Đề thi giữa kì 1 KHTN 9 Vật lí Kết nối tri thức (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) kết nối tri thức Giữa kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 môn KHTN 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Trong các vật sau, vật nào không có động năng?
A. Ô tô chuyển động trên đường
B. Hòn bi lăn trên sàn nhà
C. Chai nước nằm yên trên mặt bàn
D. Viên bi chuyển động từ đỉnh máng nghiêng xuống.
Câu 2. Động năng của một vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Khối lượng và tốc độ của vật. B. Khối lượng và độ cao của vật.
C. Tốc độ và hình dạng của vật. D. Độ cao và hình dạng của vật..
Câu 3. Đại lượng nào sau đây không đổi khi một vật được ném theo phương nằm ngang
A. động năng. B. cơ năng. C. thế năng. D. hóa năng..
Câu 4. Một vật nhỏ được ném lên từ điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình MN?
A. thế năng giảm. B. cơ năng cực đại tại N.
C. cơ năng không đổi. D. động năng tăng.
Câu 5. Một vật được ném lên theo phương xiên góc với phương ngang từ vị trí A, rơi xuống đất tại vị trí D. Tại vị trí nào vật có thế năng lớn nhất ?
A. Vị trí A.
B. Vị trí B.
C. Vị trí C.
D. Vị trí D.
Câu 6. Trường hợp nào sau đây không sinh công?
A. Cầu thủ bóng đá sút vào trái bóng
B. Vận động viên cầu lông đang đánh cầu
C. Vận động viên cờ vưa đang ngồi yên suy nghĩ
D. Vận động viên đẩy tạ đang đẩy quả tạ bay đi
Câu 7. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào thực hiện công cơ học?
A. Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động.
B. Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên.
C. Ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang.
D. Quả nặng rơi từ trên xuống.
Câu 8. Hai bạn Nam và Hùng kéo nước từ giếng lên. Nam kéo gàu nước nặng gấp đôi, thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam. So sánh công suất trung bình của Nam và Hùng.
A. Công suất của Nam lớn hơn vì gàu nước của Nam nặng gấp đôi.
B. Công suất của Hùng lớn hơn vì thời gian kéo của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian kéo của Nam.
C. Công suất của Nam và Hùng là như nhau.
D. Không đủ căn cứ để so sánh
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
a) Cho biết thế năng trọng trường của một vật phụ thuộc vào yếu tố nào? Hãy viết biểu thức tính thế năng trọng trường của vật.
b) Một vật nặng có khối lượng 2 kg ở đáy 1 giếng sâu 10m so với mặt đất. Chọn gốc thế năng ở mặt đất, hãy Xác định thế năng trọng trường của vật nặng trong trường hợp trên.
Câu 2. (2,0 điểm) Một vật khối lượng 100g được ném thẳng đứng lên cao với tốc độ 8m/s. Bỏ qua lực cản không khí. Tính:
a, Cơ năng của vật khi vật chuyển động
b, Tốc tốc của vật khi chạm đất? Biết toàn bộ thế năng của vật chuyển hóa thành động năng của vật.
Câu 3. (2,0 điểm) Siêu xe Nemesis của hãng Trion giới thiệu ở Mĩ vào năm 2014 có công suất động cơ là 2000 HP (mã lực) và lập kỉ lục tốc độ tối đa 435 km/h
a. Tính công suất của động cơ theo đơn vị W. Biết 1HP = 746W
b. Tính lực đẩy trung bình của động cơ xe chạy ở tốc độ tối đa.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
CHƯƠNG I: NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC | 1. Động năng. Thế năng | 2 | 1 | 1 | 2 | 2 | 3,0 điểm | |||||
2. Cơ năng | 2 | 1 | 2 | 3 | 2 | 3,5 điểm | ||||||
3. Công và công suất | 2 | 1 | 1 | 1 | 3 | 2 | 3,5 điểm | |||||
Tổng số câu TN/TL | 6 | 1 | 2 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 8 | 6 | 14 | |
Điểm số | 3 | 1 | 1 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 | |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS.........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (VẬT LÍ) – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC | 6 | 8 | ||||
1. Động năng. Thế năng | Nhận biết | - Nhận biết được các trường hợp vật có thế năng, động năng - Nhận biết được các yếu tố phụ thuộc đến thế năng và động năng của vật | 1 | 2 | C1a | C1,2 |
Thông hiểu | - Xác định được động năng, thế năng của vật trong các trường hợp đơn giản | 1 | C1b | |||
2. Cơ năng | Nhận biết | - Nhận biết được sự thay đổi thế năng, động năng của vật trong quá trình vật chuyển động | 2 | C3,4 | ||
Thông hiểu | - Xác định được trường hợp vật có thế năng lớn nhất | 1 | C5 | |||
Vận dụng | - Vận dụng công thức tính cơ năng để giải các bài tập liên quan | 2 | C2 | |||
3. Công và công suất | Nhận biết | - Nhận biết được trường hợp vật có khả năng sinh công và trường hợp vật không có khẳ năng sinh công | 2 | C6,7 | ||
Thông hiểu | - So sánh được công suất trung bình giữa hai người. | 1 | C8 | |||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức về công và công suất để giải cái bài tập có liên hệ thực tế | 1 | C3 |