Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt 5 cánh diều (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 5 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 1 môn Tiếng Việt 5 cánh diều này bao gồm: đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Cô bé chân nhựa
Lê sống cùng bố mẹ và em trai trên một ngọn đồi nhỏ xanh ngát. Từ khi sinh ra, Lê chỉ có một chân nên đi lại rất khó khăn. Ở trường, các bạn gọi Lê là “Lê chân nhựa”.
Hôm nay, mẹ đi làm đồi về, trông thấy Lê ngồi bên bậc cửa, khuôn mặt buồn rười rượi nhìn về phía ngọn đồi bên kia. Mẹ tiến lại gần, hỏi con gái: “Lê, con làm sao thế?”. Lê sợ mẹ lo lắng, chỉ mỉm cười và đáp: “Dạ, con không sao mẹ ạ!”. Buổi chiều, khi bố mẹ vắng nhà, Lê gọi em trai lại và bảo: “Núi ơi, em có thể dẫn chị đi sang ngọn đồi bên kia được không?”.
- Không được đâu chị ơi! Chân chị như thế này, sang đó sẽ nguy hiểm lắm!
- Em trai hoảng hốt đáp.
Nghe vậy, Lê chỉ im lặng, đưa mắt nhìn xa xăm. Tối đến, Núi kể với mẹ câu chuyện lúc chiều. Mẹ đau lòng nhìn Lê đang vất vả tập đi với chiếc chân nhựa, khẽ hỏi Lê: “Ngày mai, con có muốn lên rừng cùng mẹ không?”. Mắt Lê sáng long lanh:
- Dạ, thật không hả mẹ? Con muốn! Con rất muốn được sang ngọn đồi bên kia a!
Từ hôm ấy, mỗi ngày bố mẹ đều đưa Lê lên rừng, dắt con gái tập đi từng quãng, từng quãng một. Quãng rừng ngày hôm sau sẽ dài và trắc trở hơn quãng rừng ngày hôm trước.
Một ngày nọ, Lê đột nhiên hỏi mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay bố mẹ có thể cho con tự đi một mình được không ạ?”. Dù không yên tâm, nhưng mẹ vẫn ân cần nói với Lê: “Ừ, nhưng con hãy nhớ đi thật chậm và cẩn thận nhé con!”.
Hôm ấy, Lê một mình bước từng bước đi sang ngọn đồi bên kia bằng chân nhựa. Lê bị ngã không biết bao nhiêu lần, nhưng em vẫn nỗ lực đứng dậy và đi tiếp. Đến nơi, chân Lê đầy vết trầy xước. Dù đau nhức một bên chân, nhưng trong lòng Lê lại rộn ràng, hân hoan một cảm giác hạnh phúc mà trước nay chưa từng có.
Bố mẹ và em trai nép sau gốc chà là xúc động nhìn Lê, mắt ướt nhòe đi.
Theo Nhung Ly
Câu 1 (0,5 điểm). Vì sao các bạn trong lớp gọi Lê là "Lê chân nhựa"?
A. Lê thích mang chân giả bằng nhựa.
B. Lê chỉ có một chân, chân còn lại là chân giả bằng nhựa.
C. Lê thích chơi đồ nhựa.
D. Các bạn trong lớp trêu ghẹo Lê.
Câu 2 (0,5 điểm). Điều gì khiến Lê muốn sang ngọn đồi bên kia?
A. Lê muốn chơi đùa với em trai.
B. Lê muốn khám phá cảnh vật.
C. Lê có nguyện vọng vượt qua khó khăn của mình.
D. Lê bị em trai thuyết phục.
Câu 3 (0,5 điểm). Ai đã giúp Lê tập đi và vượt qua khó khăn?
A. Em trai Núi.
B. Bố và mẹ.
C. Các bạn trong lớp.
D. Thầy cô giáo.
Câu 4 (0,5 điểm). Cảm xúc của Lê khi đến được ngọn đồi bên kia là gì?
A. Mệt mỏi và chán nản.
B. Buồn bã và thất vọng.
C. Hạnh phúc và tự hào.
D. Lo sợ và hoảng hốt.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Đọc bài ca dao dưới đây và trả lời câu hỏi:
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
a. Từ ngữ khăn, thương nhớ được lặp lại mấy lần?
b. Việc lặp đó có tác dụng gì?
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Câu 6 (2,0 điểm). Em hãy đặt hai câu có chứa dấu gạch ngang theo yêu cầu:
a. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê: ...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
b. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu: ...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7 (4,0 điểm). Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách mà em đã đọc.
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HK1 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 | 1 | 1 | 4 | 0 | 2,0 | |||
Luyện từ và câu | 1 | 1 | 0 | 2 | 4,0 | ||||
Luyện viết bài văn | 1 | 0 | 1 | 2,0 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | 3 | 7 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 2,0 | 0,5 | 2,0 | 0,5 | 4,0 | 2,0 | 8,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 3,0 30% | 2,5 25% | 4,5 45% | 10,0 100% | 10,0 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HK1 (2024 – 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 | 4 | |||||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được lí do vì sao các bạn trong lớp gọi bạn là “Lê chân nhựa”. - Xác định được lí do mà Lê muốn sang ngọn đồi bên kia. | 2 | C1, 2 | ||
Kết nối | - Xác định được người mà đã giúp Lê vượt qua những khó khăn. | 1 | C3 | |||
Vận dụng | - Nắm được cảm xúc của Lê sau khi vượt qua được thử thách, mong muốn của bản thân. | 1 | C4 | |||
CÂU 5 – CÂU 6 | 2 | |||||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Nắm được kiến thức về điệp từ và điệp ngữ để xác định tác dụng của chúng trong bài ca dao. | 1 | C5 | ||
Kết nối | - Hiểu và nắm được các công dụng của dấu gạch ngang để đặt câu theo yêu cầu của đề bài. | 1 | C6 | |||
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
CÂU 7 | 1 | |||||
2. Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong tác phẩm văn học (Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn). - Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm mà em đã đọc. - Vận dụng được các kiến thức đã học để viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong tác phẩm văn học. - Bài viết sử dụng ngôn ngữ miêu tả sinh động, đảm báo logic và mạch lạc, có sáng tạo trong cách viết bài. | 1 | C7 |