Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Diễn đạt trong văn nghị luận
Bài giảng điện tử Ngữ văn 12. Giáo án powerpoint bài: Diễn đạt trong văn nghị luận. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 12 kì 1 soạn theo công văn 5512
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12
Chào mừng thầy cô và các bạn!
Khởi động
Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta chông thấy đều là các cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng lớn. Tôi có một lý thuyết cho cá nhân tôi. Gọi là lý thuyết bên bờ vực. Tôi không bao giờ làm việc gì rễ và không làm việc gì mà người khác có thể ngay lập tức làm giống tôi được. Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo gia mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực. Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội. Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng. Mọi khó khăn là điềm báo tạo cơ hội.
(Ông Nguyễn Trần Bạt đối thoại với sinh viên Học viện Ngoại giao)
Trong đoạn trích trên, có một số lỗi sai về chính tả và một lỗi ngữ pháp câu. Hãy chỉ ra lỗi và sửa lại cho đúng .
+ Lỗi sai về chính tả: chông, rễ, gia
+ Lỗi sai về ngữ pháp: Gọi là lý thuyết bên bờ vực.
- Sửa lại cho đúng:
+ Chính tả: trông, dễ, ra
+ Ngữ pháp: thêm dấu phẩy đằng trước, coi câu này chỉ là một bộ phận của câu. Câu hoàn chỉnh sẽ là: Tôi có một lý thuyết cho cá nhân tôi, gọi là lý thuyết bên bờ vực.
Diễn đạt trong văn nghị luận
Nội dung bài học
- Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận
- Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận
- Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận.
- Luyện tập
Phần I: Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận
- Tìm hiểu ví dụ
Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật ký trong tù: Chiều tối, Giải đi sớm, Mới ra tù, Tập leo núi.
(1) Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ bao gồm những bài thơ được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng thích làm thơ “Ngâm thơ ta vốn không ham…”. Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù khổ sở, tăm tối, tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh vẫn mang một vẻ đẹp lung linh. Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các bài thơ: Chiều tối, Giải đi sớm, Mới ra tù, Tập leo núi.
(2) Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới tập thơ Nhật ký trong tù. Tập thơ được viết trong những thời khắc hiếm hoi – được thanh nhàn bất đắc dĩ của Bác giữa chốn lao tù. Thơ không phải mục đích cao nhất của người chiến sĩ cách mạng, như Người đã tự bạch một cách đầy khiêm tốn:
Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng ở trong ngục biết làm chi đây
Nhưng những vần thơ vang lên trong cảnh tù đày, “tê tái gong cùm” lại là “những vần thơ thép” “mà vẫn mênh mông bát ngát tình”. Bởi lẽ, với người nghệ sĩ – chiến sĩ ấy chỉ có thể “thân thể ở trong lao”, còn tinh thần Người vẫn vượt thoát qua chấn song, qua xiềng xích, qua dây trói của nhà tù…
Thảo luận nhóm
(Trong 5 phút)
- Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ của hai đoạn khác nhau như thế nào?
2.Hãy chỉ rõ ưu điểm và nhược điểm trong cách dùng từ của mỗi đoạn. - Ví dụ 1
- Cách dùng từ ngữ trong hai đoạn văn khác nhau
Đoạn 1 | Đoạn 2 |
Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về | … chúng ta không thể không nhắc tới |
… trong lúc nhàn rỗi… | … trong những khoảnh khắc hiếm hoi – được thanh nhàn bất đắc dĩ… |
Bác vốn chẳng thích làm thơ… | Thơ không phải là mục đích cao nhất |
Vẻ đẹp lung linh | Những vẫn thơ vang lên… của nhà tù |
Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các bài thơ… | Là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó. |
Những ưu điểm, nhược điểm | |
Đoạn 1 | Dùng từ thiếu chính xác: nhàn rỗi, bọn, vẻ đẹp lung linh,… |
Đoạn 2 | Cách diễn đạt chính xác, hấp dẫn hơn: - Dùng nhiều từ thay thế cho danh từ Hồ Chí Minh (Bác, Người, Người chiến sĩ cách mạng,…_ - Trích thơ minh họa phù hợp - Ngôn ngữ lập luận trong sáng, có cảm xúc. |
- Những từ ngữ không phù hợp với đối tượng nghị luận
Không phù hợp | Sửa |
Nhàn rỗi | Thanh nhàn bất đắc dĩ |
Bọn | Bỏ chữ “bọn” |
Hẳn ai cũng nghe nói | Không thể không biết đến |
Khổ sở | Khó khăn |
- Ví dụ 2
Đọc đoạn văn SGK trang 137 và trả lời câu hỏi.
Ấy là Huy Cận đó – nhưng một thi sĩ “thiên nhiên” như chàng thì ở nơi nào chẳng được, ở thời nay cũng như ở thời xưa; chàng như không ở trong thời gian mà ở trong không gian; người ta muốn tưởng linh hồn Huy Cận là đám mây kia, là nỗi hắt hiu trong cõi trời, là hơi gió nhớ thương,…
Trong thơ Việt Nam, nghe bay dậy một tiếng địch buồn. Không phải sáo Thiên Thai, không phải điệu ái tình, không phải lời li tao kể chuyện một cái “tôi”; mà là một bản ngậm ngùi dài: có phải tiếng đìu hiu khóm trúc, bông lau; có phải niềm than vãn của bờ sông, bãi cát; có phải mặt trăng một mình đang cảm thương các vì sao?
- Những từ màu đỏ trong đoạn văn trên có tác dụng biểu hiện cảm xúc của người viết như thế nào và gợi lên điều gì về đối tượng nghị luận?
Những từ ngữ này chỉ những khái niệm trừu tượng thuộc lĩnh vực tinh thần, mang nét nghĩ chung: u sầu, lặng lẽ rất phù hợp với tâm trạng Huy Cận trong tập Lửa thiêng.
- Sắc thái biểu cảm của các từ ngữ đó có phù hợp với đối tượng nghị luận của đoạn trích không? Tại sao?
Sắc thái biểu cảm của những từ ngữ đó phù hợp với đối tượng nghị luận vì đây là đoạn văn nghị luận về thế giới tinh thần của một thi sĩ lớn.
- Ví dụ 3 – SGK – trang 138
Những từ ngữ không phù hợp | Sửa |
- Vĩ đại - Kiệt tác - Thể xác - Chẳng là gì cả - Anh chàng - Cũng thế mà thôi - Tên hàng thịt | - nổi tiếng - Tác phẩm hay - Thân xác - Không là gì - Nhân vật - Cũng vậy - Anh hàng thịt |
- Yêu cầu cách dùng từ ngữ trong văn nghị luận
- Lựa chọn từ ngữ chính xác, phù hợp, tránh dùng những từ sáo rỗng, cầu kì
- Kết hợp sử dụng các phép tu từ từ vựng và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp.
Phần II
Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận
- Ví dụ 1 – SGK – trang 138, 139
a, So sánh cách sử dụng kết hợp các kiểu câu của 2 đoạn văn và chỉ ra hiệu quả diễn đạt của cách sử dụng này
Đoạn 1: Chủ yếu sử dụng câu trần thuật
Đơn điệu, nhàm chán
Đoạn 2: Sử dụng kết hợp các kiểu câu đơn, câu ghép, câu ngắn, câu dài, câu hỏi tu từ, câu cảm thán,…
Rất sinh động, gợi cho người đọc nhiều cảm xúc
b, Vì sao trong một đoạn văn nghị luận nên sử dụng kết hợp nhiều kiểu câu khác nhau?
Việc sử dụng và kết hợp các kiểu câu khác nhau trong một đoạn văn nghị luận sẽ khiến cho việc diễn đạt trở nên linh hoạt, lập luận chặt chẽ, có sự hài hòa giữa lí lẽ và cảm xúc, đồng thời tạo cho đoạn văn có nhạc điệu
c, Đoạn văn nào trong 2 đoạn văn sử dụng phép tu từ cú pháp? Đó là những phép tu từ nào? Phân tích ngắn gọn tác dụng
- Đoạn 2: Sử dụng phép tu từ cú pháp: phép lặp cú pháp… (cái chết)…
=> Tác dụng: Diễn tả nỗi ân hận, day dứt, mặc cảm tội lỗi như xoáy sâu vào lòng nhân vật Trọng Thủy. Từ đó những câu văn trên thể hiện thành công đề tài của bài văn, cảm xúc của người viết.
- Ví dụ 2 – SGK – trang 139
a, Trong đoạn trích, người viết chủ yếu sử dụng kiểu câu nào của tiếng Việt? Hiệu quả của kiểu câu đó trong việc truyền đạt nội dung thông báo.
Đoạn trích sử dụng các kiểu câu miêu tả với những từ ngữ, hình ảnh giàu hình tượng
Tác dụng: Gợi lên ở người đọc những tưởng tượng cụ thể, sinh động về làng quê của Nguyễn Bính
b, So sánh kiểu câu của câu văn “Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng” với những câu khác trong đoạn trích. Nêu tác dụng
- Câu ngắn gọn hơn so với các câu văn khác trong đoạn trích. Từ đó có tác dụng dồn nén thông tin, như một sự khẳng định dứt khoát.
- Câu văn không có chủ ngữ nên có giá trị khái quát. Điều Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng không chỉ của riêng người viết mà còn của nhiều người đọc
- Ví dụ 3 – SGK – trang 139
Đoạn văn 1 | Đoạn văn 2 |
- Sử dụng và kết hợp các câu có cùng 1 kết cấu “Qua” khiến cho việc diễn đạt thiếu linh hoạt. Có cảm giác lặp ý, rườm rà | Thành phần vị ngữ quá dài, sử dụng và kết hợp các câu có cùng 1 chủ ngữ “Kho tàng văn học dân gian” hoặc “văn học dân gian” khiến cho người đọc có cảm giác trùng lặp nhàm chán |
=> Nên chuyển qua thành phần vị ngữ để nội dung diễn đạt rõ ràng, mạch lạc | => Nên tách thành nhiều câu đơn |
- Yêu cầu của việc kết hợp sử dụng các kiểu câu trong văn nghị luận
- Kết hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc
- Sử dụng các phép tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc.
Phần III: Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận
- Ví dụ 1
Đọc hai đoạn trích SGk trang 155 và thực hiện yêu cầu
- Đối tượng nghị luận và nội dung cụ thể của hai đoạn trích khác nhau nhưng giọng điệu trong lời văn có điểm gì tương đồng? Nét đặc trưng, riêng biệt là gì?
Đoạn 1 | Đoạn 2 | |
Đối tượng nghị luận | Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta | Nhận xét về giá trị tư tưởng trong thơ Hàn Mặc Tử |
Giọng điệu | Giọng điệu khẳng định một cách hùng hồn, dứt khoát, trang nghiêm | |
Giọng điệu | Thể hiện thái độ căm thù trước tội ác của thực dân Pháp | Thể hiện thái độ trân trọng, yêu mến, đồng cảm đối với Hàn Mặc Tử |
- Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt về giọng điệu của lời văn trong những đoạn trích là gì?
Đối tượng nghị luận, quan hệ giữa người viết với nội dung nghị luận khác nhau
Cách dùng từ ngữ (đặc biệt là từ xưng hô, các từ ngữ nêu nội dung bình giá, nhận xét), cách sử dụng kết hợp các kiểu câu, các phép tu từ… cũng khác nhau
- Chỉ rõ cách sử dụng từ ngữ hoặc cách sử dụng kết hợp các kiểu câu, các phép tu từ vựng hoặc cú pháp có vai trò chủ yếu trong việc biểu hiện giọng điệu của từng đoạn trích
- Từ xưng hô: ta – chúng -> thể hiện rõ sự khinh bỉ.
- Các từ mang sắc thái biểu cảm cao: lợi dụng, cướp, áp bức, trái hẳn, tuyệt đối không cho…
Thể hiện tội ác của thực dân Pháp và thái độ căm thù của Bác.
- Từ xưng hô: anh
- Các từ ngữ miêu tả, biểu cảm: sức sống vô thường, lòng ham sống vô biên, ước mơ rất chi là “con người”,…
Thể hiện rõ lòng yêu mến, trân trọng của tác giả.
- Kiểu câu ngắn, có kết cấu cú pháp tương tự nhau
- Sử dụng biện pháp liệt kê, điệp từ tạo nên sự mạnh mẽ, hùng hồn của lời tố cáo
- Lối diễn đạt theo phản đề tạo nên không khí đối thoại và thể hiện thái độ dứt khoát của tác giả
- Câu văn dài, biện pháp điệp từ gợi nên niềm thiết tha thương mến đối với Hàn Mặc Tử.
- Ví dụ 2
Đọc hai đoạn trích SGK trang 156 và thực hiện yêu cầu
- Nhận xét về giọng điệu của lời văn nghị luận trong các đoạn trích trên. Chỉ rõ những phương tiện từ ngữ, kiểu câu được dùng để biểu hiện giọng điệu đó
Đoạn 1: giọng văn hùng hồn, mạnh mẽ, thúc giục. Để tạo nên chất giọng này, người viết dùng những từ ngữ, câu văn hô gọi, cầu khiến, khẳng định mạnh; sử dụng biện pháp trùng lặp cú pháp.
Đoạn 2: là lời bình thơ Xuân Diệu. Đoạn văn được viết với giọng ngợi ca, tha thiết, say mê. Người viết sử dụng nhiều tính từ chỉ trạng thái, mức độ; sử dụng kết hợp các kiểu câu ngắn, dài, câu nhiều tầng, câu lặp cú pháp, liệt kê.
- Phân tích ngắn gọn những cơ sở tạo nên sự khác biệt
- Ở đoạn 1, việc lặp từ “chúng ta” kết hợp câu có quan hệ từ “Nhưng” chỉ sự đối lập và câu đặc biệt “Không!”, rất dứt khoát, mạnh mẽ, sôi nổi tạo cho câu văn giọng điệu mạnh mẽ, hùng hồn. Câu đặc biệt “Hỡi đồng bào!” lại tạo giọng điệu hô – đáp rất tha thiết.
- Ở đoạn 2, việc sử dụng nhiều cụm động từ, tính từ giúp câu văn trở nên giàu hình ảnh và sinh động, gợi cảm. Giọng văn rất uyển chuyển, tha thiết.
- Yêu cầu về giọng điệu sử dụng trong văn nghị luận
- Giọng điệu cơ bản là trang trọng, nghiêm túc
- Ở những phần, những bài cụ thể những nội dung cụ thể có thể thay đổi giọng điệu cho linh hoạt, phù hợp.
Phần IV: Luyện tập
Câu 1/ Dòng nào dưới đây nêu không đúng yêu cầu của việc sử dụng từ ngữ trong khi viết bài nghị luận văn học?
a/ Lựa chọn từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận;
b/Tránh dùng những từ lạc phong cách hoặc những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì;
c/Có thể sáng tạo thêm một số cách diễn đạt các từ ngữ để làm cho bài văn thêm hấp dẫn;
Câu 2/ Để tạo giọng điệu cho bài văn nghị luận, người viết cần linh hoạt sử dụng yếu tố hình thức nào?
a/Ngôn ngữ có tính biểu cảm
b/Ngôn ngữ phải chính xác
c/Đa dạng về ngôn ngữ
Nhận xét về cách diễn đạt trong văn bản sau:
Tôi mê ca dao từ những ngày còn nhỏ. Trước khi biết Xuân Diệu nói “Ca dao là máu của Tổ quốc”, trước khi nghe Tế Hanh nói “ Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ”, tôi đã sững sờ trước những lời ru của má tôi. Mỗi lần ru con, bà cầm hai tao nôi, hoặc một tay chụm cả bốn tao nôi vừa đưa vừa hát. Lạ thay, má tôi làm lụng suốt ngày đầu tắt mặt tối mà khi chạm vào tao nôi của con thì ca dao tuôn ra như suối, bài nọ nối bài kia tưởng chừng như vô tận. Tràn ngập trong âm thanh du dương huyền hoặc là cả một thế giới lạ lùng, thế giới của mồ hôi nước mắt, thế giới của tình thương, của tình yêu, của cái thiện, của sự huyền ảo mộng mơ...
( Trích Lời ngỏ Vẻ đẹp trong ca dao - Nguyễn Đức Quyền)
Gợi ý
- Đây là đoạn văn nghị luận văn học, bàn về vẻ đẹp của ca dao;
- Người viết có cách diễn đạt chuẩn xác và truyền cảm trong cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, đa dạng về giọng điệu ( từ ngữ gợi hình ảnh, cảm xúc qua biện pháp tu từ so sánh, liệt kê…)
Bài về nhà
- Hoàn thành phần bài tập
- Chuẩn bị bài: Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Trân trọng cảm ơn!
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12