Đề thi giữa kì 1 KHTN 9 Vật lí Kết nối tri thức (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) kết nối tri thức Giữa kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 1 môn KHTN 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì
A. thế năng vật càng lớn. B. động năng vật càng lớn.
C. thế năng vật càng nhỏ. D. động năng vật càng nhỏ.
Câu 2. Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?
A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà.
B. Chiếc lá đang rơi.
C. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà.
D. Quả bóng đang bay trên cao.
Câu 3. Một người đứng yên trong thang máy và thang máy đang đi lên với vận tốc không đổi. Lấy mặt đất làm mốc thế năng thì
A. thế năng của người giảm và động năng không đổi.
B. thế năng của người tăng và của động năng không đổi.
C. thế năng của người tăng và động năng tăng.
D. thế năng của người giảm và động năng tăng.
Câu 4. Trong quá trình rơi tự do của một vật thì
A. Động năng tăng, thế năng tăng
B. Động năng tăng, thế năng giảm
C. Động năng giảm, thế năng giảm
D. Động năng giảm, thế năng tăng
Câu 5. Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất (bỏ qua ma sát). Nhận xét nào sau đây là sai:
A. Động năng chuyển hóa thành thế năng
B. Thế năng chuyển hóa thành động năng
C. Cơ năng của vật không đổi
D. Thế năng giảm còn động năng tăng
Câu 6. Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất?
A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây.
C. Công suất được xác định bằng công thức P = A.t
D. Công suất được xác định bằng công thực hiện khi vật dịch chuyển được 1 mét.
Câu 7. Vật nào sau đây không có khả năng sinh công?
A. Dòng nước lũ đang chảy mạnh
B. Viên đạn đang bay
C. Búa máy đang rơi
D. Hòn đá đang nằm trên mặt đất
Câu 8. Để cày một sào đất, nếu dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nếu dùng máy cày thì mất 30 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
A. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 4 lần.
B. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần.
C. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 5 lần.
D. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 2 lần.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
a) Hãy viết biểu thức tính động năng của vật và giải thích các đại lượng có trong biểu thức đó.
b) Báo cheetah là loài chạy nhanh nhất thế giới với tốc độ có thể đạt tới 108 km/h. Tính động năng của một con báo cheetah có khối lượng 70 kg khi nó chạy với tốc độ trên.
Câu 2. (2,0 điểm) Cho một vật có khối lượng m. Truyền cho vật một cơ năng là 37,5J. Khi vật chuyển động ở độ cao 3m vật có
a) Xác định tốc độ của vật ở độ cao đó.
b) Xác định khối lượng của vật
Câu 3. (2,0 điểm) Một vận động viên cử tạ nâng cặp tạ có trọng lượng 900N từ mặt sàn lên độ cao 1,8m trong 0,9s. Xem lực nâng không đổi trong quá trình nâng tạ.
a. Tính công mà vận động viên cử tạ đó phải thực hiện
b. Tính công suất của vận động viên đó.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
CHƯƠNG I: NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC | 1. Động năng. Thế năng | 2 | 1 | 1 | 2 | 2 | 3,0 điểm | |||||
2. Cơ năng | 2 | 1 | 1 | 1 | 3 | 2 | 3,5 điểm | |||||
3. Công và công suất | 2 | 1 | 2 | 3 | 2 | 3,5 điểm | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 6 | 1 | 2 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 8 | 6 | 14 | |
Điểm số | 3 | 1 | 1 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 | |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS.........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (VẬT LÍ) – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC | 6 | 8 | ||||
1. Động năng. Thế năng | Nhận biết | - Viết được công thức tính và biết được đơn vị đo của động năng, thế năng. - Nhận biết được các trường hợp vật có thế năng, động năng - Nhận biết được các yếu tố phụ thuộc đến thế năng và động năng của vật | 1 | 2 | C1a | C1,2 |
Vận dụng | - Vận dụng kiến thức về thế năng và động năng để giải các bài tập liên hệ thực tế | 1 | C1b | |||
2. Cơ năng | Nhận biết | - Nhận biết được sự thay đổi thế năng, động năng của vật trong quá trình vật chuyển động | 2 | C3,4 | ||
Thông hiểu | - Xác định được nhận định sai khi nói về sự chuyển hóa giữa thế năng và động năng của vật | 1 | C5 | |||
Vận dụng | - Vận dụng công thức tính cơ năng để giải các bài tập liên quan | 2 | C2 | |||
3. Công và công suất | Nhận biết | - Phát biểu được định nghĩa công của một lực; công suất - Nhận biết được trường hợp vật có khả năng sinh công | 2 | C6,7 | ||
Thông hiểu | - Xác định được công và công suất của vật trong các bài tập đơn giản. | 1 | 1 | C3 | C8 |