Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thực hành về hàm ý

Bài giảng điện tử Ngữ văn 12. Giáo án powerpoint bài: Thực hành về hàm ý. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thực hành về hàm ý
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thực hành về hàm ý
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thực hành về hàm ý
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thực hành về hàm ý
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thực hành về hàm ý
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thực hành về hàm ý
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thực hành về hàm ý
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thực hành về hàm ý
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thực hành về hàm ý
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thực hành về hàm ý
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thực hành về hàm ý
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thực hành về hàm ý

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12

 

Chào mừng thầy cô và các bạn

Khởi động

Giải thích nghĩa của câu ca dao: “Đất lành chim đậu”?

Nghĩa tường minh: Vùng đất tươi tốt, các loài chim sẽ ghé thăm

Nghĩa khác: Nơi nào có điều kiện tốt đẹp thì con người mới định cư sinh sống, tập trung đông đúc

HÀM Ý

Thực hành về hàm ý

Bài 1

Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi:
- Mất mấy con bò?
A Phủ trả lời tự nhiên:
- Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được con hổ này to lắm.
Pá Tra hất tay, nói:
- Quân ăn cướp làm mất bò tao. A Sử! Đem súng đi lấy con hổ về.

Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ

  1. Nếu căn cứ vào lời đáp của A Phủ với Pá Tra thì:

(1) Lời đáp thiếu thông tìn gì?

Lời đáp của A Phủ thiếu thông tin cần thiết nhất của câu hỏi: Số lượng bò bị mất (mất mấy con bò?). A Phủ đã lờ yêu cầu này của Pá Tra.

  1. Nếu căn cứ vào lời đáp của A Phủ với Pá Tra thì:

(2) Lời đáp của A Phủ thừa thông tin gì so với yêu cầu câu hỏi?

Lời đáp có chủ ý thừa thông tin so với yêu cầu của câu hỏi: A Phủ không nói về số bò mất mà lại nói đến công việc dự định và niềm tin của mình (Tôi về lấy súng thế nào cũng bắn được con hổ này to lắm)

  1. Nếu căn cứ vào lời đáp của A Phủ với Pá Tra thì:

(3) Cách trả lời của A Phủ có hàm ý gì và thể hiện sự khôn khéo như thế nào?

Cách trả lời của A Phủ có độ khôn khéo: Không trả lời thẳng, gián tiếp công nhận việc để mất bò. Nói ra dư định “lấy công chuộc tội” (bắn hổ chuộc tội mất bò); chủ ý thể hiện sự tin tưởng bắn được hổ và nói rõ “con hổ này to lắm”.

Cách nói hòng chuộc tội, làm giảm cơn giận dữ của Pá Tra . Câu trả lời của A Phủ chứa nhiều hàm ý.

Hàm ý

Khái niệm: Hàm ý là những nội dung, ý nghĩa mà người nói có ý định truyền báo cho người nghe, nhưng không nói ra trực tiếp, chỉ ngụ ý để người nghe suy ra trên cơ sở căn cứ vào ngữ cảnh của nghĩa tường minh.

Tác dụng của hàm ý:

- Tạo ra hiệu quả mạnh mẽ hơn so với cách nói thông thường
- Giữ được lịch sự và thể diện của các bên giao tiếp

  • Lời nói có ý vị và hàm súc
  • Người nói có thể không phải chịu trách nhiệm về hàm ý
  1. Cách tạo ra hàm ý của A Phủ

A Phủ chủ ý nói thiếu lượng thông tin cần thiết vừa thừa lượng thông tin cần thiết so với yêu cầu và câu hỏi của Pá Tra. Tức là chủ yếu vi phạm phương châm về lượng thông tin để tạo ra hàm ý

Bài 2 – Đọc đoạn văn SGK trang 80

  1. Câu nói của Bá Kiến “Tôi không phải cái kho” có hàm ý gì? Câu nói có đảm bảo phương châm cách thức (rõ rang, rành mạch) không?
  • Câu nói của Bá Kiến có hàm nghĩa:
    + Tôi không có nhiều tiền

    + Từ chối lời đề nghị xin tiền của Chí Phèo

Cách nói đó chủ ý vi phạm phương châm không nói rõ rang, mạch lạc mà thông qua hình ảnh

  1. Ở lượt lời thứ nhất và thứ 2 Bá Kiến có những câu hỏi. Những câu đó thực hiện hành động gì? Hàm ý như thế nào?

Các câu hỏi Bá Kiến sử dụng:

  • Chí Phèo đấy hả?
  • Rồi làm ăn chứ cứ báo người ta mãi à?

Không nhằm mục đích để hỏi, không thực hiện hành động hỏi mà hô gọi, hướng lời nói đến người nghe (câu 1); cảnh báo, sai khiến, thúc giục Chí Phèo làm ăn (câu 2)

Cách dùng hành động nói gián tiếp để tạo hàm ý

  1. lượt lời thứ nhất và thứ hai của Chí Phèo đều không nói hết ý. Phần hàm ý còn lại được tường minh hoá ở lượt lời nào? Cách nói ở hai lượt lời đầu của Chí Phèo không đảm bảo phương châm hội thoại nào?

lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình, Chí Phèo không nói hết ý, chỉ bác hỏ hàm ý trong câu nói của Bá Kiến: “Tao không đến đây xin năm hào”, “Tao đã bảo tao không đòi tiền”.  Vậy đến đây để làm gì? Điều đó là hàm ý. Hàm ý này được tường minh hoá, nói rõ ý ở lượt lời cuối cùng: “Tao muốn làm người lương thiện”. Cách nói vừa để thăm dò thái độ của Bá Kiến vừa tạo ra kịch tính cho cuộc thoại.

Bài 3 – SGK trang 80, 81

VĂN HAY

Một ông đồ ngồi cặm cụi viết, bà vợ đến bên cạnh bảo:
- Ông lấy giấy khổ to mà viết có phải nhanh hơn không?
Thầy đồ lấy làm đắc chí cho rằng vợ khen văn chương của mình, ý văn dồi dào giấy khổ nhỏ không đủ chép. Nhưng thầy cũng hỏi lại:
- Bà nói vậy là thế nào?
Bà vợ thong thả nói
- Ông chẳng biết tính toán gì cả, giấy khổ to bỏ đi còn gói hàng, chứ giấy khổ nhỏ thì làm gì được.

Theo Truyện cười những chàng Ngốc

  1. a) Lượt lời thứ nhất của bà đồ nhằm mục đích gì, thực hiện hành động nói gì, có hàm ý gì?
  2. a) Lượt lời thứ nhất bà đồ nói: “Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?. Câu nói có hình thức hỏi nhưng không nhằm mục đích để hỏi mà nhằm gợi ý một cách lựa chọn cho ông đồ.

Qua lượt lời thứ hai của bà đồ chứng tỏ trong lượt lời thứ nhất của bà có hàm ý: Khuyên ông nên sử dụng giấy cho có ích lợi; cho rằng ông đồ viết văn kém, ông dùng giấy để viết văn chỉ thêm lãng phí, hay bỏ phí giấy, vứt giấy đi một cách lãng phí.

  1. b) Vì sao bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trong truyện?

Bà đồ chọn cách nói có hàm ý vì lí do tế nhị, lịch sự đối với hcồng, bà không muốn trực itếp chê văn của chồng mà thông qua lời khuyên để gợi ý cho ông đồ lựa chọn.

BÀI 4

Để tạo ra hàm ý người ta dùng những cách thức nào? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất.

  1. Chủ ý vi phạm phương châm về lượng trong giao tiếp (nói thừa hoặc thiếu lượng thông tin so với yêu cầu của người giao tiếp.
  2. Chủ ý vi phạm phương châm cách thức (nói mập mờ , vòng vo, không rõ ràng, rành mạch)
  3. Sử dụng các hành động nói gián tiếp
  4. Tùy ngữ cảnh mà sử dụng một hay phối hợp các cách thực hiện

Cách thức tạo câu có hàm ý

Để có một câu có hàm ý, người ta thường dùng cách nói chủ ý vi phạm một (hoặc một số) phương châm hội thoại nào đó, sử dụng các hành động nói gián tiếp (Chủ ý vi phạm phương châm về lượng (nói thừa hoặc thiếu thông tin mà đề tài yêu cầu; chủ ý vi phạm phương châm quan hệ, đi chệch đề tài cuộc giao tiếp; chủ ý vi phạm phản cách thức, nói mập mờ, vòng vo, không rõ ràng rành mạch

Bài về nhà

  • Đọc lại lý thuyết
  • Chuẩn bị bài: Thực hành hàm ý (tiếp theo)

Chúc các bạn học tốt!

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Thông tin giáo án powerpoint:

  • Giáo án khi tải về là giáo án powerpoint có đầy đủ các bài trong chương trình
  • Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh

Phí giáo án:

  • 400k/cả năm

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: nhắn tin tới Zalo: 0386 168 725 để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay