Đề thi cuối kì 1 KHTN 9 Vật lí Kết nối tri thức (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 1 môn KHTN 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Động năng của một vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Khối lượng và tốc độ của vật.
B. Khối lượng và độ cao của vật.
C. Tốc độ và hình dạng của vật.
D. Độ cao và hình dạng của vật.
Câu 2. Một xe tải có khối lượng gấp đôi khối lượng ô tô, đang chạy với tốc độ bằng một nửa tốc độ của ô tô. Động năng của xe tải bằng bao nhiêu lần động năng của ô tô?
A. Gấp bốn lần.
B. Gấp đôi.
C. Bằng nhau.
D. Bằng một nửa.
Câu 3. Biểu thức tính công suất là:
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 4: Một máy cơ trong 1 giờ sản sinh ra một công là 330kJ, vậy công suất của máy cơ đó là:
A. 92,5 W.
B. 91,7 W.
C. 90,2 W.
D. 97,5 W.
Câu 5. Khi tia sáng truyền từ môi trường (1) có chiết suất n1 sang môi trường (2) có chiết suất n2 với góc tới i thì góc khúc xạ là r. Chọn biểu thức đúng:
A. n1sinr = n2sini.
B. n1sini = n2sinr.
C. n1cosr = n2cosi.
D. n1tanr = n2tani.
Câu 6. Ánh sáng truyền trong môi trường có chiết suất n1, tới mặt phân cách với môi trường có chiết suất n2 với góc tới i ≠ 0. Xét các điều kiện sau:
(1) | (2) | (3) | (4) |
Điều kiện để luôn luôn có khúc xạ ánh sáng là:
A. (1).
B. (2).
C. (l) và (4).
D. (2) và (3).
Câu 7. Cho các loại ánh sáng sau: Ánh sáng trắng (I); Ánh sáng đỏ (II); Ánh sáng vàng (III); Ánh sáng tím (IV) thì loại ánh sáng nào không bị lăng kính làm tán sắc?
A. I; II; III; IV.
B. II; III; IV.
C. I; II; IV.
D. I; II; III.
Câu 8. Thấu kính phân kì là loại thấu kính:
A. có phần rìa dày hơn phần giữa.
B. có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
C. biến chùm tia tới song song thành chùm tia ló hội tụ.
D. có thể làm bằng chất rắn trong suốt.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2,5 điểm)
a. Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất n1 tới môi trường có chiết suất n2 hãy nêu điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần tạo mặt phân cách giữa hai môi trường này.
b. Tia sáng đỏ chiếu từ không khí đến mặt nước với góc tới i = 60. Biết chiết suất của nước với tia sáng đỏ là 1,325. Tính góc khúc xạ r.
Câu 2. (1,5 điểm) Cơ năng của các vật sau thuộc dạng cơ năng nào?
a. Xe đạp đang chuyển động trên mặt đường nằm ngang.
b. Máy bay đang bay.
c. Lò xo bị nén hoặc bị giãn.
Câu 3. (2,0 điểm) Trả lời các câu hỏi sau:
a. Khi quan sát dưới ánh sáng mặt trời, ta thấy các viên pha lê có nhiều màu sắc. Vì sao lại có hiện tượng như vậy?
b. Một vật sáng AB có dạng mũi tên cao 1 cm được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12 cm (A nằm trên trục chính), vật cách thấu kính 36 cm. Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính, tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao ảnh.
BÀI LÀM
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
CHƯƠNG I: NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC | 1. Động năng. Thế năng | 1 | 1 | 1,0 điểm | ||||||||
2. Cơ năng | 0 | 3 | 1,5 điểm | |||||||||
3. Công và công suất | 1 | 1 | 1,0 điểm | |||||||||
CHƯƠNG II: ÁNH SÁNG | 4. Khúc xạ ánh sáng | 1 | 1 | 2,0 điểm | ||||||||
5. Phản xạ toàn phần | 1 | 1 | 1,5 điểm | |||||||||
6. Lăng kính | 1 | 1 | 1,5 điểm | |||||||||
7. Thấu kính | 1 | 1 | 1,5 điểm | |||||||||
Tổng số câu TN/TL | 6 | 1 | 1 | 4 | 1 | 1 | 0 | 1 | 8 | 6 | 14 | |
Điểm số | 3 | 1 | 0,5 | 2,5 | 0,5 | 1,5 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 | |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS.........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (VẬT LÍ) – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC | 6 | 8 | ||||
1. Động năng. Thế năng | Nhận biết | - Viết được biểu thức tính động năng của vật. - Viết được biểu thức tính thế năng của vật ở gần mặt đất. | 0 | 2 | C1, 2 | |
2. Cơ năng | Thông hiểu | - Nêu được cơ năng là tổng động năng và thế năng của vật. - Vận dụng khái niệm cơ năng phân tích được sự chuyển hoá năng lượng trong một số trường hợp đơn giản. | 3 | C2 | ||
3. Công và công suất | Nhận biết | - Phân tích ví dụ cụ thể để rút ra được: công có giá trị bằng lực nhân với quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực, công suất là tốc độ thực hiện công. - Liệt kê được một số đơn vị thường dùng đo công và công suất. - Tính được công và công suất trong một số trường hợp đơn giản. | 1 | C3 | ||
Vận dụng | 1 | C4 | ||||
ÁNH SÁNG | ||||||
4. Khúc xạ ánh sáng | Nhận biết | - Thực hiện thí nghiệm chứng tỏ được khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu). - Nêu được chiết suất có giá trị bảng tỉ số tốc độ ánh sáng trong không khí (hoặc chân không) với tốc độ ánh sáng trong môi trường. - Thực hiện được thí nghiệm để rút ra và phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng. - Vận dụng được biểu thức n = trong một số trường hợp đơn giản. - Vận dụng kiến thức về sự khúc xạ ánh sáng để giải quyết một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế. | 1 | C5 | ||
Vận dụng | 1 | C1b | ||||
5. Phản xạ toàn phần | Nhận biết | - Thực hiện thí nghiệm để rút ra được điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần và xác định được góc tới hạn. - Vận dụng kiến thức về phản xạ toàn phần để giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế. | 1 | 1 | C1a | C6 |
6. Lăng kính | Nhận biết | - Vẽ được sơ đồ đường truyền của tia sáng qua lăng kính. - Thực hiện thí nghiệm với lăng kính tạo được quang phổ của ánh sáng trắng qua lăng kính. - Giải thích được một cách định tính sự tán sắc ánh sáng mặt trời qua lăng kính. - Từ kết quả thí nghiệm truyền ánh sáng qua lăng kính, nêu được khái niệm về ánh sáng màu. - Nêu được màu sắc của một vật được nhìn thấy phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng bị vật đó hấp thụ và phản xạ. - Vận dụng kiến thức về sự truyền ánh sáng, màu sắc ánh sáng, giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế. | 1 | C7 | ||
Thông hiểu | 1 | C3a | ||||
7. Thấu kính | Nhận biết | - Nêu được các khái niệm: quang tâm, trục chính, tiêu điểm chính và tiêu cự của thấu kính. - Tiến hành thí nghiệm rút ra được đường đi một số tia sáng qua thấu kính (tia qua quang tâm, tia song song quang trục chính). - Giải thích được nguyên lí hoạt động của một số thấu kính bằng việc sử dụng sự khúc xạ của các lăng kính nhỏ. - Vẽ được ảnh qua thấu kính. - Thực hiện thí nghiệm khẳng định được: Ảnh thật là ảnh hứng được trên màn; ảnh ảo là ảnh không hứng được trên màn. | 1 | C8 | ||
Vận dụng cao | 1 | C3b |