Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thuốc

Bài giảng điện tử Ngữ văn 12. Giáo án powerpoint bài: Thuốc. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thuốc
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thuốc
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thuốc
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thuốc
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thuốc
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thuốc
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thuốc
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thuốc
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thuốc
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thuốc
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thuốc
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Thuốc

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12

Chào mừng thầy cô và các bạn

KHỞI ĐỘNG

Thuốc

- Lỗ Tấn -

Nội dung bài học

  • Đọc – tìm hiểu chung
  • Đọc – tìm hiểu văn bản
  • Tổng kết
  • Luyện tập
  1. Đọc – tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

Lỗ Tấn (1881 - 1936), nhà văn CM Trung Quốc, người đã từ bỏ nghề thuốc làm nghề văn vì cho rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần.

1.2. Tác phẩm

  1. Hoàn cảnh sáng tác:

- Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ.

- Đây là thời kì đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, mà những người cách mạng hoàn toàn xa lạ với nhân dân.

- Thuốc đã ra đời trong bối cảnh ấy với một thông điệp: Người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc.

  1. Bố cục:

- Phần I: Thuyên mắc bệnh lao, được lão Hoa đi mau thuốc chữa bệnh là chiếc bánh bao tẩm máu  người (Mua thuốc)

- Phần II: Vợ chồng lão Hoa cho Thuyên ăn cái bánh bao đẫm máu với hy vọng chữa khỏi bênh cho con, nhưng Thuyên vẫn ho dữ dội. (Uống thuốc)

- Phần III: Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao, về tên “giặc” Hạ Du (Bàn về thuốc)

- Phần IV: Nghĩa địa vào dịp tiết Thanh minh. Hai người mẹ của Hạ Du và Thuyên cùng đi thăm mộ con. Họ bối rối, bàng hoàng khi nhìn thấy có vòng hoa trên mộ Hạ Du (Hậu quả của thuốc).

  1. Đọc – tìm hiểu văn bản

2.1. Ý nghĩa nhan đề truyện và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu

  • Tầng nghĩa ngoài cùng:

 à Đó là thứ thuốc của mê tín dị đoan.

  • Tầng nghĩa thứ hai:

à Tên truyện còn hàm nghĩa sâu xa hơn, mang tính khai sáng: Đây là thứ thuốc độc mà mọi người cần phải giác ngộ ra. Người  Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có sửa sổ.

  • Tầng nghĩa thứ ba:

 Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.

2.2. Hạ Du – hình ảnh tượng trưng của cách mạng Tân Hợi

- Nguyên mẫu của nhân vật Hạ Du là chiến sĩ Thu Cận: Nhà nữ cách mạng tiên phong, tham gia khởi nghĩa, bị bắt và bị hành hình.

=> Truy điệu Hạ Du cũng là truy điệu Thu Cận và cả lớp người giác ngộ sớm.

  • Trong truyện, Hạ Du xuất hiện gián tiếp, sau khi bị hành hình, qua câu chuyện của các vị khách trong quán trà và nấm mộ có vòng hoa.
  • Hạ Du tiêu biểu cho những người cách mạng sớm giác ngộ lí tưởng, mà quần chúng mê muội gọi anh là “điên” vì dũng cảm “đi trước bình minh” của dân tộc và vì anh thức tỉnh khi mọi người còn u mê
  • Anh dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn:

à Lỗ Tấn bày tỏ sự kính trọng, khâm phục cho những chiến sĩ anh hùng, dũng cảm hi sinh cho đất nước, cho tương lai.

  • Nhưng mục đích, ý chí và hành động của Hạ Du lại được nhận thức trong cái nhìn xa lạ, ấu trĩ của quần chúng

=> Đó là vì anh xa rời quần chúng, chưa kịp giác ngộ cho họ nên họ nhìn anh bằng con mắt miệt hị, u mê và máu của người cách mạng đổ ra thật vô nghĩa.

Qua nhân vật Hạ Du, tác giả bày tỏ sự kính trọng và lòng thương cảm sâu xa cho những chiến sĩ tiên phong.

2.3. Ý nghĩa cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du

  • Chủ đề bàn luận của những người trong quán trà của lão Hoa trước hết là công hiệu của “thứ thuốc đặc biệt” - chiếc bánh bao tẩm máu người.
  • Từ việc bàn về công hiệu của chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du chuyển sang bàn về bản thân nhân vật Hạ Du là diễn biến tự nhiên, hợp lí.
  • Người tham gia bàn luận tán thưởng rất đông song phát ngôn chủ yếu vẫn là tên đao phủ Cả Khang, ngoài ra còn một người có tên kèm theo đặc điểm (cậu Năm gù) và hai người chỉ có đặc điểm (“Người trâu hoa râm”, “anh chàng hai mươi tuổi”).
  • Những lời bàn luận ấy, Lỗ Tấn đã cho ta thấy:

+ Bộ mặt tàn bạo, thô lỗ của Cả Khang

+ Bộ mặt lạc hậu cảu dân chúng Trung Quốc đương thời

 + Lòng yêu nước của người chiến sĩ cách mạng  Hạ Du.

2.4. Không gian, thời gian nghệ thuật và ý nghĩa của chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du

Câu chuyện xảy ra trong 2 buổi sớm vào hai mùa thu, mùa xuân:

- Buổi sáng đầu tiên có 3 cảnh: cảnh sáng tinh mơ đi mua bánh bao chấm máu người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh, cảnh quán trà.... Ba cảnh gần như liên tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo

- Buổi sáng cuối cùng là vào dịp tết Thanh minh- mùa xuân tảo mộ. Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, gieo mầm.

  • Vòng hoa trên mộ Hạ Du: Có thể xem vòng hoa là cực đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”.
    => Phủ định vị thuốc là bằng chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới - chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi sinh”.
  • Nhờ chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được thể hiện trọn vẹn, nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn tăm tối song điều mà tác giả đưa đến cho người đọc không phải là tư tưởng bi quan.

03: Tổng kết

Nghệ thuật

  • Lối dẫn truyện nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc, lối cuốn.
  • Hình ảnh, ngôn từ giàu tính biểu tượng

ND

  • Người Trung Quốc cần có một thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh thần.
  • Nhân dân không nên “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt” và người cách mạng thì không nên “bôn ba trong chốn quạnh hiu”, mà phải bám sát quần chúng để động viên, giác ngộ họ

04: Luyện tập

Câu hỏi 1: Ý nghĩa của tên truyện Thuốc là gì?

  1. Thuốc chữa bệnh và thuốc độc giết người.
  2. Thuốc chữa bệnh và thuốc tăng lực.
  3. Thuốc trị bệnh lao của những người dân u mê lạc hậu, thuốc độc giết người, thuốc trị bệnh hờ hững, u mê của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của cán bộ cách mạng.
  4. Thuốc trị bệnh lao, thuốc độc giết người, thuốc trị bệnh hờ hững, u mê của quần chúng và bệnh chủ quan cùa cán bộ cách mạng.

Câu hỏi 2: Chủ đề của truyện Thuốc là gì?

  1. Chống mê tín dị đoan.
  2. Nói về sự u mê, tê liết quần chúng và bi kịch của người cách mạng tiên phong.
  3. Tố cáo giai cấp thồng trị bóc lột và phương pháp cách mạng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc thời bấy giờ.
  4. Lời cảnh cáo khi dùng thuốc chữa bệnh.

Câu hỏi 3: Truyện "Thuốc" có 4 phần, chọn cách đặt tiêu đề của mỗi phần sao cho phù hợp?

  1. Niềm tin mù quáng – Niềm vui đau khổ - Sự u mê bất nhân – Hy vọng le lói.
  2. Niềm tin mù quáng – Niềm vui thoáng qua - Sự u mê bất nhân – Mong manh hy vọng.
  3. Niềm tin mù quáng – Niềm vui đau khổ - Sự u mê bất nhân – Xóa nhòa ranh giới.
  4. Bước đi trông đêm – Cười ra nước mắt – Hờ hững vô nhân – Hy vọng.

Câu hỏi 4:  Trong tác phẩm, Lão Hoa Thuyên ra đi trong đêm để làm gì?

  1. Mua lương thực.
  2. Mua trà.
  3. Mua "thuốc" chữa bệnh lao cho con trai.
  4. Mua hàng cấm.

Câu hỏi 5:  Thuốc chữa bệnh lao được tác giả mô tả trong tác phẩm là gì?

  1. Thuốc đông y.
  2. Thuốc tân dược.
  3. Bánh bao tẩm máu người chết chém nướng cháy.
  4. Thuốc Tây

“…Một lúc sau, người đi viếng càng đông. Bóng kẻ già, người trẻ thấp thoáng giữa các nấm mộ.

        Không hiểu sao, bà Hoa cảm thấy người nhẹ đi như cất được gánh nặng. Bà ta nghĩ đến chuyện về, khuyên giải bà già kia:

         - Ta về đi thôi!

         Bà kia thở dài một cái, uể oải thu dọn bát đĩa, lại chần chừ một lúc, rồi cũng chậm rãi bước đi, lẩm bẩm nói một mình.

        - Thế là thế nào nhỉ?

        Hai bà đi, chưa được vài ba chục bước, bỗng nghe sau lưng một tiếng "Cọa... ạ" rất to. Hai bà giật mình, ngoảnh lại, thì thấy con quạ xòe đôi cánh, nhún mình, rồi như một mũi tên, vút bay thẳng về phía chân trời xa.”

                                                ( Trích Thuốc- Lỗ Tấn)

Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau :

  1. Xác định vị trí đoạn văn trên trong tác phẩm?Nêu những ý chính của đoạn văn trên?
  2. Nêu ý nghĩa câu hỏi của nhân vật bà Hạ Du Thế là thế nào nhỉ?
  3. Nêu sự khác nhau về biểu tượng hình ảnh con quạ trong quan niệm của người Việt Nam và quan niệm của người Trung Quốc ?
  4. Xác định vị trí đoạn văn trên trong tác phẩm?Nêu những ý chính của đoạn văn trên?

* Đoạn văn trên thuộc phần kết truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

* Những ý chính của đoạn văn trên:

-  Cuộc gặp gỡ giữa 2 bà mẹ đau khổ là bà Hoa Thuyên và bà mẹ Hạ Du tại nghĩa địa vào tiết Thanh Minh.

- Hình ảnh con quạ bay vút về phía chân trời xa.

  1. Nêu ý nghĩa câu hỏi của nhân vật bà Hạ Du Thế là thế nào nhỉ?

 - Câu hỏi trước hết chính là thể hiện sự bế tắc, lạ lẫm của bà mẹ khi ngay cả bà cũng không hiểu ý nghĩa việc làm của con trai.

 - Câu hỏi còn thể hiện sự băn khoăn, đau khổ, tự trách của bà mẹ. 

- Câu hỏi cũng là sự day dứt của nhà văn về mối quan hệ gắn bó giữa quần chúng và cách mạng.

  1. Nêu sự khác nhau về biểu tượng hình ảnh con quạ trong quan niệm của người Việt Nam và quan niệm của người Trung Quốc ?

-  Ở Việt Nam, con quạ là kẻ tham ăn, vì thế nó đã phải mang bộ lông màu đen suốt đời, là biểu tượng của điềm dữ, thường gắn liền với bất hạnh của con người;

  1. Nêu sự khác nhau về biểu tượng hình ảnh con quạ trong quan niệm của người Việt Nam và quan niệm của người Trung Quốc ?

- Trong văn hoá Trung Hoa, con quạ là con chim của mặt trời, là hiện thân của mặt trời, đồng thời là biểu tượng của đức hiếu thảo, là một dấu hiệu thần kì để tái lập trật tự xã hội. Vì thế, ở cuối truyện, hình ảnh con quạ xuất hiện vút bay thẳng về phía chân trời xa gợi niềm tin của tác giả về sự thay đổi của cách mạng Trung Quốc. Trật tự xã hội đất nước Trung Quốc sẽ được lập lại thành một khối thống nhất.

BÀI VỀ NHÀ

- Ý nghĩa và mối quan hệ giữa tiêu đề và hình ảnh bánh bao tẩm máu người?

- Hình tượng nhân vật Hạ Du được thể hiện như thế nào trong truyện?

- Vòng hoa trên mộ Hạ Du nói lên điều gì?

- Những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện?

Trân trọng cảm ơn!

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Thông tin giáo án powerpoint:

  • Giáo án khi tải về là giáo án powerpoint có đầy đủ các bài trong chương trình
  • Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh

Phí giáo án:

  • 400k/cả năm

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: nhắn tin tới Zalo: 0386 168 725 để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay