Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt 5 cánh diều (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 5 cánh diều Giữa kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 2 môn Tiếng Việt 5 cánh diều này bao gồm: kt đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 3, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (3,0 điểm)
Lập làng giữ biển
Nhụ nghe bố nói với ông:
– Lần này con sẽ họp làng để đưa đàn bà và trẻ con ra đảo. Con sẽ đưa thằng Nhụ ra trước. Rồi nhà con cũng ra. Ông cũng sẽ ra.
– Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng.
– Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy.
Ông đứng lên, tay giơ ra như cái bơi chèo:
– Thế là thế nào? – Giọng ông bỗng hổn hển. Người ông bỗng tỏa ra hơi muối.
Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh:
– Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả còn gì hay hơn cho một làng biển. Ngày xưa, lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. Bây giờ đất đấy, rộng hết tầm mắt. Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai?
Ông Nhụ bước ra võng. Cái võng làm bằng lưới đáy vẫn buộc lưu cữu ở ngoài hàng hiên. Ông ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông quan trọng nhường nào.
– Để có một ngôi làng như một ngôi làng ở trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang…
Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rồi bất ngờ, vỗ vào vai Nhụ:
– Thế nào con, đi với bố chứ?
– Vâng! Nhụ đáp nhẹ.
Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi tận chân trời…
TRẦN NHUẬN MINH
Câu 1 (0,5 điểm). Vì sao bố Nhụ muốn đưa mọi người ra đảo?
A. Vì đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần.
B. Vì đảo có nhiều đất để xây nhà và sinh sống.
C. Vì bố Nhụ thích sống trên đảo.
D. Vì bố Nhụ muốn lập làng để tránh chiến tranh.
Câu 2 (0,5 điểm). Ông Nhụ ban đầu có thái độ như thế nào khi nghe ý định của bố Nhụ?
A. Đồng ý ngay với ý định ra đảo.
B. Phản đối quyết liệt.
C. Băn khoăn, lo lắng vì sức khỏe yếu và tuổi già.
D. Tỏ ra hứng thú với ý định lập làng trên đảo.
Câu 3 (0,5 điểm). Điều gì thể hiện quyết tâm của bố Nhụ trong việc lập làng trên đảo?
A. Ông muốn cả gia đình ra đảo ngay lập tức.
B. Ông mơ về một ngôi làng có chợ, trường học, nghĩa trang như trên đất liền.
C. Ông muốn tất cả dân làng rời đi ngay.
D. Ông muốn chứng minh năng lực của mình.
Câu 4 (0,5 điểm). Tại sao bố Nhụ muốn đưa cả gia đình và người làng ra đảo?
A. Vì ông muốn tránh xa đất liền.
B. Vì trên đảo có đất rộng, bãi dài, và điều kiện thuận lợi cho cuộc sống.
C. Vì ông không thích cuộc sống trên đất liền.
D. Vì ông muốn đi xa để tìm cơ hội mới.
Câu 5 (0,5 điểm). Câu nói của bố Nhụ: “Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai?” cho thấy ông là người như thế nào?
A. Có trách nhiệm với đất nước.
B. Thích phiêu lưu.
C. Muốn thử sức ở nơi xa.
D. Không gắn bó với quê hương.
Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung chính của câu chuyện là gì?
A. Kể về ý định của một gia đình muốn ra đảo sinh sống.
B. Tả cuộc sống khó khăn của người dân chài.
C. Miêu tả vẻ đẹp của một hòn đảo xa.
D. Tôn vinh tinh thần yêu nước và ý chí quyết tâm lập làng, giữ đất nơi vùng biển đảo.
Luyện từ và câu: (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Đọc các câu thơ sau xác định điệp từ và nêu tác dụng của chúng:
a)
“Hôm qua em đến trường, mẹ dắt tay em từng bước.
Hôm nay mẹ lên nương, một mình em đến lớp.”
b)
“Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.”
c)
“Hòa bình! Hòa bình!
Chúng ta yêu hòa bình!”
d)
“Tre xanh, xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh.”
Câu 8 (2,0 điểm) Dưới đây là các từ:
măng non, học sinh, thanh thiếu niên, người lớn, trưởng thành, mẫu giáo, trẻ sơ sinh, cháu ngoan Bác Hồ, người cao tuổi.
Hãy phân loại:
a) Từ chỉ lứa tuổi thiếu nhi
b) Từ chỉ lứa tuổi khác
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm): Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Làm thủ công” (SGK TV5, Cánh diều – trang 40) Từ “Lý nhìn chữ U” cho đến “giúp đỡ nhau là gì?”.
Câu 10 (8,0 điểm): Em hãy kể lại câu chuyện cổ tích mà em đã nghe, đã đọc với những chi tiết sáng tạo.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
STT | Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Thông hiểu | Mức 3 Vận dụng | Tổng | |||||||
TN | TL | HT khác | TN | TL | HT khác | TN | TL | TN | TL | HT khác | |||
1 | Đọc thành tiếng | 1 câu: 3 điểm | |||||||||||
2 | Đọc hiểu + Luyện từ và câu | Số câu | 2 | 0 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 1 | 6 | 2 | 0 |
Câu số | 1,2 | 0 | 0 | 3,4,5 | 7 | 0 | 6 | 8 | C1,2,3,4,5,6 | C7,8 | 0 | ||
Số điểm | 1 | 0 | 0 | 1,5 | 2 | 0 | 0,5 | 2 | 3 | 4 | 0 | ||
Tổng | Số câu: 8 Số điểm: 7 | ||||||||||||
3 | Viết | Số câu | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 |
Câu số | 0 | 9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 10 | 0 | C9,10 | 0 | ||
Số điểm | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 0 | |||
Tổng | Số câu: 2 Số điểm: 10 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. PHẦN TIẾNG VIỆT | ||||||
Từ Câu 1 – Câu 6 | 6 | |||||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Hiểu được lí do bố Nhụ muốn đưa mọi người ra đảo. - Nắm được thái độ của ông Nhụ khi nghe bố Nhụ nhắc tới ra đảo. | 2 | C1, 2 | ||
Thông hiểu | - Hiểu được sự quyết tâm của bố Nhụ trong việc lập làng trên đảo. - Hiểu được lí do bố Nhị muốn đưa cả gia đình và người làng ra đảo. - Hiểu được phẩm chất của bố Nhụ qua lời nói. | 3 | C3,4,5 | |||
Vận dụng | - Rút ra được nội dung và thông điệp của bài đọc mà tác giả gửi gắm. | 1 | C6 | |||
Câu 7– Câu 8 | 2 | |||||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Nhận diện được các điệp từ điệp ngữ và nêu tác dụng. | 1 | C7 | ||
Kết nối | - Phân loại được nhóm từ liên quan đến chủ đề về thiếu nhi. | 1 | C8 | |||
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 9-10 | 2 | |||||
3. Luyện viết chính tả và viết bài văn | Vận dụng | Chính tả nghe và viết | 1 | C9 | ||
- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Kể lại được câu chuyện cổ tích bằng những chi tiết sáng tạo của mình. - Vận dụng được các kiến thức đã học để kể lại câu chuyện. - Biết sáng tạo thêm các chi tiết làm lôi cuốn câu chuyện. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. | 1 | C10 |