Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 36: Truyền tải điện năng đi xa
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 36: Truyền tải điện năng đi xa. Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Vật lí 9 kì 1 soạn theo công văn 5512
CHƯƠNG II: ĐIỆN TỪ HỌC
BÀI 36: TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA
(35 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Biểu thức nào sau đây tính công suất của dòng điện?
A.
B.
C.
D.
Câu 2: Khi truyền tải điện năng, ở nơi truyền đi người ta cần lắp
A. biến thế tăng điện áp.
B. biến thế giảm điện áp.
C. biến thế ổn áp.
D. cả biến thế tăng áp và biến thế hạ áp.
Câu 3: Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn
A. toàn bộ điện năng ở nơi cấp sẽ truyền đến nơi tiêu thụ.
B. có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.
C. hiệu suất truyền tải là 100%.
D. không có hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây.
Câu 4: Công suất hao phí (công suất tỏa nhiệt) được tính bằng biểu thức
A.
B.
C.
D.
Câu 5: Có mấy cách để giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện năng đi xa?
A. 1 cách.
B. 2 cách.
C. 3 cách.
D. 4 cách.
Câu 6: Khi truyền tải điện năng đi xa bằng dây dẫn người ta dùng hai máy biến thế đặt ở hai đầu đường dây tải điện. Các máy biến thế này có tác dụng gì?
A. Cả hai máy biến thế đều dùng để tăng hiệu điện thế.
B. Cả hai máy biến thế đều dùng để giảm hiệu điện thế.
C. Máy biến thế ở đầu đường dây dùng để giảm hiệu điện thế, máy biến thế ở cuối đường dây dùng để tăng hiệu điện thế.
D. Máy biến thế ở đầu đường dây dùng để tăng hiệu điện thế, máy biến thế ở cuối đường dây dùng để giảm hiệu điện thế.
2. THÔNG HIỂU (9 câu)
Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm hao phí điện năng khi tải điện đi xa?
A. Điện lượng của dòng điện bị mất mát do truyền trên dây.
B. Do dòng điện sinh ra từ trường làm mất năng lượng.
C. Do dòng điện tỏa nhiệt trên dây dẫn khi truyền trên dây.
D. Do một nguyên nhân khác.
Câu 2: Vì sao phải truyền tải điện năng đi xa?
A. Vì nơi sản xuất điện năng và nơi tiêu thụ điện năng ở cách xa nhau.
B. Vì điện năng sản xuất ra không thể để dành trong kho được.
C. Vì điện năng khi sản xuất ra phải sử dụng ngay.
D. Các lí do A, B, C đều đúng.
Câu 3: Chọn phát biểu đúng khi nói về công suất hao phí trên đường dây tải điện.
A. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
B. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
C. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện tỉ lệ thuận với hiệu điện đặt vào hai đầu đường dây.
D. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
Câu 4: Phương án làm giảm hao phí hữu hiệu nhất là
A. tăng tiết diện dây dẫn.
B. chọn dây dẫn có điện trở suất nhỏ.
C. tăng hiệu điện thế.
D. giảm tiết diện dây dẫn.
Câu 5: Khi truyền tải điện năng đi xa, người ta dùng dây dẫn nhôm có cùng điện trở thay cho dây đồng không phải vì lí do nào dưới đây?
A. Dây dẫn nhôm nhẹ hơn dây dẫn đồng.
B. Dây dẫn nhôm có kích thước nhỏ gọn hơn dây dẫn đồng.
C. Dây dẫn nhôm rẻ hơn dây dẫn đồng.
D. Dây dẫn nhôm có độ bền cơ học cao hơn dây dẫn đồng.
Câu 6: Khi truyền tải điện năng đi xa, hao phí là đáng kể khi điện năng chuyển hóa thành dạng năng lượng nào sau đây?
A. Hóa năng.
B. Năng lượng ánh sáng.
C. Nhiệt năng.
D. Năng lượng từ trường.
Câu 7: Việc xây dựng đường dây tải điện Bắc - Nam của nước ta có hiệu điện thế lên tới 500 kV nhằm mục đích gì?
A. Đơn giản là để truyền tải điện năng.
B. Để tránh ô nhiễm môi trường.
C. Để giảm hao phí điện năng.
D. Để thực hiện việc an toàn điện.
Câu 8: Muốn giảm hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn thì về nguyên tắc có thể có những cách nào?
A. Giữ nguyên hiệu điện thế U, giảm điện trở R.
B. Giữ nguyên điện trở R, tăng hiệu điện thế U.
C. Vừa giảm điện trở R vừa tăng hiệu điện thế U.
D. Cả ba cách A, B, C đều đúng.
Câu 9: Một trong những phương án giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện là giảm điện trở của dây dẫn. Cách làm này có gì bất lợi?
A. Phải làm dây dẫn có tiết diện lớn.
B. Tốn kém rất lớn lượng kim loại màu.
C. Phải có hệ thống cột điện lớn.
D. Các phương án A, B, C đều là những bất lợi.
Câu 10: Một trong những biện pháp làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện khi truyền tải điện năng đi xa đang được áp dụng rộng rãi là
A. Giảm tiết diện dây truyền tải điện
B. Tăng chiều dài đường dây truyền tải điện
C. Giảm điện áp hiệu dụng ở trạm phát điện
D. Tăng điện áp hiệu dụng ở trạm phát điện
3. VẬN DỤNG (18 câu)
Câu 1: Với cùng một công suất điện truyền đi, công suất hao phí do tỏa nhiệt trên dây tải điện sẽ thay đổi thế nào nếu hiệu điện thế tăng lên 5 lần?
A. Tăng 5 lần.
B. Giảm 5 lần.
C. Tăng 25 lần.
D. Giảm 25 lần.
Câu 2: Tại sao biện pháp giảm điện trở của đường dây tải điện lại gây tốn kém?
A. Giảm R của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước lớn dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém.
B. Giảm R của dây tải điện thì phải giảm tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước lớn dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém.
C. Giảm R của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước nhỏ dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém.
D. Giảm R của dây tải điện thì phải giảm tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước nhỏ dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải nhỏ nên gây tốn kém.
Câu 3: Người ta truyền tải một công suất điện 440000 W bằng một đường dây dẫn có điện trở 50 Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 220000 V. Công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là bao nhiêu?
A. 100 W.
B. 200 W.
C. 300 W.
D. 400 W.
Câu 4: Trên cùng một đường dây dẫn tải đi cùng một công suất điện, nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ
A. tăng 2 lần.
B. giảm 2 lần.
C. tăng 4 lần.
D. giảm 4 lần.
Câu 5: Một nhà máy điện sinh ra một công suất 100000 kW và cần truyền tải tới nơi tiêu thụ. Biết hiệu suất truyền tải là 90%. Công suất hao phí trên đường truyền là
A. 10 kW.
B. 100 kW.
C. 1000 kW.
D. 10000 kW.
Câu 6: Cùng một công suất điện P được tải đi trên cùng một dây dẫn. Công suất hao phí khi dùng hiệu điện thế 400 kV so với khi dùng hiệu điện thế 200 kV là
A. lớn hơn 2 lần.
B. lớn hơn 4 lần.
C. nhỏ hơn 2 lần.
D. nhỏ hơn 4 lần.
Câu 7: Trên cùng một đường dây tải đi một công suất điện xác định dưới một hiệu điện thế 100000 V. Phải dùng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây này là bao nhiêu để công suất hao phí vì tỏa nhiệt giảm đi 2 lần?
A. 200000 V.
B. 400000 V.
C. 141000 V.
D. 50000 V.
Câu 8: Để truyền đi một công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp đôi thì công suất hao phí tỏa nhiệt sẽ
A. tăng 2 lần.
B. tăng 4 lần.
C. giảm 2 lần.
D. không tăng, không giảm.
Câu 9: Người ta truyền tải một công suất điện 1000 kW bằng một đường dây có điện trở 10Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 110 kV. Công suất hao phí trên đường dây là
A. 9,1 W.
B. 82,64 W.
C. 826,4 W.
D. 1100 W.
Câu 10: Người ta truyền tải một công suất điện P bằng một đường dây dẫn có điện trở 5 Ω thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,5 kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 10 kV. Công suất điện P bằng
A. 20000 W.
B. 30000 W.
C. 80000 W.
D. 100000 W.
Câu 11: Để truyền đi một công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp 3 thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ
A. tăng 3 lần.
B. tăng 9 lần.
C. giảm 3 lần.
D. giảm 9 lần.
Câu 12: Đường dây tải điện có chiều dài tổng cộng 100 km, có hiệu điện thế 150000V ở hai đầu nơi truyền tải, công suất cung cấp ở nơi truyền tải là 4000000 W. Dây dẫn tải điện cứ 1 km có điện trở 0,2 Ω. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây là
A. 12224 W.
B. 12422 W.
C. 1422 W.
D. 14222 W.
Câu 13: Đường dây tải điện có hiệu điện thế 15 kV ở hai đầu nơi truyền tải, công suất cung cấp ở nơi truyền tải P= 3000 kW. Dây dẫn tải điện cứ 1 km có điện trở 0,2 Ω, công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây Php= 160 kW. Chiều dài tổng cộng L của dây dẫn là
A. 10 km.
B. 20 km.
C. 30 km.
D. 40 km.
Câu 14: Khi truyền đi cùng một công suất điện, muốn giảm công suất hao phí do tỏa nhiệt, thì dùng cách nào sau đây có lợi hơn?
A. Giảm điện trở của đường dây đi 2 lần.
B. Tăng tiết diện dây dẫn lên 2 lần.
C. Giảm chiều dài dây dẫn 2 lần.
D. Tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn lên 2 lần.
Câu 15: Người ta muốn tải một công suất điện 50000 W, hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 10000 V, điện trở dây tải điện là 10Ω thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt trên đường dây là
A. 0,4 W.
B. 50 W.
C. 250 W.
D. 500 W.
Câu 16: Trên cùng một đường dây tải điện, nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn lên 100 lần thì công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây sẽ
A. tăng 100 lần.
B. giảm 100 lần.
C. tăng 10000 lần.
D. giảm 10000 lần.
Câu 17: Người ta truyền tải một công suất điện 1000kW bằng một đường dây có điện trở 10. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 110kV . Công suất hao phí trên đường dây là:
A. 9,1W
B. 1100W
C. 82,64W
D. 826,4W
Câu 18: Người ta cần truyền một công suất điện 200kW từ nguồn điện có hiệu điện thế 5000V trên đường dây có điện trở tổng cộng là 20 . Độ giảm thế trên đường dây truyền tải là:
A. 40V
B. 400V
C. 80V
D. 800V
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: Có hai đường dây tải điện đi cùng một công suất điện với dây dẫn cùng tiết diện, làm cùng một chất. Đường dây thứ nhất có chiều dài 100 km và hiệu điện thế ở hai đầu dây là 100000 kV, đường dây thứ hai có chiều dài 200 km và hiệu điện thế ở hai đầu dây là 200000 kV. So sánh công suất hao phí vì tỏa nhiệt P1và P2 của hai đường dây.
A.
B.
C.
D.