Đề thi giữa kì 2 lịch sử 10 kết nối tri thức (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 10 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 2 môn Lịch sử 10 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức (bản word)
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK 2
MÔN: LỊCH SỬ 10 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: ………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Một trong những biểu hiện trong tiến trình phát triển của văn minh Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X là
A. một số quốc gia nhỏ trước đây bị thôn tính hoặc hợp nhất với nhau thành những nước lớn hơn.
B. sự xâm nhập và lan tỏa của Hồi giáo đã tạo nên những sắc thái mới cho văn minh trong khu vực.
C. Vương quốc Phù Nam trở thành vương quốc hùng mạnh bậc nhất khu vực.
D. sự hoàn thiện của các nhà nước quân chủ với nền kinh tế phát triển thịnh đạt.
Câu 2. Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành ở khu vực nào sau đây?
A. Lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
B. Các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc.
C. Lưu vực sông Hồng và sông Thu Bồn.
D. Các tỉnh đồng bằng Nam Trung Bộ.
Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thành tựu trong lĩnh vực kinh tế Đại Việt (thế kỉ X – giữa thế kỉ XIX)?
A. Kinh tế nông nghiệp phát triển đỉnh cao ở thời Lý.
B. Xây dựng được nền kinh tế tự chủ và toàn diện.
C. Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
D. Mở rộng giao lưu buôn bán với tất cả các nước châu Á.
Câu 4. Ngữ hệ là gì?
A. Là ngôn ngữ chính của một nhóm các dân tộc.
B. Là một nhóm các dân tộc nói chung một ngôn ngữ.
C. Là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc với nhau.
D. Là ngôn ngữ riêng của một dân tộc.
Câu 5. Nhà ở truyền thống của người Kinh là loại nhà nào?
A. Nhà nhiều tầng.
B. Nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.
C. Nhà nửa sàn, nửa trệt.
D. Nhà trệt xây bằng gạch hoặc đắp bằng đất.
Câu 6. Những tôn giáo nào được truyền bá từ Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á?
A. Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo. | B. Phật giáo, Hồi giáo, Công giáo. |
C. Hồi giáo, Hin-đu giáo. | D. Hin-đu giáo, Công giáo. |
Câu 7. Tổ chức Nhà nước thời Văn Lang – Âu Lạc theo thứ tự từ trung ương xuống địa phương là
A. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Lạc dân.
B. Vua – Vương công, quý tộc – Bồ chính.
C. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Bồ chính.
D. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Tù trưởng.
Câu 8. “Tam giáo đồng nguyên” là sự kết hợp hài hòa giữa các tư tưởng, tôn giáo nào sau đây?
A. Nho giáo – Phật giáo – Đạo giáo.
B. Nho giáo – Phật giáo – Công giáo.
C. Phật giáo - Ấn Độ giáo – Công giáo.
D. Phật giáo – Bà La Môn giáo – Nho giáo.
Câu 9. Các dân tộc ở Việt Nam được chia thành bao nhiêu ngữ hệ?
A. 54 ngữ hệ. | B. 8 ngữ hệ. |
C. 5 ngữ hệ. | D. 10 ngữ hệ. |
Câu 10. Lễ hội của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu được tổ chức với quy mô như thế nào?
A. Làng/bản và tộc người. | B. Quốc gia và quốc tế. |
C. Làng/bản và quốc tế. | D. Tộc người và quốc tế. |
Câu 11. Các loại chữ viết như: Chăm cổ, Khơ-me cổ, Mã Lai cổ, … được sáng tạo trên cơ sở học tập loại chữ viết nào?
A. Chữ Phạn, chữ Pa-li của người Ấn Độ.
B. Chữ Hán của người Trung Quốc.
C. Chữ Nôm của người Việt.
D. Chữ tượng hình của người Ai Cập.
Câu 12. Công trình nào sau đây là thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa?
A. Thành Cổ Loa. | B. Tháp Bà Pô Na-ga. |
C. Cảng thị Óc Eo. | D. Tháp Phổ Minh. |
Câu 13. Để khuyến khích nghề nông phát triển, các hoàng đế Việt Nam thường thực hiện nghi lễ nào sau đây?
A. Lễ Tịch điền. | B. Lễ cầu mùa. |
C. Lễ cúng cơm mới. | D. Lễ đâm trâu. |
Câu 14. Vì sao nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á?
A. Các tôn giáo phù hợp với đời sống tinh thần, tâm linh của cư dân bản địa.
B. Đông Nam Á nằm giữa hai nền văn minh lớn của thế giới là Ấn Độ và Trung Hoa.
C. Hoạt động truyền giáo mạnh mẽ của các nhà truyền giáo từ bên ngoài.
D. Khu vực Đông Nam Á được coi như “ngã tư đường”, là trung tâm giao thương và giao lưu văn hóa thế giới.
Câu 15. Nội dung nào sau đây không phải là điều kiện tự nhiên thuận lợi để hình thành văn minh Văn Lang – Âu Lạc?
A. Đất đai màu mỡ. | B, Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. |
C. Hệ thống kênh rạch chằng chịt. | D. Khoáng sản phong phú. |
Câu 16. Thương nghiệp Việt Nam thời kì Đại Việt phát triển do nguyên nhân chủ quan nào sau đây?
A. Các chính sách trọng thương của nhà nước phong kiến.
B. Hoạt động tích cực của thương nhân nước ngoài.
C. Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp.
D. Sức ép từ các nước lớn buộc triều đình Đại Việt phải mở cửa.
Câu 17. Dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng số dân cả nước coi là
A. dân tộc – tộc người. | B. dân tộc đa số. |
C. dân tộc thiểu số. | D. dân tộc – quốc gia. |
Câu 18. Điểm khác biệt chủ yếu trong trang phục của các dân tộc thiểu số so với dân tộc Kinh là gì?
A. Được may bằng nhiều loại vải có chất liệu tự nhiên.
B. Trang phục thường có hoa văn trang trí sặc sỡ.
C. Trang phục chủ yếu là áo và quần/váy.
D. Ưa thích dùng đồ trang sức.
...........................................
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14-1-2011 về Công tác dân tộc: “Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia. “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử vanban.chinhphu.vn)
a) Theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, thành phần dân tộc của nước ta được chia thành hai nhóm là dân tộc đa số và dân tộc thiểu số.
b) Việc phân chia dân tộc đa số hay dân tộc thiểu số ở nước ta căn cứ vào tỉ lệ số dân của dân tộc đó so với tổng dân số của cả nước và căn cứ vào trình độ phát triển của từng dân tộc.
c) Theo quy định của Chính phủ, dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm hơn một nửa tổng dân số của cả nước.
d) Hiện nay, các dân tộc cư trú đan xen, phân bố trên toàn bộ lãnh thổ đất nước.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Người Đông Nam Á từ xa xưa đã có niềm tin vào sức mạnh thế giới tự nhiên. Do không hiểu biết tự nhiên, không giải thích được những biến đổi đôi khi lạ lùng của tự nhiên nên đã tỏ lòng kính trọng và sợ hãi tự nhiên. Những sự vật, hiện tượng tự nhiên gắn với cuộc sống lao động sản xuất của con người là đối tượng sùng bái: đó là tục thờ thần Mặt Trời. Tục này có thể thấy ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á và dấu tích của Mặt Trời thể hiện trên rất nhiều đồ vật, đồ trang sức, đồ thờ cúng, đặc biệt là trên trống đồng, cũng như trên các công trình điêu khắc cổ xưa ở Đông Nam Á ….”.
(Đinh Trung Kiên, Tìm hiểu về nền văn minh Đông Nam Á,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 46 – 47)
a) Đoạn tư liệu khẳng định người Đông Nam Á từ xa xưa đã có niềm tin vào sức mạnh của thế giới tự nhiên.
b) Tục thờ thần Mặt Trời phản ánh sự hiểu biết sâu sắc của người Đông Nam Á về thế giới tự nhiên.
c) Tục thờ thần Mặt Trời gắn liền với nhiều khía cạnh trong đời sống của người dân, không chỉ riêng lao động sản xuất.
d) Yếu tố duy nhất để hình thành nên các tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là sự sợ hãi của con người.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Nền văn minh của người Việt cổ với biểu tượng trống đồng Đông Sơn thực chất là một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước trên nền tảng cộng đồng xóm làng và một cơ cấu chính trị nhà nước phôi thai; không những đã vươn tới một trình độ phát triển khá cao, mà còn xác lập lối sống Việt Nam, truyền thống Việt Nam, đặt cơ sở vững chắc cho toàn bộ sự tồn tại và phát triển của quốc gia – dân tộc sau đó”.
(Theo Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập I, Sđd, tr. 173)
a) Nền văn minh của người Việt cổ không có sự phát triển về cộng đồng xóm làng.
b) Nền văn minh của người Việt cổ không có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của dân tộc Việt Nam sau này.
c) Việc xây dựng nền văn minh nông nghiệp và hệ thống cộng đồng xóm làng có thể giúp người Việt cổ tránh khỏi sự xâm lược và ảnh hưởng từ các nền văn minh khác.
d) Người Việt cổ đã đạt được một trình độ phát triển khá cao trong nhiều lĩnh vực, không chỉ trong nông nghiệp mà còn trong văn hóa và xã hội.
...........................................
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HK 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 10 – KẾT NỐI TRI THỨC
...........................................
TRƯỜNG THPT.........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 10 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu lịch sử | 12 | 1 | 3 | 4 | 0 | 5 |
Nhận thức và tư duy lịch sử | 1 | 7 | 0 | 0 | 7 | 0 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
TỔNG | 13 | 8 | 3 | 4 | 7 | 5 |
24 | 16 |
TRƯỜNG THPT.........
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 10 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Tìm hiểu lịch sử | Nhận thức và tư duy lịch sử | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số câu) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số câu) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHỦ ĐỀ 7. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM | 24 | 16 | 24 | 16 | ||||
Bài 8. Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á | Nhận biết | Nêu được một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á về tôn giáo và tín ngưỡng, văn tự và văn học, kiến trúc và điêu khắc. | 3 | 1 | C1, C6, C11 | C2a | ||
Thông hiểu | Trình bày được các thời kì phát triển của văn minh Đông Nam Á. | 2 | 3 | C14, C19 | C2b, C2c, C2d | |||
Vận dụng | Biết cách sưu tầm và sử dụng một số tư liệu để tìm hiểu về lịch sử văn minh Đông Nam Á. | Biết trân trọng giá trị trường tồn của các di sản văn minh Đông Nam Á, tham gia bảo tồn các di sản văn minh Đông Nam Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng. | 1 | C23 | ||||
Bài 9. Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam | Nhận biết | Nêu được cơ sở hình thành của văn minh Văn Lang – Âu Lạc, văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam. | 3 | C2, C7, C12 | ||||
Thông hiểu | Nêu được những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc về đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, nhà nước. | Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa và văn minh Phù Nam về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, nhà nước. | 2 | C15, C22 | ||||
Vận dụng | Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam | 4 | C3a, C3b, C3c, C3d | |||||
Bài 10. Văn minh Đại Việt | Nhận biết | Nêu được một số thành tựu cơ bản của nền văn minh Đại Việt về kinh tế, chính trị, tư tưởng, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật. | Phân tích được ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. | 2 | C3, C8 | |||
Thông hiểu | Giải thích được khái niệm văn minh Đại Việt. | Trình bày được cơ sở hình thành văn minh Đại Việt kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc, nền độc lập tự chủ của đất nước, tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Đại Việt. | 2 | C13, C16 | ||||
Vận dụng | Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về những thành tựu của văn minh Đại Việt. | 1 | C20 | |||||
Bài 11. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam | Nhận biết | Nêu được thành phần tộc người theo dân số. | 2 | 1 | C4, C9 | C1a | ||
Thông hiểu | Trình bày được việc phân chia tộc người theo ngữ hệ. | 2 | 2 | C17, C21 | C1b, C1c | |||
Vận dụng | Nhận diện địa bàn cư trú của các dân tộc trên đất nước Việt Nam. | 1 | C1d | |||||
Bài 12. Khái quát về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng | Nhận biết | Nêu được những nét chính về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. | 2 | 2 | C5, C10 | C4a, C4b | ||
Thông hiểu | Trình bày được nét chính về đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. | 2 | 2 | C18, C22 | C4c, C4d | |||
Vận dụng | Liên hệ với đặc điểm địa phương. | 1 | C24 |