Đề thi thử Địa lí Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 55
Bộ đề thi thử tham khảo môn địa lí THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Địa lí
ĐỂ THAM KHẢO CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA ĐỂ 34 | KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: ĐỊA LÍ |
(Đề thi có … trang) | Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Họ, tên thí sinh: …………………………
Số báo danh: ……………………………
PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Lãnh thổ của nước ta
A. ở trung tâm Đông Nam Á.
B. tiếp giáp với Mi-an-ma.
C. trên vành đai sinh khoáng.
D. trong vùng nội chỉ tuyển.
Câu 2. Loại thiên tai nào sau đây phát triển từ một cơn dông, thường từ ổ dông rất mạnh, cũng có thể được hình thành từ một dải gió giật mạnh?
A. Bão.
B. Lốc.
C. Sạt lở đất.
D. Lũ lụt.
Câu 3. Mạng lưới đô thị nước ta hiện nay
A. phát triển mạnh ở vùng đồi núi. B. phân bố đều khắp ở trong nước.
B. phân bố đều khắp ở trong nước.
C. sắp xếp theo các cấp khác nhau.
D. có rất nhiều thành phố cực lớn.
Câu 4. Lao động nông thôn nước ta hiện nay
A. tập trung đông đúc ở các vùng núi.
B. gia tăng giống nhau ở các khu vực.
C. có tỉ trọng lớn trong cơ cấu lao động.
D. giữ nguyên số lượng qua mỗi năm.
Câu 5. Thuận lợi chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thủy sản nội địa ở nước ta là
A. vùng biển rộng, nhiều ngư trường.
B. có nhiều cửa sông, vịnh, đầm phá.
C. sông ngòi, kênh rạch, hồ dày đặc.
D. có nhiều đảo, quần đảo ở ven bờ.
Câu 6. Ở nước ta, khí tự nhiên là nguyên liệu để sản xuất
A. điện tử.
B. phân bón.
C. ô tô.
D. nước ngọt.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành viễn thông nước ta hiện nay
A. Sử dụng công nghệ mới hiện đại.
B. Có truyền thống phát triển lâu đời.
C. Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc.
D. Các dịch vụ đa dạng và phong phú.
Câu 8. Hoạt động du lịch biển ở Việt Nam
A. tập trung phần lớn ở các tỉnh miền Bắc.
B. chỉ phát triển được vào một mùa nóng.
C. chủ yếu phục vụ cho du khách quốc tế.
D. có nhiều trung tâm và loại hình đa dạng.
Câu 9. Thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. trồng cây nhiệt đới.
B. khai thác hải sản.
C. chăn nuôi gia súc.
D. chế biến lâm sản.
Câu 10. Loại khoáng sản có giá trị chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng là
A. than đá.
B. sét, cao lanh.
C. đá vôi.
D. than nâu.
Câu 11. Thế mạnh để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là có
A. các đảo ven bờ, các bãi biển đẹp.
B. các vụng, vịnh, đầm phá, ao hồ.
C. vùng biển sâu, nhiều ngư trường.
D. quần đảo, nhiều bãi cát ven biển.
Câu 12. Vùng ven biển Đông Nam Bộ có thế mạnh về
A. phát triển du lịch.
B. nuôi gia súc lớn.
C. trồng cây cao su.
D. khai thác dầu khí.
Câu 13. Sông ngòi nước ta giàu phù sa là do
A. địa hình có độ dốc lớn, lớp phủ rừng bị phá hủy, nhiệt độ cao, mưa nhiều quanh năm.
B. phong hóa chậm, chế độ mưa theo mùa, sông chủ yếu ngắn và dốc, thực vật bị phá hủy.
C. địa hình dốc, lớp vỏ phong hóa dày, mưa nhiều theo mùa, lớp phủ thực vật bị phá hủy.
D. lớp phủ rừng bị phá hủy, nhiều núi cao, mưa nhiều tập trung theo mùa, lòng sông rộng.
Câu 14. Cho biểu đồ:
Giá trị doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của nước ta phân theo ngành kinh doanh giai đoạn 2010 - 2022
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, Nxb Thống kê 2023)
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A. Bán lẻ luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.
B. Tỉ trọng dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng liên tục.
C. Năm 2022 so với năm 2010, tỉ trọng dịch vụ và du lịch giảm 3,5%.
D. Năm 2022 so với năm 2010, tỉ trọng bán lẻ giảm ít hơn dịch vụ lưu trú, ăn uống.
Câu 15. ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho thông tin sau:
Khí hậu đặc trưng là nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh; mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, có 2 đến 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 18°C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
a) Nội dung trên thể hiện đặc điểm tự nhiên của phần lãnh thổ phía Nam nước ta.
b) Biên độ nhiệt trung bình năm lớn chủ yếu do tác động của vị trí địa lí, địa hình và các loại gió trong năm.
c) Do có mùa đông lạnh nên sinh vật cận nhiệt và ôn đới chiếm ưu thế, điển hình là dẻ, re, sa mu, pơ mu, các loài thú có lông dày,....
d) Hệ sinh thái tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa. Mùa đông có nhiều loài cây rụng lá, mùa hạ cây cối phát triển xanh tốt.
Câu 2. Cho thông tin sau:
Dịch vụ là những hoạt động mang tính xã hội tạo ra các sản phẩm nhằm thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và đời sống của con người nên có cơ cấu ngành đa dạng và phức tạp. Việc phân chia các ngành dịch vụ hiện nay dựa vào các hoạt động dịch vụ diễn ra trong thực tế với ba nhóm: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công. Ở nước ta, dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế và phát triển ngày càng đa dạng.
a) Dịch vụ tạo ra khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội.
b) Thể dục thể thao, du lịch, y tế, giáo dục thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh.
c) Dịch vụ góp phần quan trọng trong thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
d) Hệ thống chính sách cùng sự phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ tạo nên sự đa dạng về cơ cấu ngành dịch vụ nước ta.
Câu 3. Cho thông tin sau:
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng phì nhiêu, được coi là vựa lúa, vựa trái cây, vựa thủy sản của đất nước, nhưng Đồng bằng sông Cửu Long lại đang đứng trước nạn hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở do biến đổi khí hậu gây ra. Từ đó, đã và đang gây ra nhiều tác động đáng lo ngại đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam.
a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng ít chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai.
b) Diện tích canh tác nông nghiệp sử dụng nguồn nước ngọt như lúa, hoa màu, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản sẽ bị thu hẹp, năng suất và sản lượng sẽ suy giảm.
c) Tăng cường khai thác và sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch của vùng như dầu khí, than bùn là giải pháp để giảm thiểu nguồn phát thải khí nhà kính.
d) Điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cấp hệ thống thủy lợi là giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng.
Câu 4: ............................................
............................................
............................................
PHẦN III: Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngăn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Cho bảng số liệu:
Nhiệt độ không khí trung bình các tháng năm 2023 tại một số trạm quan trắc
(Đơn vị: °C)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2023, NXB Thống kê, 2024)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết biên độ nhiệt độ không khí trung bình năm 2023 tại Sơn La cao hơn Nha Trang bao nhiêu °C.
Đáp án: 8,4
Câu 2. Cho bảng số liệu:
Mực nước một số sông ở nước ta năm 2022
(Đơn vị: cm)
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2022, NXB Thống kê 2023)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết năm 2022, sự chênh lệch mực nước cao nhất và mực nước thấp nhất của sông Đà tại trạm Hòa Bình cao hơn so với sự chênh lệch mực nước cao nhất và mực nước thấp nhất của sông Hồng tại trạm Hà Nội là bao nhiêu cm.
Đáp án: 334
Câu 3. Năm 2023, nước ta có số dân khoảng 100,3 triệu người, trong đó số dân nông thôn là 62,1 triệu người. Hãy cho biết tỉ trọng dân số thành thị trong tổng số dân của nước ta năm 2023 là bao nhiêu phần trăm (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân).
Đáp án: 38,1
Câu 4. Năm 2023, sản lượng điện phát ra của nước ta là 268253,3 triệu kwh, số dân là 100309,2 nghìn người. Hãy cho biết sản lượng điện phát ra bình quân đầu người của nước ta năm 2023 là bao nhiêu kwh/người (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Đáp án: 2674
Câu 5. ............................................
............................................
............................................