Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc

Bài giảng điện tử Ngữ văn 12. Giáo án powerpoint bài: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12

Chào mừng thầy cô và các bạn

KHỞI ĐỘNG

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“…Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là ...(1)…Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” – Hồ Chí Minh -

VĂN HÓA

Nhìn về vốn văn hoá dân tộc

~ Trần Đình Hượu ~

Nội dung bài học

  • Đọc – tìm hiểu chung
  • Đọc – tìm hiểu văn bản
  • Tổng kết
  • Luyện tập
  1. Đọc –tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

Trần Đình Hượu (1927- 1995)

Là một chuyên gia về các vấn đề văn hóa, tư tưởng Việt Nam. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, tư tưởng có giá trị: Đến hiện đại từ truyền thống (1994), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (1995), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông (2001),…

1.2. Tác phẩm

Xuất xứ

trích từ phần II tiểu luận Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc (in trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống)

Nội dung

trình bày những khám phá về văn hóa dân tộc để xác định con đường xây dựng nền văn hóa dân tộc VN hiện đại từ “vốn văn hóa dân tộc” dùng như tên cuốn sách: Đến hiện đại từ truyền thống.

02: Đọc –tìm hiểu văn bản

2.1. Giới thuyêt về khái niệm “vốn văn hóa dân tộc”

  • Là cái ổn định dần, tồn tại cho đến thời cận – hiện đại
  • Trong bài, người viết đã thoát khỏi thái độ hoặc ngợi ca, hoặc chê bai đơn giản thường thấy khi tiếp cận vấn đề.
  • Tinh thần chung của bài viết là tiến hành một sự phân tích, đánh giá khoa học đối với những đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt Nam.
  • Tác giả đã sử dụng giọng văn điềm tĩnh, khách quan để trình bày các luận điểm của mình. Người đọc chỉ có thể nhận ra được nguồn cảm hứng thật sự của tác giả nếu hiểu cái đích xa mà ông hướng đến: góp phần xây dựng một chiến lược phát triển mới cho đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển hiện thời.

Hãy tìm dẫn chứng để chứng tỏ “nền văn hóa VN không đồ sộ, không có những đặc sắc nổi bật và những cống hiến lớn lao cho nhân loại”. Tác giả đưa ra những nguyên nhân nào? Cách lí giải đó có sức thuyết phục không? Vì sao?

2.2. Quy mô và ảnh hưởng của văn hóa dân tộc.

  • Khẳng định nền văn hóa VN không đồ sộ, không có những đặc sắc nổi bật và những cống hiến lớn lao cho nhân loại (chứng minh bằng cách đối sánh một số lĩnh vực văn hóa của nước ta với những dân tộc khác).
  • Nguyên nhân: do sự hạn chế của trình độ sản xuất, của đời sống xã hội.

2.3. Quan niệm sống, lối sống, khả năng chiếm lĩnh và đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài của người Việt Nam

  • Biểu hiện:
    + coi trọng hiện thế;
    + ý thức cá nhân và sở hữu không phát triển cao;
    + không háo hức

2.4. Đặc điểm nổi bật của nền văn hóa Việt Nam- thế mạnh và hạn chế.

  • Đặc điểm nổi bật của sáng tạo văn hóa Việt Nam là: "thiết thực, linh hoạt, dung hòa".
  • Thế mạnh của văn hóa truyền thống là tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản.
  • Hạn chế của nền văn hóa truyền thống là không có khát vọng và sáng tạo lớn trong cuộc sống, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người, trí tuệ không được đề cao.

2.5. Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam

  • "Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài. Về mặt đó, lịch sử chứng minh là dân tộc Việt Nam có bản lĩnh".
  • Khái niệm "tạo tác" ở đây là khái niệm có tính chất quy ước, chỉ những sáng tạo lớn, những sáng tạo mà không dân tộc nào có hoặc có mà không đạt được đến tầm vóc kì vĩ, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến xung quanh, tạo thành những mẫu mực đáng học tập.
  • Khái niệm "đồng hóa" vừa chỉ vị thế tồn tại nghiêng về phía tiếp nhận những ảnh hưởng từ bên ngoài, những ảnh hưởng lan đến từ các nguồn văn minh, văn hóa lớn, vừa chỉ khả năng tiếp thu chủ động của chủ thể tiếp nhận- một khả năng cho phép ta biến những cái ngoại lai thành cái của mình, trên cơ sở gạn lọc và thu giữ.
  • Khái niệm "dung hợp" vừa có những mặt gần gũi với khái niệm "đồng hóa" vừa có điểm khác. Với khái niệm này, người ta muốn nhấn mạnh đến khả năng "chung sống hòa bình" của nhiều yếu tố tiếp thu từ nhiều nguồn khác nhau, có thể hài hòa được với nhau trong một hệ thống, một tổng thể mới.

Như vậy, khi khái quát bản sắc văn hóa Việt Nam, tác giả không hề rơi vào thái độ tự ti hay miệt thị dân tộc. Và "Nền văn hóa tương lai" của Việt Nam sẽ là một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, có hòa nhập mà không hòa tan, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho văn hóa dân tộc.

2.6. Ý nghĩa của việc tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc

- Nhu cầu thực tiễn.
+ Giúp xây dựng một chiến lược phát triển mới cho đất nước, trên tinh thần làm sao phát huy được tối đa mặt mạnh vốn có, khắc phục được những nhược điểm dần thành cố hữu để tự tin đi lên.
+ Thúc đẩy một sự giao lưu lành mạnh, có lợi chung cho việc xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển.

03: Tổng kết

Nghệ thuật

  • Cách trình bày chặt chẽ, lô gich, thể hiện tầm bao quát lớn, chỉ ra những khía cạnh quan trọng về đặc trưng văn hóa DT.
  • Thái độ khách quan, khoa học, khiêm tốn,... tránh được một trong hai khuynh hướng cực đoan hoặc là chỉ tìm nhược điểm để phê phán hoặc là chỉ tìm ưu điểm để ca tụng.

Ý nghĩa

Đoạn trích cho thấy một quan điểm đúng đắn về những nét đặc trưng của vốn văn hóa DT, là cơ sở để chúng ta suy nghĩ, tìm ra phương hướng xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc…

04: Luyện tập

Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi sau :

Nhìn vào lối sống, quan niệm sống, ta có thể nói người Việt Nam sống có văn hoá, người Việt Nam có nền văn hoá của mình. Những cái thô dã, những cái hung bạo đã bị xoá bỏ để có cái nền nhân bản. Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hoà. Không có khát vọng để hướng đến những sáng tạo lớn mà nhạy cảm, tinh nhanh, khôn khéo gỡ các khó khăn để tìm được sự bình ổn.

            (Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)

  1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?
  2. Nội dung chính của văn bản là gì?
  3. 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?

àVăn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học, thuộc lĩnh vực khoa học xã hội

  1. Nội dung chính của văn bản là gì?

Nhận định khái quát tinh thần chung của Văn hoá Việt Nam, một cái nhìn khoa học, khách quan của nhà nghiên cứu văn hoá Trần Đình Hượu.

BÀI VỀ NHÀ

  • Viết đoạn văn ngắn làm sáng tỏ nhận định: Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hoà..
  • Tìm những đoạn trích những câu văn mang tính chất cắt nghĩa nguyên nhân tạo thành các đặc điểm của văn hóa Việt Nam
  • Trình bày cách hiểu của anh (chị) về các khái niệm tạo tác, đồng hóa, dung hợp.
  • Chuẩn bị bài Phát biểu tự do

Trân trọng cảm ơn!

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Thông tin giáo án powerpoint:

  • Giáo án khi tải về là giáo án powerpoint có đầy đủ các bài trong chương trình
  • Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh

Phí giáo án:

  • 400k/cả năm

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: nhắn tin tới Zalo: 0386 168 725 để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay