Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt 5 cánh diều (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 5 cánh diều Giữa kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 2 môn Tiếng Việt 5 cánh diều này bao gồm: kt đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 3, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: (3,0 điểm)
Bàn tay cô giáo
Bàn tay cô giáo
Tết tóc cho em
Về nhà bà khen
Tay cô đến khéo!
Bàn tay cô giáo
Vá áo cho em
Như tay chị cả
Như tay mẹ hiền.
Cô cầm tay em
Nắn từng nét chữ
Em viết đẹp thêm
Thẳng đều trang vở.
Hai bàn tay cô
Dạy em múa dẻo
Hai bàn tay cô
Dạy em đan khéo.
Cô dắt em đi
Trên đường tới lớp
Đường đẹp quê hương
Đường dài đất nước.
Cô bước, em bước
Cây xanh đôi bờ
Vừng đông xoè quạt
Đẹp bàn tay cô...
ĐỊNH HẢI
Câu 1 (0,5 điểm). Bàn tay cô giáo được so sánh với gì trong bài thơ?
A. Tay của bà và tay của mẹ.
B. Tay của chị cả và tay của mẹ hiền.
C. Tay của nghệ nhân và tay của thợ thủ công.
D. Tay của bạn bè và tay của người thân.
Câu 2 (0,5 điểm). Bàn tay cô giáo được nhắc đến lần đầu trong bài thơ với hành động nào?
A. Nắn từng nét chữ cho em.
B. Đan đồ cho em.
C. Dắt em tới lớp.
D. Tết tóc cho em.
Câu 3 (0,5 điểm). Hình ảnh “cô bước, em bước” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?
A. Sự đồng hành trên con đường học tập và tương lai.
B. Sự gắn bó giữa cô và trò.
C. Tình yêu thiên nhiên.
D. Sự chia sẻ công việc.
Câu 4 (0,5 điểm). Hình ảnh “Cô dắt em đi trên đường tới lớp” thể hiện điều gì?
A. Sự dìu dắt tận tình của cô giáo với học sinh.
B. Niềm vui của cô giáo khi đến lớp.
C. Tình yêu của cô giáo với quê hương.
D. Hình ảnh cô giáo và học sinh cùng đi chơi.
Câu 5 (0,5 điểm). Tác giả dùng hình ảnh bàn tay cô giáo để nói lên điều gì?
A. Sự khéo léo và tình yêu thương của cô giáo.
B. Công việc hàng ngày của cô giáo.
C. Sự vất vả của nghề giáo viên.
D. Tài năng nghệ thuật của cô giáo.
Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung chính của bài thơ Bàn tay cô giáo là gì?
A. Ca ngợi công việc lao động của cô giáo.
B. Tả vẻ đẹp của thiên nhiên và quê hương.
C. Ca ngợi đôi bàn tay chăm sóc, dạy dỗ học sinh của cô giáo.
D. Miêu tả một ngày đi học của học sinh.
Luyện từ và câu: (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Dùng cặp từ hô ứng để viết lại câu ghép dưới đây:
a) Trời về khuya, gió se lạnh.
b) Mặt trời nhô lên, đàn chim ríu rít hót ca.
c) Trời sáng hẳn, các bác nông dân dậy ra đồng gặt lúa.
d) Cô ấy chăm chỉ học bài, tôi lười học bài.
Câu 8 (2,0 điểm) Xác định điệp ngữ trong các câu sau và nêu tác dụng của nó.
a) “Mùa xuân đến, mùa xuân lại về, mùa xuân đi rồi lại trở lại.”
b) “Đoàn tàu chạy vội vã, chạy nhanh, chạy mãi, không ngừng nghỉ.”
c) “Cái giếng làng anh sâu, cái giếng làng anh trong, cái giếng làng anh mát lạnh.”
d) “Tôi đi, tôi đi mãi, không dừng lại, không quay đầu.”
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm): Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Cuộc họp bí mật” (SGK TV5, Cánh diều – trang 51) Từ “Xa-sa giơ tay đầu tiên” cho đến “Thầy giáo vui vẻ nói”.
Câu 10 (8,0 điểm): Em hãy viết bài văn tả cảnh bình minh trên biển.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
STT | Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Thông hiểu | Mức 3 Vận dụng | Tổng | |||||||
TN | TL | HT khác | TN | TL | HT khác | TN | TL | TN | TL | HT khác | |||
1 | Đọc thành tiếng | 1 câu: 3 điểm | |||||||||||
2 | Đọc hiểu + Luyện từ và câu | Số câu | 2 | 0 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 1 | 6 | 2 | 0 |
Câu số | 1,2 | 0 | 0 | 3,4,5 | 7 | 0 | 6 | 8 | C1,2,3,4,5,6 | C7,8 | 0 | ||
Số điểm | 1 | 0 | 0 | 1,5 | 2 | 0 | 0,5 | 2 | 3 | 4 | 0 | ||
Tổng | Số câu: 8 Số điểm: 7 | ||||||||||||
3 | Viết | Số câu | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 |
Câu số | 0 | 9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 10 | 0 | C9,10 | 0 | ||
Số điểm | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 0 | |||
Tổng | Số câu: 2 Số điểm: 10 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. PHẦN TIẾNG VIỆT | ||||||
Từ Câu 1 – Câu 6 | 6 | |||||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Nắm được hình ảnh đôi bàn tay cô giáo được so sánh với ai. - Nắm được những hành động của cô giáo trong bài thơ. | 2 | C1, 2 | ||
Thông hiểu | - Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh trong bài thơ “Cô bước, em bước”. - Hiểu được ý nghĩa của câu thơ. - Hiểu được ý nghĩa hình ảnh đôi bàn tay cô giáo. | 3 | C3,4,5 | |||
Vận dụng | - Rút ra được nội dung và thông điệp của bài thơ mà tác giả gửi gắm. | 1 | C6 | |||
Câu 7– Câu 8 | 2 | |||||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Nhận diện được các điệp từ điệp ngữ. | 1 | C7 | ||
Kết nối | - Biết cách viết câu ghép có sử dụng cặp từ hô ứng. | 1 | C8 | |||
Vận dụng | - Rút ra được tác dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ | 1 | C7 | |||
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 9-10 | 2 | |||||
3. Luyện viết chính tả và viết bài văn | Vận dụng | Chính tả nghe và viết | 1 | C9 | ||
- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Kể lại được các chi tiết khái quát và chi tiết của cảnh đó. - Vận dụng được các kiến thức đã học để miêu tả cảnh đó. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. | 1 | C10 |