhau chứa nước. Người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Hai mặt thoáng ở hai nhánh chênh lệch nhau 30mm. Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 và của xăng là 7000N/m3. Chiều cao của cột xăng là:

  1. 300mm. B. 30mm.                        C. 120mm.                       D. 60mm
  1. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Một bình chứa 60 ml chất lỏng chưa biết tên có khối lượng 47,3g. Biết khối lượng riêng của một số chất lỏng như sau:

- Khối lượng riêng của nước: 1000 kg/m3.

- Khối lượng riêng của ethanol: 789 kg/m3.

- Khối lượng riêng của glycerine: 1260 kg/m3.

  1. a) Xác định tên chất lỏng chứa trong bình.
  2. b) Khi đổ nước vào bình chứa chất lỏng này, chất lỏng có nổi trong nước không? Vì sao?

Câu 2. (1,5 điểm) Đặt một hộp gỗ lên mặt bàn nằm ngang thì áp suất của hộp gỗ tác dụng xuống mặt bàn là 560 N/m2.

  1. a) Tính khối lượng của hộp gỗ, biết diện tích mặt tiếp xúc của hộp gỗ với mặt bàn là 0,5 m2.
  2. b) Nếu nghiêng mặt bàn đi một góc α nhỏ so với phương ngang, áp suất do hộp gỗ tác dụng lên mặt bàn có thay đổi không? Nếu có thì áp suất này tăng hay giảm?

Câu 3. (1,5 điểm)

  1. a) Trên mặt một hồ nước, áp suất khí quyển bằng 75,8 cmHg. Tính áp suất khí quyển trên ra đơn vị Pa. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136.103 N/m3.
  2. b) Vì sao nhà du hành vũ trụ khi đi ra khoảng không vũ trụ phải mặc một bộ áo giáp?

Câu 4. (1 điểm) Đặt một bao gạo 30 kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 2 kg. Diện tích tiếp xúc của với mặt đất của mỗi chân ghế là 8 cm2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

1. Khối lượng riêng

2

 

 

 

1

 

1

 

 

2

2

3

điểm

2. Thực hành xác định khối lượng riêng 

1

 

 

1

 

 

 

 

 

2

0

1 điểm

3. Áp suất trên một bề mặt

1

1

 

 

 

 

1

 

1

 

1

3

3 điểm

4. Áp suất khí quyển. Áp suất chất lỏng

2

 

1

1

 

 

 

 

 

1

 

3

2

3

điểm

Tổng số câu TN/TL

6

1

2

2

0

2

0

2

8

7

15

Điểm số

3

1

1

2

0

2

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

 

TRƯỜNG THCS.........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (VẬT LÍ) – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

Khối lượng riêng và áp suất

7

8

 

 

1. Khối lượng riêng

Nhận biết

- Nêu được định nghĩa khối lượng riêng, xác định được khối lượng riêng qua khối lượng và thể tích tương ứng. Khối lượng riêng = khối lượng/thể tích.

- Liệt kê một số đơn vị đo khối lượng riêng thường dùng.

 

2

 

 

C1,2

Thông hiểu

 

- Thông qua thực hành xác định tỉ số khối lượng/thể tích (m/V) của vật liệu được làm từ cùng chất có thể tích khối lượng khác nhau, các vật liệu được làm từ chất khác nhau để giải thích được: Đối với các vật liệu được làm từ cùng một chất thì tỉ số m/V giống nhau còn đối với các vật liệu làm từ các chất khác nhau thì tỉ số m/V khác nhau.

1

 

 

C1a

 

 

Vận dụng

- Giải thích được các hiện tượng liên quan đến khối lượng riêng.

- Vận dụng được định nghĩa khối lượng riêng và mối liên hệ giữa khối lượng và thể tích của vật.

1

 

 

C1b

 

2. Thực hành xác định khối lượng riêng  

Nhận biết

 

- Đề xuất phương án xác định khối lượng riêng của chất lỏng, chất rắn và một vật có hình dạng bất kì không thấm nước.

 

1

 

C3

Thông hiểu

 

- Thực hiện được thí nghiệm để xác định được khối lượng riêng của chất lỏng, chất rắn và một vật có hình dạng bất kì không thấm nước.

 

1

 

C4

Vận dụng

- Vận dụng xác định khối lượng riêng để giải các bài tập liên quan.

 

 

 

 

3. Áp suất trên một bề mặt  

Nhận biết

 

- Phân tích các ví dụ thực tiễn để nêu được khái niệm áp lực, công thức tính áp suất.

- Liệt kê được một số đơn vị đo áp suất thông dụng.

1

1

C2a

C5

Thông hiểu

 

- Dùng dụng cụ thực hành, khẳng định được áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt.

 

 

 

 

 

Vận dụng

- Vận dụng để nêu được công dụng của việc tăng, giảm áp suất thông qua một số hiện tượng thực tế.

2

 

 

C2b

C4

 

 

4. Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

Nhận biết

 

- Nêu được áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng. Lấy ví dụ minh họa.

- Mô tả được sự tạo thành tiếng động trong tai khi chịu sự thay đổi áp suất đột ngột.

 

2

 

C6,7

Thông hiểu

 

- Thực hiện thí nghiệm khảo sát tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong chất lỏng.

- Thực hiện được thí nghiệm để chứng tỏ tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương.

1

1

 

C3a

 

C8

Vận dụng

- Giải thích được một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống (ví dụ như: giác mút, bình xịt, tàu đệm khí).

2

 

 

C3b

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi vật lí 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay