Đề thi giữa kì 1 công nghệ 7 cánh diều (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 7 cánh diều giữa kì 1 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 1 môn Công nghệ 7 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: CÔNG NGHỆ 7 – CÁNH DIỀU

  1. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1. Trồng trọt không cung cấp nguyên liệu cho

  1. Công nghiệp chế biến thực phẩm. B. Dược phẩm.
  2. Mĩ phẩm. D. Sản xuất máy móc.

Câu 2. Đâu không phải ưu điểm của trồng trọt ngoài trời?

  1. Đơn giản.
  2. Dễ thực hiện.
  3. Tránh tác động của sâu bệnh.
  4. Thực hiện trên diện tích lớn.

Câu 3. Theo thời gian sinh trưởng, cây trồng có loại nào?

  1. Cây lương thực.           B. Cây thực phẩm.
  2. Cây ăn quả. D. Cây lâu năm.

Câu 4. Đặc điểm của nghề chọn tạo giống cây trồng là

  1. Cải tiến và phát triển các giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt.
  2. Tham gia sản xuất và quản lí các cây trồng khác nhau.
  3. Đưa ra dự báo về sâu bệnh và các biện pháp phòng trừ.
  4. Đưa ra hướng dẫn kĩ thuật giúp người sản xuất tăng năng suất, chất lượng cây trồng.

Câu 5. Trong các nhóm cây sau, nhóm nào thuộc loại cây lương thực?

  1. Lúa, khoai, sắn (khoai mì). B. Cà phê, cao su, hồ tiêu.
  2. Cà phê, đậu tương, vừng (mè). D. Mía, ca cao, chè.

Câu 6. Đâu không phải ưu điểm của trồng trọt trong nhà có mái che?

  1. Ít bị sâu bệnh.
  2. Chủ động trong chăm sóc.
  3. Sản xuất rau, quả trái vụ.
  4. Tiêu diệt được tất cả các mầm bệnh.

Câu 7. Đâu không phải đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao?

  1. Phát triển các phương thức sản xuất tiên tiến: thuỷ canh, khí canh, nông nghiệp chính xác, nông nghiệp thông minh,...
  2. Ứng dụng công nghệ cao (cảm biến, robot, máy bay không người lái, vật liệu nano, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật,…).
  3. Sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, tập trung tạo ra khối lượng sản phẩm lớn.
  4. Người quản lí và người sản xuất không cần có kiến thức, trình độ chuyên môn giỏi.

Câu 8. Những công nghệ cao nào sau đây được áp dụng trong trồng trọt công nghệ cao?

  1. Robot thu hoạch.
  2. Máy bay không người lái.
  3. Máy đo pH của đất, nước.
  4. Phân bón nano.
  5. Cảm biến.
  6. Bình phun thuốc trừ sâu.
  7. 1, 2, 4, 5                     B. 1, 2, 3, 4
  8. 2, 3, 4, 5 D. 3, 4, 5, 6

Câu 9. Đâu là thời gian của vụ đông xuân?

  1. Tháng 6 – tháng 11 B. Tháng 6 – tháng 9
  2. Tháng 10 – tháng 1 năm sau D. Tháng 2 – tháng 5

Câu 10. Thứ tự các bước trong quy trình trồng trọt là?

  1. Chăm sóc → Làm đất, bón lót → Gieo trồng → Thu hoạch.
  2. Làm đất, bón lót → Gieo trồng → Chăm sóc → Thu hoạch.
  3. Gieo trồng → Làm đất, bón lót → Chăm sóc → Thu hoạch.
  4. Gieo trồng → Làm đất, bón lót → Thu hoạch → Chăm sóc.

Câu 11. Hãy xác định hướng ưu tiên đúng khi sử dụng các biện pháp phỏng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

  1. Biện pháp canh tác → Biện pháp sinh học → Biện pháp vật lí, cơ giới → Biện pháp hoá học. 
  2. Biện pháp sinh học → Biện pháp canh tác → Biện pháp vật lí, cơ giới → biện pháp hoá học.
  3. Biện pháp canh tác → Biện pháp vật lí, cơ giới → Biện pháp sinh học → Biện pháp hoá học.
  4. Biện pháp hoá học → Biện pháp canh tác → Biện pháp vật lí, cơ giới → Biện pháp sinh học.

Câu 12. Thời vụ gieo trồng là

  1. Khoảng thời gian nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.
  2. Khoảng thời gian nhất định mà nhiều loại cây được gieo trồng.
  3. Khoảng thời gian không nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.
  4. Khoảng thời gian không nhất định mà nhiều loại cây được gieo trồng.

Câu 13. Các loại cây trồng như cà rốt, sắn (khoai mì), lạc (đậu phộng) được thu hoạch bằng phương pháp nào?

  1. Hái B. Cắt C. Đào                  D. Nhổ

Câu 14. Lên luống cây trồng có tác dụng gì?

  1. Dễ chăm sóc, chống ngập úng.
  2. Nhìn cho đẹp, dễ chăm sóc.
  3. Tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng và phát triển, dễ chăm sóc.
  4. Dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tầng đất dày.

Câu 15. Nhược điểm của biện pháp hóa học trong phòng và trừ sâu, bệnh hại cây trồng là gì?

  1. Khó thực hiện, chi phí cao.
  2. Gây độc cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái.
  3. Hiệu quả chậm, tốn nhiều công sức và chi phí.
  4. Ít tác dụng khi sâu, bệnh đã phát triển thành dịch

Câu 16. Hãy lựa chọn phương án đúng về cách bón thúc

  1. Bón 1 lần.
  2. Bón nhiều lần.
  3. Bón trước khi gieo trồng.
  4. Bón trong quá trình sinh trưởng của cây.

Câu 17. Mô tả nào phù hợp với phương pháp nhân giống giâm cành?

  1. Cắt một đoạn cành, cắm xuống đất để tạo cây mới.
  2. Tách vỏ một đoạn cành trên cây đang sống, dùng đất bó lại để hình thành rễ và tách đem trồng.
  3. Ghép mắt hoặc cành của cây mang những đặc tính mong muốn vào một cây khác để tạo thành một cây mới.
  4. Tách lấy mô của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo cây con.

Câu 18. Bộ phận nào của cây không được sử dụng làm nguyên liệu nhân giống vô tính?

  1. Bộ phận cành cây.           B. Bộ phận nụ của cây.
  2. Bộ phận lá cây. D. Bộ phận thân cây.

Câu 19. Tại sao cần cắt vát cành giâm khi giâm cành?

  1. Tăng khả năng hút nước của cành giâm và tăng lực (áp lực) khi cắm cành giâm.
  2. Tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và phòng chống sâu bệnh của cành giâm.
  3. Giảm sự thoát hơi nước của cành giâm.
  4. Tăng khả năng ra rễ của cành giâm.

Câu 20. Em hãy sắp xếp các bước sau đây để thực hiện nhân giống bằng phương pháp giâm cành

(1) Khu vực chăm sóc cành giâm đảm bảo được che sáng, che mưa hợp lí. Tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Sau khoảng 15 – 20 ngày, kiểm tra nếu thấy ra rễ nhiều và chuyển màu từ trắng sang vàng thì phải chuyển ra vườn ươm.

(2) Cắt vát cành giâm thành từng đoạn khoảng 7 – 10 cm, mỗi đoạn có từ 2 đến 4 là, cắt bớt phiến lá.

(3) Cắm cành giâm xuống đất hơi chếch, cắm sâu từ 3 – 5 cm.

(4) Xử lí cành giâm bằng cách nhúng gốc cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ, ngập từ 1 – 2 cm, trong khoảng 5 – 10 ngày.

(5) Chọn cành giâm. Chọn cành bánh tẻ (không quá non, không quá già), khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.

  1. (1) – (3) – (5) – (4) – (2) B. (5) – (2) – (4) – (3) – (1)
  2. (1) – (4) – (5) – (2) – (3) D. (5) – (3) – (4) – (2) – (1)

Câu 21. Cây con tạo ra từ phương pháp giâm cành có đặc điểm gì?

  1. Cây con tạo ra có đặc điểm di truyền khác cây mẹ.
  2. Cây con tạo ra có đặc điểm di truyền giống cây mẹ.
  3. Cây con tạo ra có đặc điểm di truyền của cả cây bố và cây mẹ.
  4. Cây con tạo ra có đặc điểm di truyền giống cây bố.

Câu 22. Trong hình thức nhân giống vô tính, cây con có thể được hình thành từ những bộ phận nào của cơ thể mẹ?

  1. Rễ, cành, lá, hoa. B. Thân, lá, hoa, quả.
  2. Lá, thân, cành, rễ. D. Thân, cành, quả, hạt.

Câu 23. Cây nào sau đây trồng bằng phương pháp giâm cành?

  1. Lúa B. Ngô           C. Hoa hồng           D. Cà phê

Câu 24. Nhân giống vô tính thường không áp dụng cho đối tượng cây trồng nào sau đây? 

  1. Cây ăn quả như táo, xoài, bưởi.
  2. Cây hoa như hoa hồng, hoa lan, hoa cúc.
  3. Cây lấy hạt như lúa, ngô, lạc (đậu phông).
  4. Cây lấy gỗ như cây keo, bạch đàn.
  5. Tự luận

Câu 1 (2 điểm). Trồng trọt công nghệ cao là gì? Hãy kể tên một số đặc điểm của phương thức này.

Câu 2 (2 điểm). Nêu nội dung của nguyên tắc 4 đúng.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công nghệ 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay