Đề thi cuối kì 2 công nghệ 7 cánh diều (Đề số 6)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra công nghệ 7 cánh diều kì 2 đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 cuối kì 2 môn công nghệ 7 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công nghệ 7 cánh diều (bản word)
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
CÔNG NGHỆ 7 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Chăn nuôi là một phần thuộc lĩnh vực nào dưới đây?
A. Công nghiệp
B. Nông nghiệp
C. Thương mại
D. Dịch vụ
Câu 2. Ý nào dưới đây không phải là việc chính trong chăm sóc vật nuôi đực giống?
A. Kiểm tra thân nhiệt hằng ngày
B. Cho con vật vận động
C. Tiêm vaccin và vệ sinh phòng bệnh
D. Kiểm tra thể trọng và tinh dịch
Câu 3. Ý nào dưới đây không phải là tác nhân lí học gây bệnh cho vật nuôi?
A. Nhiệt độ quá cao
B. Nhiệt độ quá thấp
C. Tai nạn giao thông
D. Dòng điện
Câu 4. Yêu cầu nào dưới đây là không chính xác khi chăn nuôi đực giống?
A. Cân nặng vừa đủ.
B. Sức khoẻ tốt nhất.
C. Cho tinh dịch tốt về số lượng và chất lượng.
D. Càng to béo càng tốt.
Câu 5. Loại tôm nào sống ở môi trường nước lợ?
A. Tôm càng
B. Tôm sú
C. Tôm hùm
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6. Hình ảnh nào cho thấy vai trò của ngành thủy sản là bảo vệ môi trường và đảm bảo chủ quyền quốc gia?
A.
B.
C.
D.
Câu 7. Trong nuôi cá thương phẩm, hằng ngày nên cho cá ăn hai lần vào thời gian nào sau đây?
A. 6 - 7 giờ sáng và 1 - 2 giờ chiều.
B. 7 - 8 giờ sáng và 2 - 3 giờ chiều.
C. 8 - 9 giờ sáng và 3 - 4 giờ chiều.
D. 9 - 10 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều.
Câu 8. Thường xuyên tạo sự chuyển động của nước trong ao, đầm nuôi tôm có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước?
A. Lượng khí oxygen hòa tan trong nước
B. Độ trong của nước
C. Nhiệt độ của nước
D. Muối hòa tan trong nước
Câu 9. Khu vực được phép khai thác thủy sản là?
A. Bãi ương giống các loài thủy sản.
B. Ngư trường khai thác cá.
C. Bãi đẻ các loài thủy sản.
D. Khu bảo tồn biển.
Câu 10. Hình thức khai thác thủy sản nào sau đây là đúng quy định?
A. Sử dụng thuốc nổ.
B. Sử dụng kích điện.
C. Khai thác trong mùa sinh sản.
D. Sử dụng lưới có kích cỡ mắt lưới cho phép.
Câu 11. Đâu không phải sản phẩm của ngành chăn nuôi?
A. Thịt gà
B. Thịt bò
C. Sữa đậu nành
D. Trứng vịt
Câu 12. Ý nào dưới đây không phù hợp với việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi đực giống?
A. Giúp cho con vật càng béo càng tốt
B. Giúp cho con vật có sức khỏe tốt
C. Giúp cho con vật không quá gầy
D. Giúp cho con vật không quá béo
Câu 13. Biết được nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi sẽ giúp ích gì?
A. Xác định được phương pháp phòng và trị bệnh phù hợp.
B. Xác định được phương pháp nuôi dưỡng phù hợp.
C. Xác định được phương pháp chăm sóc phù hợp
D. Xác định được phương pháp nâng cao năng suất chăn nuôi.
Câu 14. Đâu không phải ý nghĩa của việc khai thác nguồn lợi thủy sản?
A. Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu.
B. Bảo tồn đa dạng sinh học.
C. Cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng cho con người.
D. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
Câu 15. Đây là hoạt động nào trong quy trình cải tạo ao nuôi?
A. Phơi đáy ao khoảng 2 - ngày
B. Vét bùn đáy, san phẳng đáy ao
C. Làm vệ sinh xung quanh ao
D. Bón vôi cải tạo đáy ao và diệt mầm bệnh
Câu 16. Rắc vôi bột vào đáy ao có tác dụng gì?
A. Cải tạo độ mặn cho nước ao.
B. Tạo độ trong cho nước ao.
C. Tiêu diệt các mầm bệnh có trong đáy ao.
D. Tăng lượng vi sinh vật trong đáy ao để làm thức ăn cho cá.
Câu 17. Biện pháp nào dưới đây không làm giảm bớt sự nguy hại cho thủy sản và cho con người?
A. Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lí.
B. Ngăn cấm các hành động hủy hoại các loài sinh cảnh đặc trưng.
C. Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm
D. Quy định nồng độ tối đa các hóa chất, chất độc có trong môi trường thủy sản.
Câu 18. Đâu không phải nguồn gây ô nhiễm môi trường nuôi trồng thủy sản
A. Chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp
B. Chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp
C. Nước thải sinh hoạt
D. Nước thải đã được xử lí đạt chuẩn từ nhà máy chế biến thủy sản.
Câu 19. Người làm trong nghề chọn tạo giống vật nuôi sẽ thực hiện công việc nào sau đây?
A. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi
B. Nghiên cứu, chọn lọc giống vật nuôi
C. Phòng bệnh cho vật nuôi
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 20. Trong nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nào dưới đây, trừ:
A. Lipit.
B. Protein.
C. Chất khoáng.
D. Vitamin.
Câu 21. Khoanh tròn vào các đáp án không đúng về phụ phẩm trong chế biến thủy sản.
A. Đầu cá
B. Da cá
C. Phi lê thịt cá
D. Mỡ cá
Câu 22. Thứ tự đúng của các bước trong quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao là?
A. Chuẩn bị ao nuôi → Thả cá giống → Thu hoạch → Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả
B. Thả cá giống → Chuẩn bị ao nuôi → Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả → Thu hoạch
C. Chuẩn bị ao nuôi → Thả cá giống → Thu hoạch
D. Chuẩn bị ao nuôi → Thả cá giống → Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả → Thu hoạch
Câu 23. Nếu độ trong của nước ao lớn hơn 50 cm, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Thực vật phù du trong ao phát triển quá mạnh.
B. Ao giàu chất dinh dưỡng (phú dưỡng).
C. Ao nghèo dinh dưỡng, ít thực vật phù du.
D. Nước ao bị đục.
Câu 24. Các tài nguyên biển và hải đảo nước ta phải đươc khai thác tổng hợp vì
A. Nhằm khai thác triệt để các nguồn lợi biển và hải đảo làm cơ sở cho sự phát triển các ngành kinh tế biến.
B. Đảm bảo việc khai thác hợp lí, có hiệu quả đối với các nguồn tài nguyên biển và hải đảo.
C. Môi trường biển và hải đảo đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.
D. Để giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho lực lượng lao động trong cả nước.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Em hãy cho biết có bao nhiêu hình thức thu hoạch cá nuôi trong ao. Khi nào thì áp dụng từng hình thức thu hoạch đó?
Câu 2. (2 điểm)Giữa phòng bệnh và trị bệnh cho vật nuôi, theo em công tác nào quan trọng hơn? Vì sao?
.........................Hết.........................
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không được giải thích gì thêm.
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2022 – 2023)
MÔN: CÔNG NGHỆ 7 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 8. Giới thiệu chung về chăn nuôi | 1 |
| 1 |
| 1 |
|
|
| 3 |
| 0,75 |
Bài 9. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi | 1 |
| 1 |
|
|
| 1 |
| 3 |
| 0,75 |
Bài 10. Phòng và trị bệnh cho vật nuôi | 2 |
| 1 |
|
| 1 |
|
| 3 | 1 | 2,75 |
Bài 11. Giới thiệu chung về nuôi trồng thuỷ sản | 2 |
| 1 |
| 1 |
|
|
| 4 |
| 1,0 |
Bài 12. Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao | 1 |
| 1 | 1 | 1 |
|
|
| 3 | 1 | 2,75 |
Bài 13. Quản lí môi trường ao nuôi và phòng, trị bệnh thuỷ sản | 1 |
| 1 |
| 1 |
|
|
| 3 |
| 0,75 |
Bài 14. Bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thuỷ sản | 2 |
| 2 |
|
|
| 1 |
| 5 |
| 1,25 |
Tổng số câu TN/TL | 10 | 0 | 8 | 1 | 4 | 1 | 2 | 0 | 24 | 2 | 26 |
Điểm số | 2,5 | 0 | 2 | 2 | 1 | 2 | 0,5 | 0 | 6,0 | 4,0 | 10 |
Tổng số điểm | 2,5 điểm 25 % | 4,0 điểm 40 % | 3,0 điểm 30 % | 0,5 điểm 5 % | 10 điểm 100 % | 10 điểm |