Đề thi giữa kì 1 công nghệ 7 cánh diều (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 7 cánh diều giữa kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn Công nghệ 7 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công nghệ 7 cánh diều (bản word)
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN: CÔNG NGHỆ 7 – CÁNH DIỀU
I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1. Trồng trọt có mấy vai trò chính?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 2. Theo mục đích sử dụng, cây trồng được chia thành
A. 2 nhóm: cây lương thực, cây công nghiệp.
B. 3 nhóm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp.
C. 4 nhóm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả.
D. 4 nhóm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây dược liệu.
Câu 3. Vai trò nào sau đây không phải của trồng trọt?
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi.
B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
C. Cung cấp nguồn phân bón và sức kéo.
D. Cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu.
Câu 4. Căn cứ để phân loại cây trồng ở Việt Nam là
A. Theo mục đích sử dụng và giá thành sản phẩm.
B. Theo mục đích sử dụng và thời gian sinh trưởng.
C. Theo khả năng kháng sâu bệnh.
D. Theo vùng miền.
Câu 5. Mô tả nào sau đây là đúng với phương thức trồng ngoài trời?
A. Kiểm soát được các yếu tố khí hậu, đất đai và sâu bệnh.
B. Các khâu từ khi gieo trồng đến thu hoạch được thực hiện trong nhà kính, nhà lưới, nhà màn.
C. Là phương thức trồng trọt phổ biến.
D. Áp dụng cho cây trồng có gia trị kinh tế cao nhưng sinh trưởng khó khăn trong điều kiện tự nhiên.
Câu 6. Các nhóm cây trồng được phân chia thành: cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm là dựa vào cách phân loại nào sau đây?
A. Theo nguồn gốc cây trồng.
B. Theo thời gian sinh trưởng.
C. Theo mục đích sử dụng.
D. Theo chức năng của sản phẩm.
Câu 7. Đâu không phải là triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam?
A. Phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực.
B. Áp dụng phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
C. Nông dân sáng tạo, ham học hỏi giúp nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
D. Khí hậu cận xích đạo thích hợp phát triển các rừng lá kim.
Câu 8. Những nhóm cây trồng nào sau đây đều là cây công nghiệp?
A. Chè, cà phê, cao su. B. Bông, hồ tiêu, vải.
C. Hoa hồng, hoa lan, hoa cúc. D. Bưởi, nhãn, chôm chôm.
Câu 9. Hãy lựa chọn phương án đúng về thứ tự của các khâu làm đất trồng rau.
A. Bừa đất → Cày đất → Lên luống.
B. Cày đất → Bừa đất → Lên luống.
C. Lên luống → Bừa đất → Cày đất.
D. Cày đất → Lên luống → Bừa đất.
Câu 10. Mục đích của biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại là
A. Cung cấp nước kịp thời cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
B. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi mới mọc hoặc mới bén rễ.
C. Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm sống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
D. Ngăn ngừa tác hại của sâu bệnh, bảo vệ mùa màng.
Câu 11. Biện pháp nào được coi là biện pháp cơ sở để phòng và trừ sâu, bệnh hại cây trồng?
A. Biện pháp canh tác. B. Biện pháp vật lí, cơ giới.
C. Biện pháp hóa học. D. Biện pháp sinh học.
Câu 12. Có bao nhiêu bước trong quy trình trồng trọt?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 13. Ý nào sau đây mô tả đúng biện pháp sinh học?
A. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, … để tiêu diệt sâu bệnh.
B. Sử dụng các loài sinh vật hay sản phẩm hoạt động của chúng (bọ rùa, ong mắt đỏ, vi khuẩn Bt, chế phẩm thảo mộc, …) để phòng trừ sâu bệnh.
C. Vệ sinh đồng ruộng, làm đất, sử dụng giống chống chịu sâu bệnh, luân canh, xen canh, … để ngăn ngừa và giảm thiệt hại do các loài sâu bệnh gây ra.
D. Bẫy bả, bắt bằng tay, bao quả, che lưới,...
Câu 14. Đâu là thời gian của vụ hè thu?
A. Tháng 6 – tháng 11 B. Tháng 6 – tháng 9
C. Tháng 10 – tháng 1 năm sau D. Tháng 2 – tháng 5
Câu 15. Mục đích của biện pháp tưới nước là
A. Cung cấp nước kịp thời cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
B. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi mới mọc hoặc mới bén rễ.
C. Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm sống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
D. Ngăn ngừa tác hại của sâu bệnh, bảo vệ mùa màng.
Câu 16. Phương pháp tưới ngập thường được áp dụng cho loại cây trồng nào?
A. Cây lúa B. Cây rau màu
C. Cây có thân, rễ to, khỏe D. Cây ăn quả
Câu 17. Giâm cành là phương pháp
A. Nuôi cấy mô.
B. Nhân giống vô tính.
C. Nhân giống hữu tính.
D. Nhân giống vô tính và hữu tính.
Câu 18. Mô tả nào phù hợp với phương pháp nhân giống ghép cây?
A. Cắt một đoạn cành, cắm xuống đất để tạo cây mới.
B. Tách vỏ một đoạn cành trên cây đang sống, dùng đất bó lại để hình thành rễ và tách đem trồng.
C. Ghép mắt hoặc cành của cây mang những đặc tính mong muốn vào một cây khác để tạo thành một cây mới.
D. Tách lấy mô của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo cây con.
Câu 19. Tại sao phải cắt bớt phiến lá khi giâm cành?
A. Tăng khả năng hút nước của cành giâm.
B. Tăng lực (áp lực) khi cắm cành giâm.
C. Giảm sự thoát hơi nước của cành giâm.
D. Tăng khả năng ra rễ của cành giâm.
Câu 20. Đoạn cành giâm được cắt như thế nào là đạt yêu cầu?
A. Đoạn cành giâm phải có nhiều lá.
B. Đoạn cành giâm phải ngắn, không có chồi (mắt).
C. Đoạn cành giâm phải có chồi (mắt), được cắt vát và tỉa bớt lá.
D. Đoạn cành giâm cắt dài và tỉa hết lá, không chồi (mắt).
Câu 21. Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích gì?
A. Tạo ra nhiều hạt giống phục vụ gieo trồng.
B. Tăng năng suất cây trồng.
C. Tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống phục vụ gieo trồng.
D. Tăng vụ gieo trồng.
Câu 22. Nhúng cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ trong thời gian bao lâu?
A. 5 – 10 phút B. 10 – 15 phút
C. 5 – 10 giây D. 15 – 20 giây
Câu 23. Phương pháp nào dưới đây không phải là phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính?
A. Lai tạo giống. B. Giâm cành.
C. Ghép mắt. D. Chiết cành.
Câu 24. Có bao nhiêu phương pháp nhân giống vô tính nhân tạo?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
II. Tự luận
Câu 1 (2 điểm). Hãy cho biết mục đích và vai trò của trồng trọt.
Câu 2 (2 điểm). Mục đích phòng trừ sâu, bệnh hại là gì? Có các biện pháp nào để phòng trừ sâu, bệnh hại? Cho ví dụ.