Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)

Bài giảng điện tử Ngữ văn 12. Giáo án powerpoint bài: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích). Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12

Chào mừng thầy cô và các bạn

KHỞI ĐỘNG

Bức ảnh dưới đây gợi nhắc về câu chuyện nào?

HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT

Lưu Quang Vũ

Nội dung bài học

  • Đọc – tìm hiểu chung
  • Đọc – tìm hiểu văn bản
  • Tổng kết
  • Luyện tập

01: Đọc – tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là một tài năng đa dạng nhưng kịch là phần đóng góp đặc sắc nhất. Ông được coi là một trong những hiện tượng đặc biệt của sân khấu, một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại.

1.2. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt

  • Vở kịch được Lưu Quang Vũ viết vào năm 1981, được công diễn vào năm 1984.
  • Từ một cốt truyện dân gian, tác giả đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.

1.3. Đoạn trích

phần lớn cảnh VII. Đây cũng là đoạn kết của vở kịch, đúng vào lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm. Sau mấy tháng sống trong tình trạng "bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo", nhân vật Hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với bạn bè, người thân trong gia đình và tự chán ghét chính mình, muốn thoát ra khỏi nghịch cảnh trớ trêu.

02: Đọc – tìm hiểu văn bản

2.1. Cuộc đối thoại giữa hồn trương Ba và xác anh hàng thịt

  • Do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào, Trương Ba phải chết một cách vô lí, Nam Tào sửa sai bằng cách cho hồn Trương Ba sống nhờ thể xác anh hàng thịt.
  • Linh hồn nhân hậu, trong sạch, bản tính thẳng thắn của Trương Ba dần dần bị xác thịt thô phàm anh hàng thịt sai khiến, bị nhiễm độc.
  • Ý thức được điều đó, linh hồn Trương Ba dằn vặt, đau khổ: "- Không. Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi!”
  • Hồn Trương Ba quyết định chống lại bằng cách tách khỏi xác để tồn tại độc lập, không còn bị lệ thuộc.
  • Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba ở vào thế đuối lí, bất lợi
  • Ý nghĩa của đoạn đối thoại:

+ Trương Ba được trả lại cuộc sống nhưng lại là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục đồng hoá.

+ Tác giả cảnh báo: khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu sẽ bị dung tục ngự trị, lấn át và sẽ tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người.

2.2. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với những người thân:

  • Vợ Trương Ba:

+ buồn bã, đau khổ vì: "ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa".

+ đòi bỏ đi, nhường Trương Ba cho vợ anh hàng thịt.

  • Con dâu Trương Ba:

+ Thấu hiểu cho hoàn cảnh trớ trêu của bố chồng: Chị biết ông "khổ hơn xưa nhiều lắm".

+ Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình khiến chị không thể chịu được: "Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng …  mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần…"

  • Cháu gái Trương Ba: phản ứng quyết liệt và dữ dội

+ Nó khước từ tình thân: “tôi không phải là cháu ông… Ông nội tôi chết rồi”.

+  Nó không thể chấp nhận con người đã làm "gãy tiệt cái chồi non", "giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm" trong mảnh vườn của ông nội nó.

  • Cháu gái Trương Ba: phản ứng quyết liệt và dữ dội

+ Nó hận vì ông đã làm gãy nát cái diều khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền.

+ Với nó, "Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy". Nó xua đuổi quyết liệt: "Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!".

à Người chồng, người cha, người ông trong sạch, nhân hậu trước đây đã và đang thành một kẻ khác, với những thói hư tật xấu của một tên đồ tể thô lỗ, phàm tục.

  • Tâm trạng, cảm xúc của Trương Ba:

+ Ông đau khổ, tuyệt vọng khi vì ông mà tất cả những người thân phải đau đớn, bàng hoàng, bế tắc, vì ông mà nhà cửa tan hoang.

+ Ông thẫn thờ, ôm đầu bế tắc, cầu cứu cháu gái, run rẩy trong trong nỗi đau, …

  • Tâm trạng, cảm xúc của Trương Ba:

+ Đặt những câu hỏi mang tính tự vấn: …

+ Khẳng định dứt khoát: …

àTrương Ba cũng nhận thấy những thay đổi của mình nên đấu tranh quyết liệt để giành giật lại bản thân mình, dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích.

2.3. Cuộc đối thoại của Trương Ba với Đế Thích

  • Hồn TB không chấp nhận cảnh sống bên trong một đằng, một ngoài một nẻo. Ông muốn được sống theo đúng bản chất của mình: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
  • Đế Thích khuyên Hồn Trương Ba nên chấp nhận. Hồn Trương Ba kiên quyết chối từ và kêu gọi Đế Thích sửa sai bằng việc làm cho cu Tị sống lại.
  • Cuộc trò chuyện giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. Hai lời thoại của Hồn trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng

- Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.

- Thứ hai, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của Hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện.

  • Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.
  • Vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo, bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, tự nhiên. Đó chính là chất thơ trong kịch của Lưu Quang Vũ

2.4. Đoạn kết

  • Lời cuối cùng của Trương Ba: “Tôi vẫn ở đây”.
    => Cái chết không phải là sự ra đi vĩnh viễn. Con người sẽ bất tử với những điều tốt đẹp họ đóng góp cho cuộc đời, sẽ sống mãi trong tâm hồn những người thân yêu. Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời
  • Hành động của cái Gái vùi những hạt na xuống đất:

Cái chết là điều tự nhiên, cuộc sống vẫn tiếp tục với những thế hệ thay nhau mà lớn khôn.

  • Kết thức vở kịch, Hồn Trương Ba chấp nhận cái chết, cái chết làm sáng bừng lên nhân cách đẹp đẽ của Trương Ba, thể hiện sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp và sự sống đích thực
  • Màn kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan và  truyền đi thông điệp về sự chiến thắng của sự sống đích thực, của chân, thiện, mỹ.

03: Tổng kết

NGHỆ THUẬT

  • Sáng tạo cốt truyện dân gian
  • Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm.
  • Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống,…

Ý NGHĨA

Một trong những điều quý giá nhất của mỗi con người là được sống là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có và theo đuổi. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hòa tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn.

04: Luyện tập

Câu hỏi 1: Thông tin nào sau đây về Lưu Quang Vũ là chưa chính xác?

  1. Quê gốc ở Phú Thọ nhưng được sinh ra và tuồi thơ gắn bó với mảnh đất Quảng Nam chưa mưa đã nắng.
  2. Từng tham gia quân đội thời kì kháng chiến chống Mỉ.
  3. Bắt đầu sáng tác văn chương từ giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
  4. Đã được tặng Giải Thưởng Hồ Chí Minh về văn học Nghệ thuật năm 2000

Câu hỏi 2: Trước khi đến với kịch, Lưu Quang Vũ chủ yếu sáng tác văn học ở thể loại nào?

  1. Truyện ngắn
  2. Bút kí.
  3. Tiểu thuyết
  4. Thơ

Câu hỏi 3: Dựa vào nguyên mẫu hay cốt truyện nào để Lưu Quang Vũ sáng tác”Hồn Trương Ba da hàng thịt”?

  1. Tác giả sáng tác hoàn toàn dựa vào sự hư cáu tưởng tượng.
  2. Sáng tác dựa vào một câu truyện dân gian.
  3. Được sáng tác dựa trên một nguyên mẫu nhân vật lịch sử.
  4. Sáng tác dựa vào một cốt truyện của một tác phẩm văn họcviết nước ngoài.

Câu hỏi 4: Trong vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”nhân vật chính là cái xác được hồn nhập vào vốn là người làm nghề gì?

  1. Làm vườn
  2. Buôn bán
  3. Đồ tể
  4. Thợ mộc

Câu hỏi 5: Đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) thuộc phần nào của vở kịch?

  1. Cao trào
  2. Thắt nút
  3. Phát triển
  4. Mở nút

Vợ Trương Ba: Ông ở đâu? Ông ở đâu?

(Giữa màu xanh cây vườn, Trương Ba chập chờn xuất hiện.)

Trương Ba: Tôi đây bà ạ. Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà giẫy cỏ…Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu…

(Dưới một gốc cây, hiện lên cu Tị và cái Gái)

Cái Gái: (tay cầm một trái na) Cây na này ông nội tớ trồng đấy! Quả to mà ngon lắm! Ta ăn chung nhé!

(Bẻ quả na đưa cho cu Tị một nửa. Đôi trẻ ăn ngon lành. Cái Gái lấy những hạt na vùi xuống đất.)

Cu Tị: Cậu làm gì thế?

Cái Gái: Cho nó mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo vậy. Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi…”

(Tuyển tập kịch Lưu Quang Vũ, NXB Sân Khấu, Hà Nội, 1994)

  1. Nêu những ý chính của văn bản?
  2. Sự xuất hiện của nhân vật Trương Ba được thể hiện qua những hình thức nào ?
  3. Xác định các dạng phép điệp trong văn bản và nêu hiệu quả nghệ thuật của các dạng đó ?
  4. Việc dùng các từ ngữ: màu xanh, những điều tốt lành của cuộc đời, nâng niu, nối nhau mà lớn khôn, Mãi mãi có hiệu quả diễn đạt như thế nào ?
  5. Nêu những ý chính của văn bản?

  Những ý chính của văn bản: Trương Ba lựa chọn cái chết thật. Hồn Trương Ba nhập vào màu xanh cây vườn, trong những điều tốt lành của cuộc đời…

  1. Sự xuất hiện của nhân vật Trương Ba được thể hiện qua những hình thức nào ?

- Qua lời văn: chập chờn xuất hiện . Trương Ba chỉ còn là cái bóng.

- Qua lời Trương Ba: “Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà giẫy cỏ… Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu” .

- Qua đối thoại của cái Gái và cu Tị: cây na này ông nội tớ trồng đấy; qua  hành động vùi hạt na xuống đất: “Cho nó mọc thành những cây mới. Ông nội tớ bảo vậy. Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi”.

  1. Xác định các dạng phép điệp trong văn bản và nêu hiệu quả nghệ thuật của các dạng đó?

Các dạng phép điệp trong văn bản : điệp từ ( tôi, bà, đây, trong...), điệp cấu trúc câu (  Ông ở đâu ? trong...bà..., trong vườn...trong những điều...trong mỗi trái cây...).

Hiệu quả nghệ thuật: nhấn mạnh và khẳng định : Cái chết không phải là sự ra đi vĩnh viễn. Trương Ba đang sống một cuộc sống khác: sự sống bất diệt trong trái tim những người thân. Con người sẽ bất tử với những điều tốt đẹp họ đóng góp cho cuộc đời, sẽ sống mãi trong tâm hồn những người thân yêu.

  1. Việc dùng các từ ngữ: màu xanh, những điều tốt lành của cuộc đời, nâng niu, nối nhau mà lớn khôn, Mãi mãi có hiệu quả diễn đạt như thế nào ?

Việc dùng các từ ngữ: màu xanh, những điều tốt lành của cuộc đời, nâng niu, nối nhau mà lớn khôn, Mãi mãi có hiệu quả diễn đạt : tạo chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan và  truyền đi thông điệp về sự chiến thắng của sự sống đích thực, của chân , thiện ,mỹ.

BÀI VỀ NHÀ

- Tìm đọc truyện dân gian Hồn Trương Ba da hàng thịt. Thử so sánh những yếu tố kế thừa và sáng tạo của Lưu Quang Vũ?

- Chuẩn bị bài học mới: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc - Trần Đình Hượu.

Trân trọng cảm ơn!

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Thông tin giáo án powerpoint:

  • Giáo án khi tải về là giáo án powerpoint có đầy đủ các bài trong chương trình
  • Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh

Phí giáo án:

  • 400k/cả năm

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: nhắn tin tới Zalo: 0386 168 725 để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay