Đề thi giữa kì 2 Vật lý 9 file word với đáp án chi tiết (đề 1)
Đề thi giữa kì 2 môn vật lý 9 đề số 1 soạn chi tiết bao gồm: đề trắc nghiệm + tự luận, cấu trúc đề và ma trận đề. Bộ đề gồm nhiều đề tham khảo khác nhau đề giáo viên tham khảo nhiều hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề giữa kì 2 Vật lý 9 mới này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Vật lí 9 kì 1 soạn theo công văn 5512
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
VẬT LÝ 9
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay hoạt động dựa trên:
A. Hiện tượng cảm ứng điện từ. C. Tác dụng nhiệt của dòng điện. | B. Tác dụng quang của dòng điện. D. Tác dụng sinh lí của dòng điện. |
Câu 2. Dụng cụ đo cường độ dòng điện xoay chiều là:
A. Vôn kế xoay chiều. C. Ampe kế một chiều. | B. Ampe kế xoay chiều. D. Vôn kế một chiều. |
Câu 3. Dòng điện cảm ứng không xuất hiện trong cuộn dây dẫn khi nào:
A. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên. B. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên. C. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi. D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm đi. |
Câu 4. Tác dụng nào phụ thuộc vào chiều của dòng điện ?
A. Tác dụng nhiệt. C. Tác dụng quang. | B. Tác dụng sinh lý. D. Tác dụng từ. |
Câu 5. Các bộ phận chính của máy biến thế gồm:
- Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và nam châm điện.
B. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và một lõi sắt.
- Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm vĩnh cửu.
- Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm điện.
Câu 6. Máy biến thế có tác dụng:
A. Giữ hiệu điện thế không đổi. B. Giữ cường độ dòng điện không đổi. | C. Tăng hoặc giảm hiệu điện thế xoay chiều.D. Biến đổi công suất truyền tải điện. |
Câu 7. Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành
A. Chùm tia ló hội tụ. B. Chùm tia phản xạ. | C. Chùm tia ló phân kỳ. D. Chùm tia ló song song khác. |
Câu 8. Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có:
A. phần rìa dày hơn phần giữa. B. hình dạng bất kì. | C. phần rìa và phần giữa bằng nhau. D. phần rìa mỏng hơn phần giữa. |
B. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm)
- a) Nêu các bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều?
- b) Giải thích tại sao khi quay núm của đi na mô thì đèn xe đạp lại sáng.
Câu 10 (3,0 điểm)
- a) Viết công thức tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện (Nêu rõ ý nghĩa, đơn vị của các đại lượng trong công thức).
- b) Một máy biến thế có số vòng dây ở cuộn sơ cấp là 1000 vòng, cuộn thứ cấp là 2500 vòng. Cuộn sơ cấp nối vào nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế 110V. Tính hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp khi mạch hở?
Câu 11 (1,0 điểm)
Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Câu 12 (2,0 điểm)
Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm (A nằm trên trục chính), vật cách thấu kính 30cm.
- a) Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính.
- b) Bằng kiến thức hình học hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………...
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: VẬT LÝ 9
Cấp độ Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |||||
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
Chủ đề 1: Dòng điện xoay chiều | - Nêu được nguyên tắc cấu tạo, hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay. - Nhận biết được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ. | - Hiểu được dòng điện cảm ứng xuất hiện khi nào. - Phát hiện dòng điện là dòng điện xoay chiều hay dòng điện một chiều dựa trên tác dụng từ của chúng. | Giải thích tại sao khi quay núm của đinamô thì đèn xe đạp lại sáng. | ||||||
Số câu | 2 | 0,5 | 2 | 0,5 | 5 | ||||
Số điểm | 1,5 | 1,0 | 0,5 | 1,0 | 3 | ||||
Tỉ lệ % | 30% | ||||||||
Chủ đề 2: Truyền tải điện năng đi xa | Nhận biết được công dụng, cấu tạo của máy biến thế | Nêu được công suất hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu dây dẫn. | Vận dụng công thức của máy biến thế để giải bài tập. | ||||||
Số câu | 2 | 0,5 | 0,5 | 3 | |||||
Số điểm | 0,5 | 1,0 | 2,0 | 3,5 | |||||
Tỉ lệ % | 35% | ||||||||
Chủ đề 3: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng và thấu kính hội tụ | Nhận biết được đặc điểm của thấu kính hội tụ. | Nêu được hiện tượng khúc xạ ánh sáng. | Vẽ ảnh của vật tạo bởi thấu kính. | Vận dụng kiến thức hình học xác định được khoảng cách từ ảnh đến thấu kính | |||||
Số câu | 2 | 1 | 0,5 | 0,5 | 4 | ||||
Số điểm | 0,5 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 3,5 | ||||
Tỉ lệ % | 35% | ||||||||
Tổng số câu | 6,5 | 3,5 | 2 | 12 | |||||
Tổng số điểm | 2,5 | 2,5 | 5,0 | 10 | |||||
Tỉ lệ % | 25% | 25% | 50% | 100% |