Đề thi cuối kì 1 tiếng việt 4 cánh diều (Đề số 9)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 4 cánh diều kì 1 đề số 9. Cấu trúc đề thi số 9 giữa kì 1 tiếng việt 4 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
- Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
NGƯỜI ĂN XIN
Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại… Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!
Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.
Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.
Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khản đặc.
Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão.
(Theo Tuốc-ghê-nhép)
Câu 1 (0,5 điểm). Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
- Một người ăn xin già lọm khọm, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại.
- Tóc trắng bạc đầu, mắt đỏ hoe.
- Đôi mắt đỏ đọc giàn giụa nước mắt, đôi môi bạc thếch.
Câu 2 (0,5 điểm). Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?
- Cậu bé không cho ông lão cái gì cả.
- Cậu bé đã cho ông lão tình thương, sự thông cảm và tôn trọng.
- Cậu bé đã cho ông lão một ít tiền.
Câu 3 (0,5 điểm). Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?
- Cậu bé không nhận được gì ở ông lão ăn xin.
- Cậu bé nhận được từ ông ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm.
- Cậu bé nhận được ở ông lão ăn xin một lời nói.
Câu 4 (0,5 điểm). Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây thể hiện tinh thần đoàn kết?
- Trâu buộc ghét trâu ăn.
- Môi hở răng lạnh.
- Ở hiền gặp lành.
- Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Chỉ ra sự vật được nhân hóa trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng?
Mùa xuân, ngày nào cũng là ngày hội. Muôn loài vật trên đồng lũ lượt kéo nhau đi. Những anh chuồn ớt đỏ thắm như ngọn lửa. Những cô chuồn chuồn kim nhịn ăn để thân hình mảnh dẻ, mắt to, mình nhỏ xíu, thướt tha bay lượn. Các chú bọ ngựa vung gươm tập múa võ trên những chiếc lá to. Các ả cánh cam diêm dúa, các chị cào cào xoè áo lụa đỏm dáng,... Đạo mạo như bác giang, bác dế cũng vui vẻ dạo chơi trên bờ đầm.
(Theo Xuân Quỳnh)
Câu 6 (2,0 điểm). Tìm chủ ngữ điền vào chỗ chấm cho các câu sau:
- .......................... là bạn của nhà nông.
- .......................... đang nấu cơm dưới bếp.
- .......................... dùng vòi để ăn mía.
- .......................... là biểu tượng của hòa bình.
- TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7. Viết đoạn văn (1,0 điểm)
Đề bài: Đặt 1 - 2 câu tả một cây hoa. Cho biết trong câu đó, từ nào là tính từ, tính từ ấy miêu tả đặc điểm của sự vật hoặc hoạt động, trạng thái,… nào?
Câu 8. Viết bài văn (3,0 điểm)
Đề bài: Viết bài văn tả một con vật mà em đã từng quan sát được.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 | 2 | 4 | 0 | 2,0 | ||||
Luyện từ và câu | 0,5 | 1,5 | 2 | 0 | 4,0 | ||||
Luyện viết đoạn văn | 1 | 0 | 1 | 1,5 | |||||
Luyện viết bài văn | 1 | 0 | 1 | 2,5 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 2 | 0,5 | 2 | 1,5 |
| 1 | 6 | 2 | 8 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 4,5 |
| 2,5 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 2,0 20% | 5,5 55% | 2,5 25% | 10,0 100% | 10,0 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được các chi tiết trong bài. | 2 |
| C1, 2 | |
Kết nối | - Liên hệ kiến thức về từ loại tính từ để xác định tính từ trong câu văn. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học. | 2 |
| C3, 4 | ||
CÂU 5 – CÂU 6 | 3 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Nhận diện biện pháp tu từ nhân hóa. - Nhận biết được tính từ. - Nhận diện được chủ ngữ. |
| 1,5 | C5.a |
|
Kết nối | - Phân tích được tác dụng của biện pháp nhân hóa. - Biết cách sử dụng từ ngữ thích hợp. |
| 0,5 | C5.b, C6 |
| |
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 1 | 1 |
|
|
| ||
1. Luyện viết đoạn văn | Vận dụng | - Đặt được câu tả một loài hoa. - Chỉ ra được tính từ sử dụng. |
| 1 | C7 |
|
Câu 2 | 1 |
|
|
| ||
2. Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Miêu tả được con vật em đã quan sát được. - Nêu được cảm nhận, suy nghĩ về con vật. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. |
| 1 | C8 |
|