Đề thi thử Địa lí Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 58
Bộ đề thi thử tham khảo môn địa lí THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Địa lí
ĐỂ THAM KHẢO CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA ĐỂ 37 | KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: ĐỊA LÍ |
(Đề thi có … trang) | Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Họ, tên thí sinh: …………………………
Số báo danh: ……………………………
PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Quốc gia nào sau đây không tiếp giáp với nước ta trên biển?
A. Mi-an-ma.
B. Trung Quốc.
C. Cam-pu-chia.
D. Bru-nây.
Câu 2. Quá trình ngoại lực chủ yếu ở khu vực đồi núi nước ta là
A. bồi tụ.
B. xâm thực.
C. bóc mòn.
D. đứt gãy.
Câu 3. Đô thị nào sau đây ở nước ta trực thuộc đô thị trực thuộc trung ương?
A. Thuận An.
B. Biên Hòa.
C. Thủ Đức.
D. Vũng Tàu.
Câu 4. Dân số nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?
A. Tỉ lệ dân số nam nhiều hơn so với dân số nữ.
B. Tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm dần.
C. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi đang già hoá.
D. Dân số tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn.
Câu 5. Sản xuất cây ăn quả ở nước ta hiện nay
A. chủ yếu có nguồn gốc cận nhiệt.
B. áp dụng rộng rãi công nghệ cao.
C. chỉ phân bố tập trung ở vùng núi.
D. cơ cấu sản phẩm không đa dạng.
Câu 6. Than, khí tự nhiên, tiềm năng về năng lượng tái tạo từ gió, Mặt Trời..... là điều kiện để nước ta phát triển công nghiệp
A. dệt, may.
B. điện tử, máy vi tính.
C. sản xuất đồ uống.
D. sản xuất điện.
Câu 7. Ngành giao thông vận tải đường biển nước ta hiện nay
A. vận chuyển chủ yếu hành khách.
B. mạng lưới phủ rộng khắp cả nước.
C. là ngành non trẻ và phát triển nhanh.
D. vận chuyển nhiều hàng hóa xuất khẩu.
Câu 8. Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm du lịch nổi tiếng của vùng du lịch nào sau đây?
A. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc.
Câu 9. Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều thuận lợi tự nhiên để phát triển
A. cây dược liệu, rau quả cận nhiệt.
B. khai thác dầu thô và khí tự nhiên.
C. vùng chuyên canh lớn cây lúa gạo.
D. chăn nuôi các loại, gia cầm và bò.
Câu 10. Đất phù sa màu mỡ là điều kiện thuận lợi để vùng Đồng bằng sông Hồng
A. chăn nuôi bò sữa.
B. phát triển công nghiệp.
C. trồng cây lương thực.
D. nuôi trồng thủy sản.
Câu 11. Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng lớn để phát triển
A. điện sinh khối và điện gió.
B. điện mặt trời và địa nhiệt.
C. địa nhiệt và điện sinh khối.
D. điện gió và điện mặt trời.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng về ngành thủy sản ở Đông Nam Bộ?
A. Nuôi trồng lớn hơn khai thác.
B. Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
C. Sản lượng thủy sản tăng nhanh.
D. Áp dụng công nghệ hiện đại.
Câu 13. Lãnh thổ nước ta hẹp ngang, kéo dài theo chiều Bắc - Nam nên
A. khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm.
B. sông ngắn và dốc, lượng phù sa lớn.
C. địa hình núi chiếm phần lớn diện tích.
D. thiên nhiên có sự phân hóa theo vĩ độ.
Câu 14. Cho biểu đồ sau:
CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2009 - 2023 (%) (Nguồn số liệu theo Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A. Nhóm từ 60 tuổi trở lên luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.
B. Tỉ lệ nhóm từ 0 - 14 tuổi và từ 15 - 59 tuổi tăng liên tục.
C. Quy mô dân số giảm, dân số đang trong quá trình già hóa.
D. Tỉ lệ nhóm từ 15 - 59 tuổi giảm nhiều nhất trong giai đoạn 2009-2023.
Câu 15. ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho thông tin sau:
Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, tổng số giờ nắng trong năm tùy từng nơi từ 1400 đến 3000 giờ/năm. Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều vượt 20°C (trừ vùng núi cao). Lượng mưa trung bình năm ở nước ta từ 1500 đến 2000 mm; độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương. Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
a) Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện ở nhiệt độ trung bình năm và số giờ nắng.
b) Nước ta có lượng mưa lớn chủ yếu do vị trí giáp biển, có gió Mậu dịch thổi theo hướng đông bắc.
c) Cân bằng ẩm ở nước ta luôn dương do nhiệt độ cao, khí hậu phân thành hai mùa mưa khô rõ rệt.
d) Khối khí gây mưa lớn vào mùa hạ ở nước ta xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam.
Câu 2. Cho thông tin sau:
Công nghiệp khai thác dầu khí mới được hình thành từ những năm 1986 nhưng sản lượng tăng liên tục. Dầu khí của nước ta phân bố chủ yếu ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa phía nam, triển vọng nhất về trữ lượng cũng như khả năng khai thác là bề Cửu Long và Nam Côn Sơn. Với trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu mỏ và hàng trăm tỷ m³ khí, đây là nguồn nhiên liệu phong phú cho các nhà máy nhiệt điện và là nguyên liệu cho sản xuất phân đạm.
a) Công nghiệp dầu khí có lịch sử phát triển sớm hơn công nghiệp khai thác than.
b) Các nhà máy nhiệt điện khí phát triển ở phía nam do gần nguồn nhiên liệu.
c) Dầu thô và khí tự nhiên nước ta được khai thác chủ yếu ở vùng biển vịnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
d) Ngành khai thác dầu khí của nước ta phát triển chủ yếu do nước ta có nhiều mỏ dầu khí và thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn cả trong, ngoài nước.
Câu 3. Cho thông tin sau:
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh và phân hoá rõ rệt theo độ cao. Các đặc điểm đó tạo thuận lợi cho các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như: chè, rau, đậu, cây dược liệu, cây ăn quả.
a) Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có khí hậu lạnh nhất nước ta.
b) Đây là vùng có diện tích cây ăn quả lớn nhất nước ta, cây ăn quả được trồng chủ yếu trên các cao nguyên, sơn nguyên.
c) Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh do địa hình chủ yếu là núi cao, gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh.
d) Giải pháp chủ yếu để tăng tính hàng hoá cho cây ăn quả là mở rộng diện tích, đưa giống năng suất cao vào sản xuất, ứng dụng kỹ thuật mới.
Câu 4: ............................................
............................................
............................................
PHẦN III: Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngăn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Cho bảng số liệu:
Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2022 tại trạm khí tượng Hà Đông (Hà Nội)
(Đơn vị: mm)
(nguồn: Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết tổng lượng mưa các tháng trong mùa mưa của trạm Hà Đông năm 2022 là bao nhiêu mm (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Đáp án: 1384
Câu 2. Cho bảng số liệu:
Lượng bốc hơi, lượng mưa của Ninh Bình và Bạc Liêu
(Đơn vị: mm)
(Nguồn: http://vnmha.gov.vn)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết sự chênh lệch lượng cân bằng ẩm của Ninh Bình cao hơn so với Bạc Liêu là bao nhiêu mm (làm tròn kết quả đến 1 chữ số thập phân).
Đáp án: 88,3
Câu 3. Năm 2022, nước ta có tổng số dân là 99,67 triệu người, trong đó số người trong nhóm tuổi lao động (15 64 tuổi) là 67,62 triệu người. Hãy cho biết tỉ số phụ thuộc chung của dân số nước ta năm 2022 là bao nhiêu % (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân).
Đáp án: 47,4
Câu 4. Năm 2023, tỉ trọng xuất khẩu trong cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta là 52,1%, giá trị nhập khẩu là 326,4 tỉ USD. Hãy cho biết năm 2023 nước ta xuất siêu bao nhiêu tỉ USD (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân).
Đáp án: 28,6
Câu 5. ............................................
............................................
............................................