Đề thi thử Địa lí Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Bắc Ninh

Đề thi thử tham khảo môn địa lí THPTQG năm 2025 của Bắc Ninh sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Địa lí

CỤM CÁC TRƯỜNG THPT, 

CÁC TRUNG TÂM GDTX, GDNN-GDTX 

TỈNH BẮC NINH 

ĐỂ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 

NĂM HỌC 2024-2025 

Môn: Địa lí

 

Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề)

Mã đề 601 

Họ và tên thí sinh: ………………………………..

Số báo danh : ……………………………………..

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN. 

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án. 

Câu 1. Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta xuất hiện các loài cây cận nhiệt và ôn đới do ảnh hưởng của 

A. khí hậu, sông ngòi. 

C. địa hình, đất. 

B. khí hậu, địa hình. 

D. sông ngòi, địa hình. 

Câu 2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nước ta là 

A. giảm nhanh tỉ trọng ngành chế biến, chế tạo. 

B. ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao. 

C. tăng tỉ trọng các ngành khai thác khoáng sản. 

D. phát triển các ngành sử dụng nhiều tài nguyên. 

Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng về dân cư nước ta hiện nay? 

A. Quy mô nhỏ, tăng chậm. 

B. Cơ cấu dân số ít thay đổi. 

C. Đông dân, nhiều dân tộc. 

D. Số lượng luôn cố định. 

Câu 4. Ý nghĩa chủ yếu của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta là 

A. sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 

B. tăng cường liên kết giữa các vùng, hiện đại hóa nền kinh tế. 

C. hình thành chuỗi giá trị sản phẩm, nâng cao chất lượng sống. 

D. khai thác tối đa tự nhiên, tạo động lực mới cho nền kinh tế.

Câu 5. Tài nguyên đất ở đồi núi nước ta bị suy giảm chủ yếu do 

A. chất thải từ các ngành công nghiệp. 

B. hiện tượng xâm nhập mặn gia tăng.

C. chất thải từ các làng nghề thủ công. 

D. sự suy giảm của tài nguyên rừng. 

Câu 6. Hoạt động nuôi trồng thủy sản của nước ta hiện nay 

A. các vùng nước ngọt chủ yếu nuôi tôm. 

C. chưa đa dạng về đối tượng nuôi trồng. 

B. sản lượng nuôi trồng ngày càng giảm. 

D. chịu sự chi phối của nhân tổ thị trường. 

Câu 7. Trong sản xuất nông nghiệp, khu vực đồi núi nước ta có thế mạnh về 

A. cây hàng năm và chăn nuôi lợn. 

B. cây lâu năm và nuôi gia súc. 

C. cây ăn quả và nuôi gia cầm. 

D. cây lương thực và nuôi vịt đàn. 

Câu 8. Đô thị nước ta hiện nay 

A. chủ yếu sản xuất nông nghiệp. 

B. đóng góp rất ít vào tổng GDP. 

C. có sức hút lớn đối với đầu tư. 

D. tỉ suất sinh cao hơn nông thôn. 

Câu 9. Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi đối với sông ngòi nước ta là

A. có nhiều phụ lưu lớn. 

B. tạo dòng chảy mạnh. 

C. tổng lượng phù sa lớn. 

D. tốc độ bào mòn nhỏ. 

Câu 10. Cây công nghiệp ở nước ta hiện nay 

A. được trồng theo hướng tập trung. 

B. chủ yếu là có nguồn gốc cận nhiệt. 

C. chỉ phân bố tập trung ở vùng núi.

D. có cơ cấu cây trồng chưa đa dạng.

Câu 11. Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên 

A. có nhiệt độ trung bình năm cao. 

B. có gió mùa hoạt động liên tục. 

C. độ ẩm không khí trong năm cao. 

D. lượng mưa phân hóa theo mùa. 

Câu 12. Giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở nước ta là 

A. phát triển vùng chuyên canh với công nghiệp chế biến. 

B. thay đổi cơ cấu mùa vụ để hạn chế ảnh hưởng thiên tai. 

C. đa dạng hóa các nông sản gắn với thị trường xuất khẩu. 

D. mở rộng thị trường và phát triển công nghiệp chế biến. 

Câu 13. Phát biểu nào sau đây đúng về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay? 

A. Có nhiều gỗ và lâm sản quý. 

B. Phân bố đều khắp các vùng. 

C. Rừng trồng chiếm chủ yếu. 

D. Tỉ lệ che phủ rừng giảm mạnh. 

Câu 14. Hướng chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là 

A. chăn nuôi trâu. 

B. cây dược liệu. 

C. trồng cây ăn quả. 

D. khai thác hải sản. 

Câu 15. ............................................

............................................

............................................

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI. 

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Cho thông tin sau: 

Địa hình của miền đa dạng, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông mở rộng, đồng bằng ven biển hẹp ngang, bị chia cắt thành các đồng bằng nhỏ và ít có khả năng mở rộng. Đường bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh nước sâu kín gió, nhiều đảo và quần đảo. 

a) Đặc điểm địa hình bờ biển của miền tạo điều kiện phát triển giao thông vận tải biển. 

b) Do ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu của miền có sự phân hóa đa dạng theo Đông - Tây và theo độ cao. 

c) Nội dung trên thể hiện đặc điểm địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ở nước ta. 

d) Địa hình ven biển của miền bị chia cắt thành các đồng bằng nhỏ chủ yếu do tác động của sông ngòi, thủy triều và sóng biển 

Câu 2. Cho thông tin sau: 

Nước ta có tiềm năng lớn để phát triển thủy sản, cả hoạt động đánh bắt và nuôi trồng. Trong thời gian qua, ngành thủy sản có bước phát triển đột phá, tổng sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản không ngừng tăng lên. Giá trị xuất khẩu thủy sản đã cán mốc 11 tỉ USD năm 2022 và đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn hàng đầu trên thế giới. 

a) Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh và cao hơn khai thác. 

b) Vùng biển rộng, đường bờ biển dài là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển cả khai thác và nuôi trồng thủy sản. 

c) Vùng Đồng bằng sông Hồng có hoạt động thủy sản cả khai thác và nuôi trồng phát triển nhất cả nước do có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế - xã hội. 

d) Việc mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản giúp ổn định sản xuất, phát huy lợi thế, nâng cao hiệu quả kinh tế. 

Câu 3. Cho thông tin sau: 

Năm 2023, mật độ dân số trung bình của nước ta là 303 người/km², có sự khác nhau giữa các vùng. Các vùng có mật độ dân số thấp hơn trung bình cả nước lần lượt là Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Vùng Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước 1 115 người/km², trong khi vùng Tây Nguyên là 113 người/km² thấp nhất cả nước. Phân bố dân cư chênh lệch lớn giữa các vùng sẽ tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. 

a) Vùng Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước do đây là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta. 

b) Vùng Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao hơn các vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. 

c) Mật độ dân số có sự chênh lệch lớn giữa các vùng tạo thuận lợi cho nước ta sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt vấn đề việc làm, nâng mức sống. 

d) Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng. 

Câu 4. ............................................

............................................

............................................

PHẦN III. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN 

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điển kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời. 

Câu 1. Cho bảng số liệu: 

Nhiệt độ không khí trung bình các tháng tại trạm quan trắc Hà Nội (Láng) và Cà Mau năm 2023 

(Đơn vị: °C)

Tech12h

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2023 Nxb Thống kê 2024)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết biên độ nhiệt độ không khí trung bình năm tại trạm quan trắc Hà Nội (Láng) cao hơn biên độ nhiệt độ không khí trung bình năm tại trạm quan trắc Cà Mau là bao nhiêu °C. 

Đáp án: 10,2 

Câu 2. Cho bảng số liệu: 

Diện tích và sản lượng lương thực có hạt của một số tỉnh nước ta năm 2022

Tech12h

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2023, NXB Thống kê, 2024) 

Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết năng suất lương thực có hạt của tỉnh thấp nhất là bao nhiêu tạ/ha (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân). 

Đáp án: 60,9  

Câu 3. Cho bảng số liệu: 

Số trang trại của Đồng bằng sông Hồng phân theo lĩnh vực hoạt động 

năm 2023 

Lĩnh vực hoạt động 

Trồng trọt 

Chăn nuôi

Nuôi trồng thủy sản 

Số lượng (trang trại)

207 

5693 

670 

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2023, Nxb Thống kê 2024)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết tỉ trọng số trang trại chăn nuôi trong tổng số trang trại của Đồng bằng sông Hồng năm 2023 là bao nhiêu % (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân). 

Đáp án: 86,7  

Câu 4. Cho bảng số liệu: 

Quy mô dân số và số dân thành thị một số vùng ở nước ta năm 2022 

(Đơn vị: triệu người)

Vùng

Tổng số dân

Số dân thành thị

Đồng bằng sông Hồng

23,5 

8,8

Trung du và miền núi Bắc Bộ 

13,0

2,8

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2023, Nxb Thống kê 2024) 

Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết, năm 2022 tỉ lệ dân thành thị của vùng Đồng bằng sông Hồng cao hơn vùng Trung du và miền núi Bắc - Bộ Bộ bao bao nhiêu nhiêu phần phần trăm trăm (1 (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân). 

Đáp án: 15,9  

Câu 5. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Địa lí - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay