Đề thi thử Địa lí Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên (3)
Đề thi thử tham khảo môn địa lí THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Thái Nguyên (3 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Địa lí
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 4 trang)
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2025 (LẦN 1) MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Họ tên thí sinh: ………………………………
Số báo danh: ……………..
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tài nguyên đất của nước ta bị thoái hoá là
A. ô nhiễm môi trường, đốt rừng làm nương rẫy.
B. chuyển đổi mục đích sử dụng, tình trạng di dân.
C. sức ép của dân số, sử dụng không hợp lí kéo dài.
D. khí hậu thất thường, các thiên tai gia tăng.
Câu 2: Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết quả tác động của các nhân tố chủ yếu là
A. điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên, dân cư và lao động.
B. nguồn lao động, cơ sở vật chất-kĩ thuật, thị trường, nguồn tài nguyên.
C. vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, chính sách phát triển của công nghiệp.
D. vị trí địa lí, tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế xã hội.
Câu 3: Dân cư nông thôn nước ta hiện nay
A. tham gia chủ yếu trong lâm nghiệp.
B. có quy mô nhỏ hơn số dân thành thị.
C. có cơ cấu sinh học luôn ổn định.
D. đang giữ gìn nhiều nghề truyền thống.
Câu 4: Việc phát triển đánh bắt hải sản xa bờ ở nước ta hiện nay nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Tránh khai thác sinh vật có giá trị kinh tế cao và giúp bảo vệ thềm lục địa.
B. Giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản và bảo vệ an ninh vùng biển.
C. Góp phần giải quyết việc làm và phát huy thế mạnh của biển đảo.
D. Tăng cường bảo vệ môi trường và khẳng định chủ quyền vùng biển.
Câu 5: Tính chất của gió mùa Đông Bắc nửa đầu mùa đông của nước ta là
A. nóng, khô. B. nóng, ẩm. C. lạnh, ẩm. D. lạnh, khô.
Câu 6: Thế mạnh để phát triển công nghiệp dệt và sản xuất trang phục ở nước ta là
A. lao động đông. B. nguồn vốn lớn.
C. nhiều nguyên liệu. D. năng lượng điện.
Câu 7: Loại đất nào sau đây chiếm ưu thế ở đai cận nhiệt gió mùa trên núi ở nước ta?
A. Đất feralit có mùn. B. Đất mùn thô.
C. Đất phù sa. D. Đất phèn.
Câu 8: Các mặt hàng nhập khẩu của nước ta ngày càng đa dạng chủ yếu do
A. công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh.
B. đô thị hóa phát triển, hội nhập toàn cầu sâu.
C. liên doanh với các nước, thị trường mở rộng.
D. các ngành sản xuất phát triển, mức sống tăng.
Câu 9: Đô thị nước ta hiện nay
A. tạo ra nhiều cơ hội về việc làm.
B. có cơ sở hạ tầng rất hoàn thiện.
C. có tỉ lệ thiếu việc làm rất cao.
D. tập trung đa số dân cư cả nước.
Câu 10: Vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển là vùng
A. lãnh hải. B. đặc quyền kinh tế.
C. thềm lục địa. D. tiếp giáp lãnh hải.
Câu 11: Ở nước ta hiện nay, hoạt động lâm sinh không bao gồm
A. chế biến gỗ. B. trồng rừng mới.
C. khoanh nuôi rừng. D. bảo vệ rừng.
Câu 12: Dân số nước ta hiện nay
A. tập trung chủ yếu ở đồng bằng.
B. phân bố đều khắp giữa các vùng.
C. quy mô dân số có xu hướng giảm.
D. gia tăng dân số tự nhiên rất cao.
Câu 13: Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta là
A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
B. cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.
C. nhiệt đới ẩm gió mùa nóng quanh năm.
D. cận xích đạo gió mùa với 2 mùa mưa khô.
Câu 14: Cho biểu đồ sau:
Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 2010 – 2022
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2023, Nxb Thống kê)
Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên?
A. Tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm.
B. Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng.
C. Tỉ trọng thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng.
D. Tỉ trọng ngành dịch vụ luôn cao nhất.
Câu 15: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Cho thông tin sau:
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là đặc điểm nổi bật của thiên nhiên nước ta. Thiên niên nước ta có sự phân hóa rất đa dạng trong không gian. Ở mỗi vùng lãnh thổ, biểu hiện của sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước ta được thể hiện khác nhau qua các thành phần tự nhiên.
a) Khí hậu nước ta có sự phân hóa Bắc – Nam, Đông – Tây và độ cao địa hình.
b) Phần lãnh thổ phía Nam có hệ sinh thái tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa.
c) Rừng cận nhiệt đới lá rộng, rừng lá kim, động vật tiêu biểu là các loài thú có lông dày là đặc điểm của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở độ cao trên 1 700 m.
d) Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ tuyến và ảnh hưởng của gió mùa là nhân tố chủ yếu làm thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam.
Câu 2: Cho thông tin sau:
Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, với các mặt hàng như gạo, cà phê, cao su, và thủy sản. Sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp không chỉ đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước mà còn đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho hàng triệu người dân.
a) Ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển không theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường.
b) Việt Nam đã xây dựng được các vùng chuyên canh nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
c) Sự phân bố ngành nông nghiệp có sự khác biệt lớn giữa các vùng chủ yếu do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
d) Biện pháp chủ yếu trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các biện pháp canh tác bền vững và xây dựng hệ thống thủy lợi thích ứng.
Câu 3: Cho biểu đồ:
![]() |
Biểu đồ trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Cam-pu-chia giai đoạn 2018 - 2022
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2023, Nxb Thống kê)
a) Năm 2018 và năm 2019, Cam-pu-chia có cán cân thương mại xuất siêu.
b) Năm 2019 so với năm 2018, cán cân thương mại nhập siêu với trị giá nhỏ hơn.
c) Năm 2022 so với năm 2018, trị giá nhập khẩu tăng ít hơn trị giá xuất khẩu.
d) Năm 2022 so với năm 2018, trị giá xuất khẩu tăng chậm hơn trị giá nhập khẩu.
Câu 4: ............................................
............................................
............................................
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Cho bảng số liệu:
Nhiệt độ không khí trung bình các tháng năm 2023 tại trạm quan trắc Huế
(Đơn vị: oC)
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Nhiệt độ | 19,0 | 22,2 | 23,5 | 27,4 | 28,9 | 29,9 | 30,1 | 30,4 | 28,1 | 26,0 | 24,6 | 22,1 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2023, Nxb Thống kê)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết biên độ nhiệt độ trung bình năm 2023 tại trạm quan trắc Huế là bao nhiêu oC (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân).
Đáp án: 11,4
Câu 2: Năm 2022, dân số nước ta là 99 467,9 nghìn người, trong đó dân số nữ là 49 881,0 nghìn người. Tỉ số giới tính của nước ta là bao nhiêu % ? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân).
Đáp án: 99,4
Câu 3: Năm 2022, tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta là 732,5 tỉ USD, trong đó trị giá nhập khẩu là 360,6 tỉ USD. Hãy cho biết tỉ trọng trị giá nhập khẩu trong tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta là bao nhiêu % ? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân).
Đáp án: 49,2
Câu 4: Năm 2023, diện tích cao su của nước ta là 910,2 nghìn ha, sản lượng cao su là 1290,0 nghìn tấn. Hãy cho biết năng suất cao su của nước ta là bao nhiêu tạ/ha? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân).
Đáp án: 14,2
Câu 5: ............................................
............................................
............................................