Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt 5 cánh diều (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 5 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 1 môn Tiếng Việt 5 cánh diều này bao gồm: đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG TH……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Gấp giấy

      Thầy Đa-vít chậm rãi bước lên bục giảng. Đột nhiên, thầy rút từ trong túi xách ra một tờ giấy A4 và khẽ gấp đôi lại.

      - Các bạn nói xem, tờ giấy này còn gấp được nữa không? - Thầy Đa-vít hỏi.

      - Dạ có ạ. - Cả lớp học đồng thanh.

      Thầy Đa-vít gật đầu tán thành. Sau đó, thầy tiếp tục gấp đôi mảnh giấy.

      - Nào, còn gấp được nữa không các em?

      - Dạ, gấp được ạ. - Cả lớp hô vang.

      Thầy Đa-vít cười nhẹ, tỏ vẻ đồng ý, rồi thầy lại từ từ gấp tiếp mảnh giấy. - Bây giờ thì sao?

      - Dạ, vẫn gấp được nữa ạ.

      Sau những tiếng trả lời rôm rả của học trò, thầy Đa-vít cứ gấp tiếp, gấp tiếp... đến khi tờ giấy A4 ban đầu đã trở thành một cục nhỏ và chắc chắn, thầy thong thả bước xuống bục giảng và bảo: “Bây giờ, em nào có thể gấp tiếp cục giấy này cho thầy nào!”. Lớp học chợt sôi động, thi nhau xung phong lên gấp giấy cho thầy. Thế nhưng, kết quả là cục giấy ấy cứng đờ và không thể gấp lại được nữa.

      Lúc bấy giờ, thầy mới ôn tồn giảng giải: “Các em thấy không, khi chỉ là một tờ giấy, các em có thể thỏa sức gấp nó. Thế nhưng, khi đã có nhiều nếp giấy gấp lại rất chắc chắn, như cục giấy trên tay thầy đây, các em sẽ không thể làm gì được nữa. Cũng giống như trong cuộc sống, nếu các em làm việc gì đó một mình, thì sẽ rất khó khăn. Nhưng nếu ta chung sức, đồng lòng, thì chúng ta sẽ là một khối đoàn kết giành được mọi chiến thắng.”.

      Thầy vừa dứt lời, cả lớp vỗ tay rào rào thán phục và cảm ơn bài học đáng quý của thầy.

Theo Nhung Ly

Câu 1 (0,5 điểm). Khi bước lên bục giảng, thầy Đa-vít đã có hành động gì?

A. Thầy gấp tờ giấy A4 trở thành một cục nhỏ.

B. Thầy phát cho mỗi bạn học sinh một tờ giấy A4.

C. Thầy rút từ trong túi sách ra một tờ giấy A4 và gấp đôi lại.

D. Thầy hỏi các bạn học sinh tờ giấy trên tay thầy còn gấp được không.

Câu 2 (0,5 điểm). Thầy Đa-vít đã gấp được gì từ tờ giấy A4?

A. Một cục giấy nhỏ cứng đờ, không gấp lại được nữa.

B. Thầy Đa-vít không gấp được gì từ tờ giấy A4 đó.

C. Một cục đá nhỏ cứng đờ, rất chắc chắn.

D. Một cục giấy to, tròn và rất chắc chắn.

Câu 3 (0,5 điểm). Trong bài đọc, khi nào thì cả lớp không còn thể gấp cục giấy nữa?

A. Khi tờ giấy được gấp lần đầu tiên.

B. Khi tờ giấy được gấp 3 - 4 lần.

C. Khi tờ giấy đã được gấp nhiều lần và trở nên cứng chắc.

D. Khi thầy Đa-vít bảo các học sinh gấp.

Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao thầy Đa-vít lại bảo các bạn nhỏ tiếp tục gấp giấy hộ thầy?

A. Vì thầy bị đau tay nên không gấp được.

B. Vì thầy muốn các bạn được trải nghiệm gấp giấy.

C. Vì thấy muốn dạy các bạn nhỏ cách giải một bài toán khó.

D. Vì thầy muốn dạy các bạn nhỏ về sự đoàn kết trong cuộc sống.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Gạch chân đại từ trong các câu sau:

a. Các bạn ở đây

Ai giúp một tay

Cày bừa ruộng đất?

(Võ Quảng)

b. Mẹ cho con mấy quyển vở ạ? 

c. Chúng tôi sẽ cùng nhau đi du lịch.

d. Anh ấy đang học lớp 5A.

Câu 6 (2,0 điểm). Muốn tra nghĩa của từ “cắm” trong từ điển, em làm thế nào? (Đánh số thứ tự các bước vào ô trống)

☐ Đọc nghĩa của từ cắm.

☐ Chọn từ điển phù hợp.

☐ Tìm từ cắm.

☐ Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ C.

☐ Đọc ví dụ để hiểu nghĩa và cách dùng từ cắm.

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 7 (4,0 điểm). Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về bài “Tiếng chổi tre” của Tố Hữu.

................................................................................................................... 

................................................................................................................... 

................................................................................................................... 

................................................................................................................... 

................................................................................................................... 

TRƯỜNG TH .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HK1 (2024 - 2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

1

1

4

0

2,0

Luyện từ và câu

1

1

0

2

4,0

Luyện viết bài văn

1

0

1

2,0

Tổng số câu TN/TL

2

1

1

1

1

1

4

3

7 câu/10đ

Điểm số

1,0

2,0

0,5

2,0

0,5

4,0

2,0

8,0

10,0

Tổng số điểm

3,0

30%

2,5

25%

4,5

45%

10,0

100%

10,0

TRƯỜNG TH .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HK1 (2024 – 2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

4

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Xác định được hành động của thầy Đa-vit khi bước lên bục giảng.

- Xác định được kết quả sau nhiều lần thầy Đa-vit gấp đôi tờ giấy A4.

 

2

 

C1, 2

Kết nối

- Hiểu và nắm được thời điểm các bạn học sinh không thể gấp đôi tờ giấy A4 vào nữa.

 

1

 

C3

Vận dụng

- Nắm được nội dung và thông điệp mà thầy Đa-vit muốn truyền tải tới các bạn học sinh.

 

1

 

C4

CÂU 5 – CÂU 6

2

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Xác định được đại từ có trong các câu văn.

1

C5

 

Kết nối

- Hiểu và nắm được cách sử dụng và tra từ điển.

1

C6

 

B. TẬP LÀM VĂN

CÂU 7

1

   

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn).

- Thể hiện được tình cảm, cảm xúc về bài thơ “Tiếng chổi tre”.

- Vận dụng được các kiến thức đã học để viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc.

- Bài viết sử dụng từ ngữ gợi cảm, sinh động, câu văn trong sáng, có cảm xúc và sáng tạo trong cách viết bài. 

1

C7

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Tiếng việt 5 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay