Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Kết nối tri thức (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp - Kết nối tri thức - Giữa kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 môn Công nghệ 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS ……………….. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Nghề nghiệp là gì?
Tập hợp các công việc được một bộ phận xã hội nhất định công nhận.
Việc làm có tính chất ổn định, gắn bó lâu dài với mỗi người, mang lại thu nhập và những cơ hội họ để phát triển các giá trị bản thân, đóng góp chung cho cộng đồng và xã hội.
Tất cả các công việc đòi hỏi năng lực, kĩ năng chuyên sâu để tạo ra các sản phẩm vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu của xã hội, mang lại thu nhập ổn định và tạo ra giá trị cho bản thân.
Tập hợp tất cả các công việc mang lại nguồn thu nhập cho bản thân, gia đình.
Câu 2 (0,25 điểm). Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm?
Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
Giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông.
Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông.
Giáo dục mầm non và giáo dục đại học.
Câu 3 (0,25 điểm). Tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người là:
Tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Tạo ra môi trường để con người phát triển nhân cách, phát huy năng lực, sở trường.
Góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội, đảm bảo kỉ cương, ổn định xã hội.
Thúc đẩy phát triển kinh tế, đem lại phồn vinh cho xã hội.
Câu 4 (0,25 điểm). Giáo dục mầm non bao gồm
Mẫu giáo, tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.
Trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng.
Nhà trẻ và mẫu giáo.
Giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.
Câu 5 (0,25 điểm). Tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với xã hội là:
- Mang lại cho con người nguồn thu nhập ổn định, bền vững để chăm lo cho bản thân, gia đình.
- Tạo ra môi trường để con người phát triển nhân cách, phát huy năng lực, sở trường.
- Tạo nên niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống.
- Góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội, đảm bảo kỉ cương, ổn định xã hội.
Câu 6 (0,25 điểm). Sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ có tác động như thế nào đối với thị trường lao động?
- Tác động đến sự phát triển kinh tế của từng địa phương.
- Tác động đến các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ.
- Tác động đến các ngành nghề trong nền kinh tế cũng như các nhóm người lao động.
- Tác động đến sự phát triển xã hội của đất nước.
Câu 7 (0,25 điểm). Giáo dục mẫu giáo có độ tuổi là bao nhiêu?
Từ 3 đến 36 tháng tuổi.
Từ 3 đến 5 tuổi.
Từ 6 đến 12 tuổi.
Từ 13 tuổi trở lên.
Câu 8 (0,25 điểm). Ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu là gì?
- Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế làm thay đổi nhu cầu lao động giữa các ngành, nghề và kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động tương ứng.
- Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ làm thay đổi nhu cầu lao động giữa các ngành, nghề và kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động tương ứng.
- Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ làm thay đổi nhu cầu lao động giữa các địa phương.
- Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế của địa phương làm thay đổi nhu cầu lao động giữa các ngành, nghề và kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động tương ứng.
Câu 9 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về nghề nghiệp?
- Là tập hợp các công việc được xã hội công nhận.
- Việc làm có tính chất ổn định, gắn bó lâu dài với mỗi người, mang lại thu nhập và cơ hội để họ phát triển bản thân.
- Con người có năng lực, tri thức, kĩ năng tạo ra các sản phẩm vật chất, tinh thần đáp ứng nhu cầu xã hội, mang lại thu nhập ổn định và tạo nên giá trị bản thân.
- Bao gồm tất cả các công việc có môi trường làm việc năng động, hiện đại và luôn biến đổi.
Câu 10 (0,25 điểm). Nhóm ngành nào được đào tạo từ trình độ trung cấp đến tiến sĩ?
Nhóm ngành an toàn thông tin có đào tạo, nhóm ngành công nghệ kĩ thuật kiến trúc và công trình xây dựng, nhóm ngành công nghệ kĩ thuật điện.
Nhóm ngành công nghệ thông tin, nhóm ngành công nghệ kĩ thuật vật liệu xây dựng và công nghệ kĩ thuật cơ điện tử, nhóm ngành công nghệ kĩ thuật điện.
Nhóm ngành công nghệ thông tin, nhóm ngành công nghệ kĩ thuật kiến trúc và công trình xây dựng, nhóm ngành công nghệ kĩ thuật điện tử - viễn thông.
Nhóm ngành công nghệ thông tin, nhóm ngành công nghệ kĩ thuật kiến trúc và công trình xây dựng, nhóm ngành công nghệ kĩ thuật điện.
Câu 11 (0,25 điểm). Nội dung nào không đúng khi nói về tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người?
- Mang lại cho con người nguồn thu nhập ổn định, bền vững để chăm lo cho bản thân và gia đình.
- Góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội, đảm bảo kỉ cương, ổn định xã hội.
- Tạo ra môi trường để con người phát triển nhân cách, phát huy năng lực, sở trường.
- Giúp con người thỏa mãn đam mê, tạo nên niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống.
Câu 12 (0,25 điểm). Nội dung nào không đúng khi nói về giáo dục mầm non?
Bao gồm nhà trẻ và mẫu giáo mà trẻ em từ 06 tuổi đến 11 tuổi được chăm sóc và học tập.
Bao gồm nhà trẻ và mẫu giáo mà trẻ em từ 03 tháng đến 05 tuổi được chăm sóc và học tập.
Bao gồm nhà trẻ và mẫu giáo mà trẻ em từ 03 tháng đến 10 tuổi được chăm sóc và học tập.
Bao gồm nhà trẻ và mẫu giáo mà trẻ em từ 03 tuổi đến 05 tuổi được chăm sóc và học tập.
Câu 13 (0,25 điểm). Nội dung nào không đúng khi nói về tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với xã hội?
- Góp phần tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế, đem lại phồn vinh cho xã hội.
- Làm giảm các tệ nạn xã hội, đảm bảo kỉ cương, ổn định xã hội.
- Tạo ra môi trường để con người phát triển nhân cách, phát huy năng lực, sở trường.
Câu 14 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của việc phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân?
Góp phần đào tạo nhân lực lao động làm việc, là tiền đề phát triển kinh tế đất nước.
Tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội.
Hướng nghiệp, tạo điều kiện cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.
Câu 15 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của thị trường lao động?
- Phát triển kinh tế - xã hội.
- Đóng vai trò to lớn trong việc định hướng nghề nghiệp.
- Cung cấp cho người lao động thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động.
- Người sử dụng lao động tuyển dụng được người lao động phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Câu 16 (0,25 điểm). Sau nhiều năm đổi mới đất nước, thị trường Việt Nam đã có những thay đổi như thế nào?
- Phát triển cả về quy mô và chất lượng, từng bước hiện đại, bền vững và hội nhập quốc tế.
- Phát triển về chất lượng lao động, từng bước hiện đại, bền vững và hội nhập quốc tế.
- Phát triển về quy mô và chất lượng lao động, từng bước hiện đại, hội nhập quốc tế.
- Phát triển về quy mô lao động đầu ra, từng bước hiện đại, bền vững và hội nhập quốc tế.
Câu 17 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về hướng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở?
Vào học tại các trường trung học phổ thông (công lập hoặc tư thục).
Vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hoặc vào học trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục đại học.
Vào học các nghề nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Vừa học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên, vừa tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân.
Câu 18 (0,25 điểm). Sự phát triển mạnh mẽ của kĩ thuật, công nghệ đã đặt ra những yêu cầu gì đối với người lao động?
- Người lao động có trình độ chuyên môn thấp, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin.
- Người lao động có trình độ chuyên môn cao, sử dụng thành thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
- Người lao động có khả năng tự lập để đáp ứng sự thay đổi liên tục của các ngành nghề.
- Người lao động có kế hoạch rèn luyện, đáp ứng được sự thay đổi liên tục của các ngành nghề.
Câu 19 (0,25 điểm). Lập trình viên còn được gọi là:
- Kĩ sư máy tính.
- Nhà phát triển phần mềm.
- Kĩ sư lập trình phần mềm.
- Nhà thiết kế phần mềm, ứng dụng mới.
Câu 20 (0,25 điểm). Phương án khả thi khi muốn theo học nghề sửa chữa, lắp ráp máy tính sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở là:
Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trong các trường trung học phổ thông.
Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp.
Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tại các trường cao đẳng có đào tạo ngành nghề này sau khi hoàn thành chương trình giáo dục trung học phổ thông.
Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tại các cơ ở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.
Câu 21 (0,25 điểm). Nhà nước đóng vai trò gì trong việc thúc đẩy thị trường lao động?
Nhà nước chiếm vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường lao động thông qua việc ban hành các chính sách phù hợp.
Nhà nước đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy thị trường lao động thông qua việc ban hành các chính sách phù hợp.
Nhà nước là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua việc ban hành các chính sách phù hợp.
Nhà nước là một trong những yếu tố giúp nâng cao chất lượng lao động.
Câu 22 (0,25 điểm). Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp và cao đẳng gồm các cấp bậc nào?
Bậc 6, 7, 8.
Bậc 7, 8.
Bậc 4, 5.
Bậc 5, 6, 7.
Câu 23 (0,25 điểm). Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học gồm các cấp bậc nào?
Bậc 7, 8, 9.
Bậc 5, 6, 7.
Bậc 2, 3, 4.
Bậc 6, 7, 8.
Câu 24 (0,25 điểm). Công việc của thợ cơ khí là:
- Lắp đặt, chế tạo, vận hành máy móc hoặc sửa chữa, phục hồi, thay thế các bộ phận hư hỏng trên máy móc.
- Nghiên cứu, vận hành, theo dõi các hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất tự động, phát hiện và sửa chữa cũng như khắc phục những sai sót của hệ thống một cách kịp thời.
- Phụ trách nghiên cứu, thiết kế, triển khai xây dựng và hoàn thiện những vấn đề liên quan đến hệ thống điện.
- Chịu trách nhiệm lên kế hoạch triển khai các hệ thống mới, xử lý lỗi phần mềm và nâng cao hiệu suất của toàn bộ hệ thống.
Câu 25 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm môi trường làm việc của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?
A. Môi trường làm việc năng động, hiện đại, luôn biến đổi và đầy thách thức.
B. Đối với lĩnh vực kĩ thuật môi trường làm việc tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao.
C. Tiếp xúc với các thiết bị, công nghệ hiện đại.
D. Làm việc liên tục trong môi trường hoạt động nhóm, áp lực cao.
Câu 26 (0,25 điểm). Những tiến bộ về công nghệ có vai trò gì đối với thị trường lao động?
A. Làm thay đổi nguồn nhân lực trong thị trường theo hướng tích cực.
B. Cung cấp kĩ năng thiết yếu như giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và tư duy sáng tạo.
C. Làm cho thị trường lao động có những thay đổi lớn theo hướng yêu cầu ngày càng thấp đối với người lao động về năng lực, trình độ chuyên môn.
D. Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nhiều công việc thay đổi theo hướng giảm bớt cầu lao động.
Câu 27 (0,25 điểm). Yêu cầu về công việc của kĩ sư tự động hóa là:
A. Yêu thích khoa học máy tính và các thành tựu mới về công nghệ.
B. Khả năng làm việc độc lập với cường độ làm việc cao.
C. Chịu được thử thách và áp lực công việc.
D. Chủ động, sáng tạo, tư duy logic và đam mê ngành tự động hóa.
Câu 28 (0,25 điểm). Các chính sách phát triển nguồn nhân lực đúng đắn do Nhà nước ban hành đem lại lợi ích gì?
A. Giúp nâng cao chất lượng của cung lao động.
B. Giúp phân bổ đầu tư làm cầu lao động tăng.
C. Giúp điều chỉnh kinh tế, chính sách đầu tư phù hợp.
D. Giúp nâng cao chất lượng lao động giữa các ngành nghề.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
Câu 2 (1,0 điểm). Hãy nêu các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động. Vì sao sự đổi mới công nghệ lại ảnh hưởng đến thị trường lao động?
BÀI LÀM:
………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….…
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 1. Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ | 3 | 1 | 4 | 0 | 3 | 0 | 0 | 0 | 10 | 1 | 4,0 | |
Bài 2. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân | 3 | 0 | 4 | 0 | 3 | 0 | 0 | 0 | 10 | 0 | 2,5 | |
Bài 3. Thị trường lao động kĩ thuật công nghệ tại Việt Nam | 2 | 0 | 4 | 0 | 2 | 0 | 0 | 1 | 8 | 1 | 3,5 | |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 28 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 3,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 1 | 10 | 1 | ||||
Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ | Nhận biết | - Nhận biết được khái niệm nghề nghiệp. - Nhận biết được tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với cá nhân và xã hội. - Nêu được những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. | 3 | 1 | C1, C3, C5 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Xác định được nội dung không đúng khi nói về nghề nghiệp. - Nhận biết được nội dung không đúng khi nói về tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội. Chỉ ra được nội dung không đúng về đặc điểm môi trường làm việc các ngành kỹ thuật, công nghệ | 4 | C9, C11, C13, C25 | |||
Vận dụng | Biết được việc làm của lập trình viên và thợ cơ khí. Đưa ra được những yêu cầu đối với ngành nghề. | 3 | C19, C24, C27 | |||
Vận dụng cao | ||||||
Bài 2 | 10 | 0 | ||||
Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân | Nhận biết | - Nhận biết được khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. - Nhận biết được hệ thống giáo dục mầm non. - Biết được độ tuổi của giáo dục mẫu giáo. | 3 | C2, C4, C7 | ||
Thông hiểu | - Xác định được nhóm ngành được đào tạo từ trình độ trung cấp đến tiến sĩ. - Nhận diện được nội dung liên quan đến giáo dục mầm non. - Biết được nội dung không đúng khi nói về vai trò của việc phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân. - Xác định được nội dung không đúng khi nói về hướng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. | 4 | C10, C12, C14, C17 | |||
Vận dụng | - Đưa ra được phương án khả thi khi muốn theo học nghề sửa chữa, lắp ráp máy tính sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. - Xác định được cấp bậc trong danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp và cao đẳng. - Biết được các cấp bậc trong Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học. | 3 | C20, C22, C23 | |||
Vận dụng cao | ||||||
Bài 3 | 8 | 1 | ||||
Thị trường lao động kĩ thuật công nghệ tại Việt Nam | Nhận biết | - Nhận biết được ảnh hưởng của sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ đối với thị trường lao động. - Nhận diện được ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu. | 2 | C6, C8 | ||
Thông hiểu | - Xác định được nội dung không đúng khi nói về vai trò của thị trường lao động - Xác định được những thay đổi của thị trường Việt Nam sau nhiều năm đổi mới đất nước. - Biết được yêu cầu của sự phát triển mạnh mẽ của kĩ thuật, công nghệ đối với người lao động. Đưa ra được vai trò của khoa học công nghệ đối với thị trường lao động. | 4 | C15, C16, C18, C26 | |||
Vận dụng | Xác định được vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy thị trường lao động. Đưa ra được những lợi ích của chính sách nhà nước đối với phát triển nhân lực. | 2 | C21, C28 | |||
Vận dụng cao | Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động và giải thích được ảnh hưởng của sự đổi mới công nghệ đến thị trường lao động. | 1 | C2 (TL) |