Đề thi thử Ngữ văn tốt nghiệp THPTQG 2023 Sở GDĐT Đề thi tham khảo số 3

Bộ đề thi thử môn Ngữ văn THPTQG năm học 2023 Đề thi tham khảo số 3 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập cho học sinh để chuẩn bị kiến thức tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi với dạng câu hỏi quen thuộc, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Dưới đây là đề thi thử mới, mời thầy cô và các em tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Đề thi thử Ngữ văn tốt nghiệp THPTQG 2023 Sở GDĐT Đề thi tham khảo số 3
Đề thi thử Ngữ văn tốt nghiệp THPTQG 2023 Sở GDĐT Đề thi tham khảo số 3
Đề thi thử Ngữ văn tốt nghiệp THPTQG 2023 Sở GDĐT Đề thi tham khảo số 3
Đề thi thử Ngữ văn tốt nghiệp THPTQG 2023 Sở GDĐT Đề thi tham khảo số 3

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI THỬ

(Đề thi có 02 trang)

KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi:

Họ, tên thí sinh: ……………………………………………….

Số báo danh: …………………………………………………..

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

       Văn hóa là một phạm trù rất rộng. Có đến hàng trăm định nghĩa khác nhau. Cho nên, một cách hiểu về truyền thống văn hóa hay truyền thống nói chung không phải dễ nhất trí. Song có điều ai cũng thừa nhận là truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực tinh thần và vật chất. Đó là những định chế, khế ước xã hội, đó là những chuẩn mực đạo lí, đó là những cái hẹp hơn, nhiều khi đó chỉ là một thứ lệ tục, một thói quen thuộc thang giá trị lâu đời,… Nhưng, tất cả đã ăn sâu vào đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong cộng đồng như một thứ bản lĩnh, bản năng chi phối hàng ngày, hàng giờ từng hành vi ứng xử của mỗi con người. Chính vì thế mà truyền thống có một sức mạnh bền vững, sâu xa trong tiềm thức và biến thành một thứ nội lực riêng, một bản sắc riêng của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong xã hội… Cho nên, muốn truyền thống thực sự phát huy được sức mạnh trong xã hội ngày nay và mãi mãi về sau thì điều quyết định không chỉ có việc sưu tập, thống kê, biểu dương mà phải làm sao cho những thứ của chìm, những kho báu đó sống dậy, thực sự biến thành những tín niệm, những tình cảm, hành động của mỗi cá thể trong cộng đồng. Những bài học đạo lí bao đời nay được cha ông ta ghi truyền vào ca dao, vào lời hát ru của bà mẹ ngay từ tuổi ấu thơ của những con người Việt Nam. Và, dần dần nó đã trở thành những bài học luân lí, những tình cảm, những tín niệm chi phối sự ứng xử hàng ngày của mỗi con người. Những lời răn dạy của ông bà, cha mẹ, những mẩu chuyện gia đình, những hành vi thị phạm của người lớn dần dần thấm vào đời sống tinh thần của những đứa trẻ, những thanh thiếu niên của những gia đình được mang tiếng thơm là có gia phong. Và, trên đường đời, những đứa trẻ đó, những thanh thiếu niên, con đẻ của những gia đình có gia phong thường có sức tự đề kháng mạnh hơn hẳn những đứa trẻ khác… 

         Cùng với gia đình là nhà trường. Nhà trường là nơi có hiệu lực to lớn trong việc bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc. Nhưng nhiệm vụ của nhà trường không chỉ đóng khung trong những giờ luân lí, những lí thuyết công dân khô khan… Truyền thống nhân văn, đạo lí làm người, nghĩa tình trong gia đình, lòng ham học,… thông qua những câu chuyện truyền thống thấm thía được học từ tuổi thơ, có sức sống lâu bền trong hành trang làm người của mỗi thành viên trong cộng đồng. 

                      (Trích Truyền thống – của chìm của mỗi dân tộc, dẫn theo Bài tập Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 42 – 43)

Câu 1. Theo tác giả đoạn trích trên truyền thống là gì ?

Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng truyền thống là của chìm, là kho báu của mỗi dân tộc ?

Câu 3. Anh /chị hãy nêu một việc làm khác trong đời sống để phát huy sức mạnh của truyền thống?

Câu 4. Anh/chị có cho rằng Nhà trường là nơi có hiệu lực to lớn trong việc bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc không ? Vì sao ?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của truyền thống.

Câu 2 (5.0 điểm)

         Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã miêu tả thái độ của người đàn bà hàng chài khi được mời đến tòa án huyện về công việc gia đình. Đầu tiên là thái độ của người đàn bà : “lúng túng, sợ sệt – cái vẻ lúng túng, sợ sệt mà ngay lúc mụ đứng giữa bãi xe tăng cũng không hề thấy có…chắp tay vái lia lịa: Con lạy quý tòa…”. Và sau đó “ mất hết vẻ khúm núm, sợ sệt. Điệu bộ khác, ngôn ngữ khác: Chị cảm ơn các chú!”.

(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015 tr.73 - 74)

Phân tích sự thay đổi thái độ của người đàn bà hàng chài trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật.

 


 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề Ngữ văn thi thử tốt nghiệp THPTQG năm 2023 các trường chất lượng - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay