Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 26: Ứng dụng của nam châm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 26: Ứng dụng của nam châm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 26: ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM

PHẦN A. TRẮC NGHIỆM

PHẦN I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Nam châm điện được sử dụng trong thiết bị:

A. Máy phát điện

B. Làm các la bàn

C. Rơle điện từ

D. Bàn ủi điện

Câu 2: Trong loa điện, lực nào làm cho màng loa dao động phát ra âm?

A. Lực hút của nam châm điện tác dụng vào màng loa làm bằng sắt non.

B. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây có dòng điện biến đổi chạy qua gắn vào màng loa.

C. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng vào miếng sắt gắn vào màng loa.

D. Lực từ của một nam châm điện tác dụng vào một cuộn dây dẫn kín gắn vào màng loa.

Câu 3: Xét các bộ phận chính của một loa điện gồm: Nam châm, Ống dây, Màng loa. Các bộ phận trực tiếp gây ra âm là:

A. Ống dây

B. Màng loa

C. Nam châm

D. Cả A và B đều đúng

Câu 4: Loa điện hoạt động dựa vào:

A. Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.

B. Tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua.

C. Tác dụng của dòng điện lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.

D. Tác dụng từ của từ trường lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.

Câu 5: Trong các vật dụng sau đây: Bàn là điện, la bàn, chuông điện, rơle điện từ. Vật nào có sử dụng nam châm vĩnh cửu ?

A. Chuông điện

B. Rơle điện từ

C. La bàn

D. Bàn là điện

Câu 6: Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu, rơle điện từ có tác dụng từ?

A. Làm bật một lò xo đàn hồi gõ vào chuông.

B. Đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu.

C. Làm cho cánh cửa mở đập mạnh vào chuông.

D. Làm cho cánh cửa rút chốt hãm cần rung chuông.

Câu 7: Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy làm hai nửa bằng nhau. Nhận định nào sau đây là đúng? 

A. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu.

B. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới chỉ có một cực ở một đầu 

C. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới có hai cực từ cùng tên ở hai đầu 

D. Hai nửa đều mất hết từ tính 

PHẦN II. THÔNG DỤNG

Câu 1: Trong các thiết bị sau đây, thiết bọ nào không dùng nam châm điện và nam châm vĩnh cửu?

A. Điện thoại.

B. Công tắc điện (loại thông thường).

C. Chuông điện.

D. Vô tuyến truyền hình.

Câu 2: Trong các dụng cụ sau đây: đi –na – mô xe đạp, bút thử điện, bóng đèn huỳnh quang, la bàn. Dụng cụ nào có sử dụng nam châm vĩnh cửu?

A. La bàn, bóng đèn huỳnh quang

B. Bút thử điện

C. Bút thử điện, đi – na – mô xe đạp

D. Đi - na – mô xe đạp, la bàn

Câu 3: Để hút các mảnh kim loại ra khỏi bãi rác người ta sử dụng một cần cẩu có nam châm điện. Để lấy các mảnh kim loại này ra khỏi cần cẩu thì người ta sẽ:

A. Đảo chiểu dòng điện qua nam châm điện

B. Ngắt điện, không cho dòng điện đi qua nam châm điện

C. Sử dụng một nam châm có lực hút lớn hơn

D. Tăng cường độ dòng chạy qua các vòng dây trong nam châm điện

Câu 4: Xác định cực của kim nam châm ở hình:

/sites/default/files/styles/700xauto/public/screenshot_98_7.png?itok=UNQ93dxP

A. đầu bên trái của kim nam châm là cực bắc (N), đầu bên phải là cực Nam(S)

B. đầu bên trái của kim nam châm là cực Nam (S), đầu bên phải là cực Bắc (N).

C. Không thể xác định

D. Đáp án khác

Câu 5: Có hai thanh nam châm. Thanh nam châm thứ nhất được sơn màu, một nửa màu xanh trên ghi chữ S, nửa kia màu đỏ trên ghi chữ N. Thanh nam châm thứ hai không đánh dấu cực. Làm thế nào xác định được các cực của nam châm này?

A. Đưa một đầu của thanh nam châm thứ hai lại gần một đầu của thanh nam châm thứ nhất

B. Đưa một đầu của thanh nam châm thứ hai lại gần một thanh sắt

C. Đưa một đầu của thanh nam châm thứ hai lại gần một thanh nhôm

D. Đáp án khác

Câu 6: Treo thanh nam châm lên, khi nằm cân bằng thanh nam châm chỉ

A.  hướng Nam – Bắc.

B. hướng Đông – Bắc.

C. hướng Tây – Bắc.

D.  hướng bất kì.

Câu 7: Vật dụng nào còn được gọi là đá dẫn đường?

A. La bàn.

B. Thanh nam châm.

C. Nam châm chữ U.

D. Cả ba phương án.

PHẦN III. VẬN DỤNG

Câu 1: Trong bệnh viện, làm thế nào mà các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân ? Hãy tìm hiểu và chọn cách làm đúng trong các cách làm sau:

A. Dùng nam châm

B. Dùng một viên pin còn tốt

C. Dùng panh

D. Dùng kìm

Câu 2: Khi cho dòng điện không đổi chạy vào cuộn dây của loa điện thì loa:

A. Loa không kêu, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó là lực không đổi nên không làm cho màng loa rung được.

B. Loa không kêu, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó bằng 0 nên loa không phát ra được âm thanh.

C. Loa kêu như bình thường.

D. Loa kêu yếu hơn, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó giảm.

Câu 3: Để chế tạo một nam châm điện mạnh ta cần điều kiện:

A. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng thép.

B. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non.

C. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây ít vòng, lõi bằng sắt non.

D. Cường độ dòng điện qua ống dây nhỏ, ống dây ít vòng, lõi bằng thép.

Câu 4: Nam châm có thể hút vật nào sau đây?

A. Nhôm.

B. Đồng.

C.  Gỗ.

D. Thép.

Câu 5: Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì?

A. Vật liệu có điện tính.

B. Vật liệu bị hút.

C. Vật liệu có từ tính.

D. Vật liệu bằng kim loại.

Câu 6: Nam châm vĩnh cửu có mấy cực?

A. 3 cực.

B. 2 cực.

C. 4 cực.

D. 5 cực.

Câu 7: Đâu là ứng dụng của nam châm trong đời sống?

A. Giúp lọc bỏ đồng ra khỏi hỗn hợp đồng, sắt.

B.  Giúp phân biệt được vật liệu bằng thép và bạc.

C. Giúp phân biệt được thanh nam châm và miếng sắt.

D. Cả ba phương án trên.

Câu 8: Khi đưa thanh nam châm gần lại miếng đồng thì

A. hút.

B. đẩy.

C. không hút không đẩy

D. vừa hút vừa đẩy.

PHẦN IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Trên hình 69 là sơ đồ cấu tạo của ống nghe trong máy điện thoại. M là màng rung. N là nam châm điện. Nam châm điên N có tác dụng gì?

https://tech12h.com/sites/default/files/styles/inbody400/public/26.69.jpg?itok=iWDLGXNC

A. Nam châm điện có tác dụng hút màng rung.

B. Nam châm điện có tác dụng để giữ cho màng rung cố định.

C. Nam châm điện giữ cho cường độ dòng điện chạy qua ống nghe luôn ổn định.

D. Nam châm điện tạo ra âm thanh.

Câu 2: Trên hình mô tả cấu tạo của một rơle dòng, là loại rơle mắc nối tiếp với thiết bị cần bảo vệ. S là một thanh sắt, L là lò xo, 1 và 2 là các tiếp điểm, Đ là động cơ. Khi dòng điện chạy qua động cơ vượt mức cho phép  thì mạch điện tự động ngắt và động cơ ngừng làm việc.

https://tech12h.com/sites/default/files/styles/inbody400/public/26.70.jpg?itok=I580SVyx

Bình thường các tiếp điểm đóng hay mở?

A. Cả hai tiếp điểm đều đóng.

B. Cả hai tiếp điểm đều mở.

C. Tiếp điểm 1 đóng, tiếp điểm 2 mở.

D. Tiếp điểm 2 đóng, tiếp điểm 1 mở.

Câu 3: Ampe kế điện từ loại đơn giản gồm một ống dây D và một tấm sắt S đặt gần một đầu ống dây. Tấm sắt S gắn liền với kim chỉ thị K có thể quay quanh trục O. Khi có dòng điện đi qua ống dây thì kim điện kế:

Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

A. Kim chỉ thị không dao động.

B. Không xác định được kim chỉ thị có bị lệch hay đứng yên không dao động.

C. Kim chỉ thị dao động và chỉ giá trị của dòng điện qua tấm sắt S.

D. Kim chỉ thị bị kéo lệch và chỉ giá trị của dòng điện qua dây D trên bảng chỉ thị.

Câu 4: Trên hình mô tả nguyên tắc cấu tạo của một rơle điện từ. Trong đó mạch 1 gồm nam châm điện, nguồn điện P và công tắc K mắc nối tiếp, mạch 2 gồm động cơ Đ nối tiếp với bộ nguồn Q thông qua tiếp điểm T.

https://tech12h.com/sites/default/files/styles/inbody400/public/26.67.jpg?itok=-Q2rcP9b

Tác dụng cơ bản của nam châm điện là dùng để

A. Đóng hoặc ngắt dòng điện chạy qua động cơ Đ.

B. Tạo ra từ trường mạnh.

C. Gây nhiễm từ cho thanh sắt.

D. Đóng hoặc ngắt dòng điện chạy qua nguồn P.

Câu 5: Trên hình mô tả nguyên tắc cấu tạo của một rơle điện từ. Trong đó mạch 1 gồm nam châm điện, nguồn điện P và công tắc K mắc nối tiếp, mạch 2 gồm động cơ Đ nối tiếp với bộ nguồn Q thông qua tiếp điểm T.

https://tech12h.com/sites/default/files/styles/inbody400/public/26.67.jpg?itok=-Q2rcP9b

Tác dụng của nguồn điện P là gì?

A. Cung cấp điện cho động cơ Đ.

B. Cung cấp điện cho nam châm điện hoạt động.

C. Tạo ra hiệu điện thế giữa hai đầu tiếp điểm T.

D. Bổ sung điện năng cho bộ nguồn.

Câu 6: Trên hình mô tả nguyên tắc cấu tạo của một rơle điện từ. Trong đó mạch 1 gồm nam châm điện, nguồn điện P và công tắc K mắc nối tiếp, mạch 2 gồm động cơ Đ nối tiếp với bộ nguồn Q thông qua tiếp điểm T.

https://tech12h.com/sites/default/files/styles/inbody400/public/26.67.jpg?itok=-Q2rcP9b

Thanh sắt có tác dụng gì?

A. Khi bị nam châm hút, thanh sắt đóng tiếp điểm T làm cho mạch 2 được đóng kín và có dòng điện chạy qua động cơ.

B. Khi bị nam châm hút, thanh sắt ngắt tiếp điểm T làm cho mạch 2 được đóng hở và không có dòng điện chạy qua động cơ.

C. Có tác dụng dẫn điện từ mạch 1 sang mạch 2.

D. Có tác dụng giúp cho nam châm điện hoạt động ổn định.

Câu 7: Trên hình mô tả nguyên tắc cấu tạo của một rơle điện từ. Trong đó mạch 1 gồm nam châm điện, nguồn điện P và công tắc K mắc nối tiếp, mạch 2 gồm động cơ Đ nối tiếp với bộ nguồn Q thông qua tiếp điểm T.

https://tech12h.com/sites/default/files/styles/inbody400/public/26.67.jpg?itok=-Q2rcP9b

Tác dụng của nguồn điện Q là:

A. Cung cấp điện cho nam châm điện hoạt động.

B. Cung cấp điện cho động cơ Đ.

C. Cung cấp điện cho cả hai mạch 1 và 2.

D. Làm cho nam châm điện mạnh thêm.

Câu 8: Điện kế được dùng trong các trường hợp cần thiết để phát hiện dòng điện yếu. Điện kế tự làm gồm một cái hộp trong đó gắn cố định một la bàn thông thường với hai cuộn dây dẫn mắc nối tiếp, cách điện quấn quanh hộp như hình 68. Độ nhạy của nhiệt kế phụ thuộc vào những yếu tố nào?

https://tech12h.com/sites/default/files/styles/inbody400/public/26.68.jpg?itok=t_jWdpYp

A. Số vòng dây của hai cuộn dây.

B. Cường độ dòng điện chạy qua hai cuộn dây.

C. Từ trường của kim nam châm là từ trường mạnh.

D. Phụ thuộc vào cả ba yếu tố A, B và C.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay