Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt 5 cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 5 cánh diều Giữa kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn Tiếng Việt 5 cánh diều này bao gồm: kt đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 3, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: (3,0 điểm)
Em là mầm non của Đảng
Em là búp măng non,
Em lớn lên trong mùa cách mạng,
Sướng vui có Đảng tiền phong,
Có Đảng như ánh thái dương,
Sống yên vui trong tình yêu thương,
Cuộc đời ngàn năm bừng sáng.
Khăn quàng thắm trên vai,
Ghi chiến công anh hùng cách mạng,
Tiếng thơm muôn đời còn vang,
Sáng ngời ý chí đấu tranh,
Bước lên theo lý tưởng vinh quang,
Của Đảng tiền phong dẫn đường.
Tiếng hát của chúng em bay qua muôn trùng sông núi,
Ghi công ơn của Đảng lòng em bao sướng vui,
Có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn Đảng ta,
Vui tung tăng vang ca có Đảng cuộc đời nở hoa.
Mộng Lân
Câu 1 (0,5 điểm). Trong bài thơ, nhờ đâu các em nhỏ có được cuộc sống sung sướng, yên vui?
A. Nhờ ánh sáng của mặt trời.
B. Nhờ công ơn của gia đình.
C. Nhờ sự dìu dắt và lãnh đạo của Đảng.
D. Nhờ chiến công của các anh hùng cách mạng.
Câu 2 (0,5 điểm). Hình ảnh nào thể hiện sự tự hào của thiếu nhi trong bài thơ?
A. Cuộc đời bừng sáng.
B. Khăn quàng thắm trên vai.
C. Búp măng non lớn lên.
D. Tiếng hát bay qua sông núi.
Câu 3 (0,5 điểm). Chiếc khăn quàng đỏ trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?
A. Niềm tự hào của thiếu nhi khi được sống trong hòa bình.
B. Ước mơ vươn lên của thiếu nhi.
C. Kỷ niệm đẹp của thời thơ ấu.
D. Truyền thống cách mạng vẻ vang của Đội Thiếu niên Tiền phong.
Câu 4 (0,5 điểm). Câu “Tiếng hát của chúng em bay qua muôn trùng sông núi” mang ý nghĩa gì?
A. Sự tự hào của thế hệ trẻ về công lao của Đảng.
B. Tinh thần đoàn kết của thiếu nhi cả nước.
C. Tình yêu quê hương đất nước của các em nhỏ.
D. Niềm vui hân hoan trong cuộc sống.
Câu 5 (0,5 điểm). Trong bài thơ, tác giả nhắc đến việc các em nhỏ có “sách mới áo hoa”. Điều này nói lên điều gì?
A. Tinh thần hăng say học tập và làm việc của thế hệ trẻ.
B. Sự quan tâm của Đảng đến đời sống vật chất của thiếu nhi.
C. Niềm vui sướng của các em khi được sống trong hòa bình.
D. Tình yêu quê hương của các em nhỏ.
Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung chính của bài thơ là gì?
A. Sự biết ơn và tình cảm của thế hệ trẻ đối với Đảng.
B. Cuộc sống hạnh phúc của các bạn nhỏ trong thời kỳ cách mạng.
C. Những chiến công của anh hùng cách mạng.
D. Ý nghĩa của chiếc khăn quàng đỏ.
Luyện từ và câu: (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Điền chữ viết hoa đúng vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Ngày hôm qua, cả lớp đã tổ chức buổi lễ chào mừng ______ (bác hồ).
b) Chúng ta luôn biết ơn công lao to lớn của ______ (tổ quốc).
c) Cô giáo đã dạy chúng em bài hát về ______ (mẹ việt nam anh hùng).
d) Chúng em kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của các ______ (anh hùng liệt sĩ).
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 8 (2,0 điểm) Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa
a) Đồng nghĩa với “thiếu nhi”:
b) Trái nghĩa với “thiếu nhi”:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm): Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Vua Lý Thái Tông” (SGK TV5, Cánh diều – trang 51) Từ “Thấy dân chúng sinh” cho đến “khuyên khích nghề canh cửi”.
Câu 10 (8,0 điểm): Em hãy đóng vai một nhân vật trong tác phẩm mà em đã học trong chương trình học, kể lại một đoạn trong tác phẩm đó.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
STT | Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Thông hiểu | Mức 3 Vận dụng | Tổng | |||||||
TN | TL | HT khác | TN | TL | HT khác | TN | TL | TN | TL | HT khác | |||
1 | Đọc thành tiếng | 1 câu: 3 điểm | |||||||||||
2 | Đọc hiểu + Luyện từ và câu | Số câu | 2 | 0 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 1 | 6 | 2 | 0 |
Câu số | 1,2 | 0 | 0 | 3,4,5 | 7 | 0 | 6 | 8 | C1,2,3,4,5,6 | C7,8 | 0 | ||
Số điểm | 1 | 0 | 0 | 1,5 | 2 | 0 | 0,5 | 2 | 3 | 4 | 0 | ||
Tổng | Số câu: 8 Số điểm: 7 | ||||||||||||
3 | Viết | Số câu | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 |
Câu số | 0 | 9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 10 | 0 | C9,10 | 0 | ||
Số điểm | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 0 | |||
Tổng | Số câu: 2 Số điểm: 10 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. PHẦN TIẾNG VIỆT | ||||||
Từ Câu 1 – Câu 6 | 6 | |||||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Hiểu được lí do mà các em nhỏ có được cuộc sống sung sướng, yên vui. - Nhận biết được hình ảnh thể hiện được sự tự hào của thiếu nhi. | 2 | C1, 2 | ||
Thông hiểu | - Hiểu được ý nghĩa của chiếc khăn quàng. - Hiểu được ý nghĩa của câu thơ. - Hiểu được ý nghĩa của cụm từ “sách mới áo hoa”. | 3 | C3,4,5 | |||
Vận dụng | - Rút ra được nội dung và thông điệp của bài thơ mà tác giả gửi gắm. | 1 | C6 | |||
Câu 7– Câu 8 | 2 | |||||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Nắm được các quy tắc viết hoa để thể hiện sự tôn trọng. | 1 | C7 | ||
Kết nối | - Nắm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ thiếu nhi. | 1 | C8 | |||
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 9-10 | 2 | |||||
3. Luyện viết chính tả và viết bài văn | Vận dụng | Chính tả nghe và viết | 1 | C9 | ||
- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Kể lại được câu chuyện bằng lời của mình. - Vận dụng được các kiến thức đã học để kể lại câu chuyện. - Biết sáng tạo thêm các chi tiết làm lôi cuốn câu chuyện. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. | 1 | C10 |