Phiếu trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 11 (Cơ khí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí cánh diều

TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 1 

ĐỀ SỐ 05:

Câu 1: Sản phẩm nào sau đây không thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo?

A. Máy phay, máy tiện

B. Tủ lạnh, máy giặt

C. Nhà xưởng, giàn khoan dầu khí

D. Phần mềm điều khiển tự động

Câu 2: Trong bước chuẩn bị chế tạo, việc nghiên cứu bản vẽ kỹ thuật có ý nghĩa gì?

A. Xác định hình dạng, kích thước, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm

B. Chỉ để kiểm tra vật liệu sử dụng

C. Giúp thợ cơ khí ghi nhớ quy trình lắp ráp

D. Đảm bảo công nhân thực hiện đúng thao tác trong khi làm việc

Câu 3: Tính dẫn nhiệt của vật liệu ảnh hưởng đến ứng dụng của nó như thế nào?

A. Vật liệu có tính dẫn nhiệt cao thường được dùng làm vật liệu cách nhiệt.

B. Vật liệu có tính dẫn nhiệt kém thường được dùng để truyền nhiệt tốt hơn.

C. Vật liệu có tính dẫn nhiệt cao thường được sử dụng trong thiết bị truyền nhiệt.

D. Không có mối liên hệ giữa tính dẫn nhiệt và ứng dụng vật liệu.

Câu 4: Gia công cắt gọt thường được áp dụng khi nào?

A. Khi yêu cầu độ chính xác cao

B. Khi sản xuất các sản phẩm đơn giản

C. Khi cần giữ lại toàn bộ vật liệu

D. Khi không có dụng cụ cắt gọt

Câu 5: Điểm khác biệt giữa rèn tự do và rèn khuôn là gì?

A. Rèn tự do cho độ chính xác cao hơn

B. Rèn khuôn sử dụng khuôn để định hình sản phẩm chính xác hơn

C. Rèn tự do chỉ dùng cho kim loại mềm

D. Rèn khuôn không cần nung phôi

Câu 6: Đối tượng lao động của ngành cơ khí chế tạo là gì?

A. Vật liệu kim loại và hợp kim 

B. Vật liệu phi kim loại 

C. Các vật liệu cơ khí 

D. Vật liệu kim loại và phi kim loại

Câu 7: Sắp xếp các bước sau sao cho đúng với quy trình chế tạo cơ khí:

1. Thực hiện gia công các chi tiết máy của sản phẩm

2. Đọc bản vẽ chi tiết

3. Xử lí và bảo vệ bề mặt của sản phẩm

4. Chế tạo phôi

5. Lắp ráp và kiểm tra chất lượng của sản phẩm

A. 1 - 2 - 3 - 4 - 5

B. 2 - 4 - 1 - 3 - 5

C. 2 - 4 - 5 - 3 - 1

D. 4 - 1 - 2 - 5 – 3

Câu 8: Vỏ động cơ tên lửa được làm bằng vật liệu cơ khí nào?

Tech12h

A. Thép

B. Composite

C. Nano 

D. Polymer

Câu 9: Vật liệu cơ khí là gì?

A. Các hợp chất giữa kim loại và phi kim hoặc giữa các phi kim với nhau dưới dạng ôxit, nitrit, cacbit,...

B. Vật liệu vô cơ và vật liệu hữu cơ

C. Các vật liệu được sử dụng trong sản xuất cơ khí để chế tạo ra các máy móc, thiết bị, công trình, đồ dùng phục vụ cho sản xuất và đời sống như: ô tô, xe máy, cầu thép, khung dầm, dao, kéo, ...

D. Chủ yếu là carbon và hydrogen

Câu 10: Công cụ lao động của ngành cơ khí chế tạo là

A. Các máy công cụ như tiện, phay, bào, hàn,... 

B. Các bản vẽ kĩ thuật, quy trình gia công sản phẩm,… 

C. Các chi tiết máy của các máy móc sản xuất 

D. Các vật liệu cơ khí, vật liệu phi kim loại,…

Câu 11: Ý kiến nào sau đây là đúng? 

A. Vật liệu kim loại và hợp kim được chia ra thành 2 loại: Sắt và hợp kim của sắt; kim loại và hợp kim màu 

B. Vật liệu kim loại và hợp kim được chia ra thành 2 loại: Sắt và hợp kim của sắt; kim loại và hợp kim đen 

C. Vật liệu kim loại và hợp kim được chia ra thành 2 loại: Thép và hợp kim của thép; kim loại và hợp kim màu 

D. Vật liệu kim loại và hợp kim được chia ra thành 2 loại: Thép và hợp kim của thép; kim loại và hợp kim đen

Câu 12: Phương pháp gia công cơ khí nào sau đây không thuộc nhóm các phương pháp gia công cơ khí không phoi? 

A. phay, bào, hàn 

B. Khoan, kéo, ép 

C. Mài, khoan, phay 

D. Tiện, xọc, rèn 

Câu 13: Tính chất vật lí cơ bản của kim loại thể hiện qua đâu?

A. Khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, tính giãn nở, tính dẫn nhiệt 

B. Khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, tính chịu ăn mòn 

C. Tính giãn nở, tính dẫn nhiệt, tính đàn hồi, độ bền

D. Tính giãn nở, tính dẫn nhiệt, tính dẫn điện, tính chịu ăn mòn 

Câu 14: Quy trình chế tạo một chiếc kìm nguội 

A. Thép (rèn hoặc dập) → Phôi kìm (khoan lỗ và dũa) → Hai má kìm (Tán ghép) → Chiếc kìm (Nhiệt luyện) → Chiếc kìm hoàn chỉnh.

B. Thép (nhiệt luyện) → Phôi kìm (khoan lỗ và dũa) → Hai má kìm (Tán ghép) → Chiếc kìm (rèn hoặc đập) → Chiếc kìm hoàn chỉnh.

C. Thép (nhiệt luyện) → Phôi kìm (rèn hoặc đập) → Hai má kìm (Tán ghép) → Chiếc kìm (khoan lỗ và dũa) → Chiếc kìm hoàn chỉnh.

D. Thép (rèn hoặc dập) → Phôi kìm (Nhiệt luyện) → Hai má kìm (Tán ghép) → Chiếc kìm (khoan lỗ và dũa) → Chiếc kìm hoàn chỉnh.

Câu 15: Đây là phương pháp gia công cơ khí nào?

Tech12h

A. Phương pháp tiện

B. Phương pháp đúc

C. Phương pháp taro ren

D. Phương pháp rèn

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ cơ khí 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay