Đề thi thử Địa lí Tốt nghiệp THPTQG 2025 - THPT Thuận Thành 1, 2 (Bắc Ninh) (2)
Đề thi thử tham khảo môn địa lí THPTQG năm 2025 của THPT Thuận Thành 1, 2 (2) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Địa lí
SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1, SỐ 2 ( Đề gồm 6 trang) | ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN 1 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: ĐỊA LÍ 12 (Thời gian làm bài:50 phút, không kể thời gian phát đề) |
Phần I: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Thí sinh trả lời các câu hỏi 1 đến 18; mỗi câu hỏi chỉ chọn 1 đáp án)
Câu 1. Biện pháp hiệu quả nhất nhằm đảm bảo sự cân bằng tài nguyên nước ở nước ta hiện nay
A. sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và chống ô nhiễm nước.
B. xử lí nghiêm hành vi xả nước bẩn ra môi trường.
C. tăng độ che phủ, xây dựng các công trình giữ nước.
D. tăng độ che phủ, canh tác đúng kĩ thuật trên đất dốc.
Câu 2. Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có
A. hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh. B. tổng bức xạ trong năm lớn.
C. nền nhiệt độ cả nước cao. D. khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt.
Câu 3. Vào đầu mùa hạ, gió mùa mùa hạ đến nước ta xuất phát từ
A. Biển Đông. B. Áp cao cận chí tuyến nam.
C. áp cao Xi bia. D. áp cao bắc Ấn Độ Dương.
Câu 4. Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là
A. đẩy mạnh phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ.
B. xây dựng nhà máy quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động.
C. phân bố lại lực lượng lao động trên quy mô cả nước.
D. đẩy mạnh phát triển các làng nghề truyền thống.
Câu 5. Phần biển của lãnh thổ nước ta không tiếp giáp với quốc gia nào sau đây?
A. Trung Quốc. B. Mianma. C. Ma-lai-xi-a. D. Thái Lan.
Câu 6. Biểu hiện nào sau đây là sự suy thoái tài nguyên đất ở đồng bằng của nước ta?
A. Đất bị bạc màu làm trơ sỏi đá.
B. Đất trống, đồi núi trọc gia tăng.
C. Đất bị ô nhiễm và canh tác quá mức.
D. Đất bị xói mòn, rửa trôi và xâm thực.
Câu 7. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây do
A. kết quả của việc di dân tự do từ nông thôn ra thành thị.
B. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở thành thị cao hơn nông thôn.
C. cơ sở hạ tầng đô thị phát triển cao so với khu vực và thế giới.
D. sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và quy hoạch, mở rộng đô thị.
Câu 8. Dân số nước ta hiện nay
A. phân bố đồng đều, tăng chậm. B. tăng nhanh, ít thành phần dân tộc.
C. quy mô lớn, phân bố rất hợp lí. D. động, cơ cấu tuổi thay đổi nhanh.
Câu 9. Cho biểu đồ sau:
![]() |
Biểu đồ dân số và tỉ lệ gia tăng dân số trung bình của nước ta giai đoạn 2009 - 2019:
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2019)
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A. Số dân giảm, tỉ lệ gia tăng dân số trung bình tăng.
B. Số dân tăng nhanh hơn tỉ lệ gia tăng dân số trung bình.
C. Số dân tăng chậm hơn tỉ lệ gia tăng dân số trung bình.
D. Số dân, tỉ lệ gia tăng dân số trung bình đều giảm.
Câu 10. Thiên tai nào sau đây thường hay xảy ra và gây hậu quả rất nghiêm trọng ở đồng bằng ven biển nước ta?
A. Động đất. B. Bão. C. Hạn hán. D. Lũ quét.
Câu 11. Tác động lớn nhất của đô thị hóa với việc phát triển kinh tế là
A. tạo thêm nhiều việc làm cho lao động.
B. tạo thị trường rộng có sức mua lớn.
C. thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D. tăng thu nhập cho người lao động.
Câu 12. Ở vùng lãnh thổ phía Bắc, thành phần loài chiếm ưu thế là
A. cận nhiệt. B. xích đạo. C. nhiệt đới. D. ôn đới.
Câu 13. Lao động nước ta hiện nay
A. lao động dồi dào, chất lượng lao động cao.
B. phần lớn lao động nước ta đã qua đào tạo.
C. phần lớn lao động nước ta chưa qua đào tạo
D. lao động nhiều kinh nghiệp, phân bố đều khắp.
Câu 14. Dân số nông thôn của nước ta chiếm tỉ lệ lớn chủ yếu do
A. trình độ công nghiệp hóa chưa cao, xuất phát kinh tế thấp.
B. tập quán trồng lúa nước, tâm lý thích sống ở nông thôn.
C. công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển, đô thị thưa thớt.
D. nông nghiệp là ngành truyền thống, cần rất nhiều lao động.
Câu 15. ............................................
............................................
............................................
Phần II: Trắc nghiệm đúng – sai (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai).
Câu 1. Cho thông tin sau:
“ Ở nước ta, khoảng từ ngày 15/2 không khí lạnh sẽ tràn xuống miền Bắc khiến nhiệt độ vùng đồng bằng thấp nhất là 17 0C, vùng núi là 15 0C, núi cao nhiệt độ xuống dưới 12 0C. Do không mạnh, nền nhiệt miền Bắc đang cao nên không khí lạnh chỉ làm giảm nhiệt, không gây rét đậm, rét hại. Miền Trung chịu ảnh hưởng của không khí lạnh ít hơn như ở Thanh Hoá nhiệt độ xuống dưới 20 0C”.
(Nguồn: https://vnexpress.net ngày 10/2/2024)
a) Gió mùa Đông Bắc có nguồn gốc từ áp cao Cận chí tuyến Nam bán cầu.
b) Nhiệt độ miền Bắc trong mùa đông có nhiều biến động chủ yếu do ảnh hưởng do ảnh hưởng của độ cao địa hình và vị trí gần xích đạo.
c) Miền Trung chịu ảnh hưởng của không khí lạnh ít hơn do gió mùa Đông Bắc bị suy yếu khi di chuyển về phía Nam.
d) Gió mùa Đông Bắc khiến nhiệt độ miền núi giảm nhanh hơn đồng bằng.
Câu 2. Cho thông tin sau:
“Trong mỗi nhóm ngành kinh tế, cơ cấu đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành có hiệu quả kinh tế và hàm lượng khoa học – công nghệ cao; giảm tỉ trọng các ngành có hiệu quả kinh tế thấp, sử dụng nhiều tài nguyên và lao động, nhờ đó giá trị sản xuất của các ngành kinh tế gia tăng nhanh và bền vững”.
a) Đây là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế nước ta.
b) Công nghiệp chú trọng ứng dụng công nghệ cao, phát triển công nghiệp hỗ trợ.
c) Trong nông nghiệp, giá trị sản phẩm được nâng cao nhờ việc sử dụng nhiều tài nguyên và lao động.
d) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta là kết quả của công cuộc đổi mới, sự tác động của khoa học công nghệ, xu hướng khu vực hoá và quốc tế hoá.
Câu 3. Cho biểu đồ:
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2022)
a) Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất ở Cà Mau cao hơn Hà Nội do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và vị trí gần chí tuyến.
b) Biên độ nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Nam ra Bắc.
c) Hà Nội có biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn nhỏ Cà Mau.
d) Hà Nội có nhiệt độ trung bình tháng cao nhất cao hơn Huế.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................
Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (Thí sinh trả lời từ câu hỏi 1 đến câu hỏi 6)
Câu 1. Năm 2021, tổng diện tích rừng của nước ta là 14,8 triệu ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10,2 triệu ha. Hãy tính tỉ lệ diện tích rừng trồng trong tổng diện tích rừng nước ta là bao nhiêu %? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân)
Đáp án: 31,1
Câu 2. Năm 2021, cả nước vẫn còn 3,1% lao động thiếu việc làm, biết tổng số lao động của nước ta là 50,6 triệu người. Hãy tính số lao động thiếu việc làm của nước ta là bao nhiêu triệu người? (làm tròn kết quả đến hai chữ số thập phân)
Đáp án: 1,57
Câu 3. Cho bảng số liệu
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI CỦA HÀ NỘI VÀ HUẾ
( Đơn vị: mm)
Địa điểm | Lượng mưa | Lượng bốc hơi |
Hà Nội | 1667 | 989 |
Huế | 2868 | 1000 |
(Nguồn: SGK Địa lí 12)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết chênh lệch cân bằng ẩm của Huế so với Hà Nội là bao nhiêu mm (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Đáp án: 1190
Câu 4. Năm 2022, dân số Việt Nam là 99 474,4 nghìn người, diện tích là 331 345,7 km2. Hãy tính mật độ dân số của Việt Nam là bao nhiêu người/km2? (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)
Đáp án: 300
Câu 5. ............................................
............................................
............................................